THÔNG BÁO VỀ VIỆC XUẤT BẢN TẠP CHÍ CHUYÊN ĐỀ NĂM 2024
Năm 2024, Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông duy trì xuất bản 02 kỳ Chuyên đề MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ VÀ TRUYỀN THÔNG TRONG THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU VÀ ĐÀO TẠO .
Đây là những sản phẩm phục vụ nhu cầu công bố các bài báo khoa học thuộc lĩnh vực lý luận chính trị, báo chí, truyền thông và một số ngành KHXH&NV của học viên cao học, NCS, các nhà nghiên cứu trong và ngoài Học viện Báo chí và Tuyên truyền theo phương thức tác giả ký hợp đồng thỏa thuận với Tòa soạn về đóng góp kinh phí thẩm định, biên tập, xuất bản.
- Thời hạn gửi bài cho Tạp chí Chuyên đề kỳ I/2024, hết ngày 20/3/2024;
- Thời hạn gửi bài cho Tạp chí Chuyên đề kỳ II/2024, hết ngày 10/8/2024.
Kết thúc thẩm định, ký hợp đồng, đóng phí xuất bản sau thời hạn gửi bài cho mỗi kỳ xuất bản là 1 tuần.
Bài gửi cho Tạp chí Chuyên đề qua địa chỉ email: llcttt1994@gmail.com theo các quy định sau:
A. YÊU CẦU CHUNG ĐỐI VỚI BÀI BÁO
1. Tiêu đề
Viết ở giữa trên trang đầu của bài báo, không gạch chân, nghiêng tựa đề, dưới tựa đề là tên tác giả và nơi làm việc của tác giả. Không viết tắt, không dài quá 20 từ, cần từ khóa quan trọng liên quan tới các cơ sở dữ liệu trong bài viết.
2. Tên tác giả
3. Đơn vị công tác
4. Tóm tắt: Nêu tóm tắt nêu nội dung chủ yếu của bài báo
5. Từ khóa: Từ 2- 5 từ khóa về chủ đề chính, dễ tìm kiếm
6. Nội dung: Gồm có tóm tắt vấn đề nghiên cứu, nội dung và thực trạng vấn đề nghiên cứu, giải pháp vấn đề nghiên cứu.
7. Trích dẫn tài liệu và tài liệu tham khảo.
B. YÊU CẦU VỀ THỂ THỨC BÀI BÁO
1. Chữ, phông chữ, dung lượng bài viết, trích dẫn, tài liệu tham khảo
- Bài được đánh máy vi tính, phông chữ Times New Roman, cỡ chữ 14, gửi qua thư điện tử.
- Bài viết của học viên cao học không quá 3.000 từ; của NCS không quá 4.000 từ.
- Tóm tắt khoảng 200 từ, chọn 2-3 từ khóa để sau tóm tắt.
- Tên người, tên địa phương, thuật ngữ tiếng nước ngoài sử dụng trong bài để nguyên văn, trừ trường hợp đã được Việt hóa (như Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan,…).
- Các trích dẫn nguyên văn để trong ngoặc kép “” và theo thứ tự tăng dần (1), (2), (3)... (không đánh số thứ tự theo từng trang). Nguồn tài liệu trích dẫn để cuối bài và được trình bày như sau:
Với sách: số thứ tự, tác giả, năm xuất bản, tên sách (in nghiêng), nhà xuất bản, nơi xuất bản, số trang dẫn. VD: (1) Trần Đình Hượu (2007), Các bài giảng về tư tưởng phương Đông, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội, tr.208; (2) Huỳnh Văn Tòng (2016), Báo chí Việt Nam từ khởi thủy đến 1945, Nxb. Tổng hợp, tp HCM. tr. 96.
Với bài trong sách, báo, tạp chí: số thứ tự, tác giả, năm xuất bản, tên bài báo (trong ngoặc kép), tên sách, báo, tạp chí (in nghiêng), nhà Nxb (hoặc số báo/tạp chí), trang. VD: (1) Lưu Văn An (2011) “Vai trò của truyền thông đại chúng trong đời sống chính trị các nước phương Tây”, Lý luận chính trị và Truyền thông – Những điểm nhìn từ thực tiễn đào tạo, Nxb. Chính trị - Hành chính, tr.112-125; (2) Tạ Ngọc Tấn (2020), “Mấy vấn đề về nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa”, Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông, số 1, tr.17-23.
Đối với văn bản hành chính: ghi đủ các thông tin gồm tên cơ quan ban hành, năm ban hành, tên văn bản (in nghiêng), nơi ban hành. Ví dụ: Ban Bí thư (2020), Thông báo số 173-TB/TW thông báo kết luận của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 11-CT/TW của Bộ Chính trị khóa VIII về việc mua và đọc báo, tạp chí của Đảng, Hà Nội.
Đối với tài liệu công bố trên Intrernet: ghi đủ các thông tin gồm tên tác giả, năm công bố, tên văn bản (in nghiêng), đường link, ngày truy cập. Ví dụ: Nguyễn An Ninh (2019), Thực hiện nội dung sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân trong Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, http://www.tapchicongsan. org.vn/web/guest/nghien-cu/-/2018/496728/thuc-hien-noi-dung-su-menh-lich-su-cua-giai-cap-cong-nhan-trong-cach-mang-cong-nghiep-lan-thu-tu.aspx, truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2020.
2. Bài viết phải được kiểm tra qua phần mềm chống sao chép, trùng lặp đảm bảo dưới 30% trước khi gửi cho Tòa soạn.
Tác giả chịu trách nhiệm về tính xác thực, độ tin cậy của nội dung thông tin cũng như về vấn đề bản quyền của bài viết.
