Từ khoá : động lực
8 bài viết
Vấn đề động lực trong triết lý phát triển Hồ Chí Minh - tiếp cận từ góc nhìn biện chứng
Vấn đề động lực trong triết lý phát triển Hồ Chí Minh - tiếp cận từ góc nhìn biện chứng
Nhắc tới Hồ Chí Minh, ai cũng nghĩ ngay tới danh hiệu kép rất quen thuộc, đã được thế giới thừa nhận và tôn vinh - vừa là anh hùng giải phóng dân tộc vừa là danh nhân văn hóa kiệt xuất. Bên cạnh đó, từ góc độ triết học, Hồ Chí Minh còn là một nhà biện chứng duy vật sắc sảo, luôn có sự thống nhất cao độ giữa lý luận và thực hành, giữa vai trò một nhà tư tưởng và một người lãnh đạo. Người luôn nhìn nhận, đánh giá sự vật, hiện tượng trong trạng thái động, trong mối quan hệ tác động qua lại và sự tác động ấy còn dẫn tới sự thẩm thấu vào nhau, nằm trong nhau, chuyển hóa lẫn nhau tới mức khó có thể phân biệt rạch ròi giữa các sự vật, hiện tượng. Tư duy biện chứng này được thể hiện rõ nét khi Hồ Chí Minh đề cập tới vấn đề động lực trong triết lý phát triển đất nước, thể hiện qua bốn nội dung cơ bản.
Công tác tư tưởng với nhiệm vụ khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc
Công tác tư tưởng với nhiệm vụ khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc
Mùa Xuân năm 2021, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII lần đầu tiên xác định mục tiêu khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc (1). Theo đó, khát vọng như là một yếu tố tiềm tàng, cần khai phá và gia tăng sức mạnh, làm cho nó trở thành nguồn lực và động lực to lớn thúc đẩy đất nước vượt qua mọi khó khăn, thử thách, đi đến mục tiêu cuối cùng. Để khơi dậy khát vọng lớn lao đó, công tác tư tưởng đóng vai trò quyết định trong việc xác lập nội dung, trang bị nhận thức, củng cố niềm tin và cổ vũ hành động cách mạng của toàn dân tộc trong suốt quá trình hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng.
Cuốn sách của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là chỉ dẫn và động lực quan trọng đối với báo chí trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực hiện nay
Cuốn sách của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là chỉ dẫn và động lực quan trọng đối với báo chí trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực hiện nay
Trong cuốn sách “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh”, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đưa ra nhiều nhận định, định hướng, chỉ đạo quý báu đối với báo chí trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Đây là những chỉ đạo có tính hệ thống, xuyên suốt trong các bài phát biểu, bài báo từ năm 1986 đến năm 2022. Trên cơ sở phân tích các định hướng, chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư trong cuốn sách, bài viết đề xuất một số khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của báo chí trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tại nước ta trong bối cảnh hiện nay.
Đại đoàn kết toàn dân tộc - Cội nguồn sức mạnh, động lực chủ yếu của cách mạng Việt Nam
Đại đoàn kết toàn dân tộc - Cội nguồn sức mạnh, động lực chủ yếu của cách mạng Việt Nam
Tư tưởng đoàn kết, đại đoàn kết toàn dân tộc giữ vị trí đặc biệt quan trọng, nhất quán và xuyên suốt trong đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước Việt Nam. Trải qua các thời kỳ cách mạng, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc ngày càng được hoàn thiện, phát triển. Đảng luôn xác định, “đoàn kết” là giá trị cốt lõi, “đại đoàn kết toàn dân tộc” là đường lối chiến lược, là cội nguồn sức mạnh, động lực chủ yếu của cách mạng Việt Nam, có ý nghĩa quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
Phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa theo tinh thần Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng
Phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa theo tinh thần Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng
(LLCT&TT) Dân chủ là giá trị chính trị - xã hội mà nhân loại luôn hướng đến. Ở Việt Nam, dân chủ xã hội chủ nghĩa (XHCN) vừa là bản chất của chế độ ta, vừa là mục tiêu, vừa động lực của sự phát triển đất nước. Trải qua các thời kỳ phát triển, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn nhất quán quan điểm chiến lược này. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII có phát triển, bổ sung một số luận điểm mới trong phát huy dân chủ XHCN, trong đó đặc biệt nhấn mạnh vai trò chủ thể, vị trí trung tâm của nhân dân trong chiến lược phát triển đất nước.
Con người là mục tiêu và động lực trong đường lối phát triển kinh tế
Con người là mục tiêu và động lực trong đường lối phát triển kinh tế
Trong quan điểm lãnh đạo của mình, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn chú trọng vai trò của nhân tố con người trong sự phát triển kinh tế. Phát triển kinh tế là do con người và vì con người. Thực tế phát triển của Việt Nam thời gian vừa qua thể hiện rất rõ mối quan hệ đó. Phát huy nhân tố con người trong phát triển kinh tế, hay con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực trong phát triển kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là một trong những quan điểm cốt lõi, xuyên suốt trong đường lối lãnh đạo chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Xem nhiều
-
1
Đại hội Chi bộ khoa Tuyên truyền nhiệm kỳ 2025-2027
-
2
Quản lý thông tin về khoa học quân sự trên báo chí quân đội ở Việt Nam hiện nay - thực trạng và một số giải pháp tăng cường
-
3
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức sản xuất các chương trình thiện nguyện của kênh VTV1- Đài Truyền hình Việt Nam
-
4
Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về kinh tế của Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên hiện nay
-
5
Phát huy vai trò của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Tây Ninh trong tham gia xây dựng Đảng
-
6
Đẩy mạnh công tác phát triển đảng viên của Đảng bộ thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh trong tình hình mới
Liên kết
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Người làm báo
- Báo Nhân Dân
- Tạp chí Tư tưởng-Văn hoá
- Tạp chí Thông tin công tác Tư tưởng
- lý luận
- Tạp chí Kiểm tra
- Tạp chí Xây dựng Đảng
- Tạp chí Dân vận
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Khoa học Chính trị