3. Cuối bài viết ghi rõ họ tên, cơ quan, địa chỉ, email, số điện thoại để liên hệ.
C. ĐÓNG KINH PHÍ VÀ LIÊN HỆ TÒA SOẠN
1. Đóng kinh phí (Mức phí quy định chung và được báo cáo theo từng năm). Theo hình thức chuyển khoản. Số tài khoản: 0491000102732; Tên tài khoản: Học viện Báo chí và Tuyên truyền; Ngân hàng Vietcombank, chi nhánh Thăng Long. Nội dung chuyển khoản: Họ tên tác giả, đóng kinh phí Tạp chí chuyên đề (số I hoặc số II ) năm 2024.
2. Liên hệ tòa soạn
Trụ sở Tòa soạn: Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, phòng 405, nhà hành chính A1, số 36, đường Xuân Thủy, phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội; Điện thoại: 024.38348033 (trong giờ hành chính).
Nguồn: Tạp chí Lý luận chính trị và truyền thông
Bài liên quan
- VỀ VIỆC GỬI VÀ ĐĂNG BÀI TRÊN TẠP CHÍ LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ VÀ TRUYỀN THÔNG ĐIỆN TỬ
- Mã số chuẩn Quốc tế các sản phẩm Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông và khung điểm năm 2024
- Quy định về cấu trúc, thể thức bài gửi đăng Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông
- Thành tích đạt được của Tạp chí LLCT&TT
- Ban biên tập Tạp chí LLCT&TT
Xem nhiều
- 1 Mạch Nguồn số 55: Lửa
- 2 Nhà báo Nguyễn Phú Trọng
- 3 Mạch Nguồn số 54: Thắp lửa trị ân
- 4 Lễ tốt nghiệp Chương trình Cử nhân quốc tế Quảng cáo, Quan hệ công chúng và Thương hiệu Khóa V
- 5 Khảo sát sơ bộ đánh giá chất lượng chương trình đào đạo chính quy trình độ đại học tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- 6 Họp Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức kỷ niệm 75 năm truyền thống Học viện (1949-2024)
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Cảnh giác trước luận điệu xuyên tạc hình ảnh, uy tín của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Bôi nhọ hình ảnh, uy tín của Chủ tịch Hồ Chí Minh là chiêu bài thâm hiểm của các thế lực thù địch, phần tử phản động, cơ hội chính trị nhằm phá hủy tận gốc nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam. Họ trắng trợn xuyên tạc Đảng Cộng sản Việt Nam “thần thánh hóa” Chủ tịch Hồ Chí Minh. Vì vậy, nhận diện, đấu tranh phản bác luận điệu này là yêu cầu cần thiết trong bối cảnh hiện nay.
VỀ VIỆC GỬI VÀ ĐĂNG BÀI TRÊN TẠP CHÍ LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ VÀ TRUYỀN THÔNG ĐIỆN TỬ
VỀ VIỆC GỬI VÀ ĐĂNG BÀI TRÊN TẠP CHÍ LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ VÀ TRUYỀN THÔNG ĐIỆN TỬ
Ban Biên tập (BBT) Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông xin gửi lời chào trân trọng và lời cảm ơn chân thành đến các chuyên gia, nhà khoa học, CTV đã nhiệt tình đóng góp về nhiều phương diện để Tạp chí không ngừng phát triển. Hiện nay, Tạp chí xuất bản 05 sản phầm: Tạp chí in tiếng Việt thường kỳ (12 số/năm), Tạp chí in tiếng Việt – Chuyên đề (2 kỳ/năm), Tạp chí in tiếng Anh (2 kỳ/năm), Tạp chí điện tử tiếng Việt, Tạp chí điện tử tiếng Anh. Tất cả các sản phẩm đều đã được Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia cấp mã số chuẩn quốc tế ISSN và được Hội đồng GSNN đưa vào danh mục tạp chí khoa học được tính điểm cho công trình, bài báo đăng trên tạp chí thuộc chuyên ngành Báo chí - Truyền thông, ngành Ngôn ngữ và Liên ngành Triết học – Xã hội học – Chính trị học. Do nhu cầu công bố bài báo nghiên cứu của các chuyên gia, nhà khoa học, học viên Cao học, NCS hiện nay là rất lớn nên ngoài các nhiệm vụ chính trị của Tạp chí được Ban Giám đốc (BGĐ) giao hàng năm, Thường trực Ban Biên tập đã báo cáo BGĐ Học viện cho phép áp dụng thực hiện cơ chế tác giả ký hợp đồng tự nguyện đóng góp kinh phí thẩm định, biên tập, xuất bản bài báo trên Tạp chí điện tử như đối với Tạp chí in số Chuyên đề. (Xin liên hệ trực tiếp đến bộ phận Tạp chí điện tử của Tòa soạn để biết thêm chi tiết).
Mã số chuẩn Quốc tế các sản phẩm Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông và khung điểm năm 2024
Mã số chuẩn Quốc tế các sản phẩm Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông và khung điểm năm 2024
Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông, Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay cơ bản đã đáp ứng được các yêu cầu về quy trình xuất bản đối với một tạp chí khoa học chuyên ngành, trong đó bao gồm: Xuất bản đều kỳ, đúng kỳ hạn (tạp chí in) và cập nhật thường xuyên, ổn định (tạp chí điện tử); công tác thẩm định, phản biện được thực hiện bởi các chuyên gia khoa học có uy tín; chất lượng nội dung được đảm bảo, thường xuyên có tên trong danh mục các tạp chí khoa học được tính điểm và được Hội đồng Giáo sư Nhà nước phê duyệt và tính khung điểm cao cho một số ngành, chuyên ngành. Tạp chí cũng đã được Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia cấp mã số chuẩn quốc tế ISSN (International Standard Serial Number), theo Văn bản số 22/TTKHCN-ISSN, V/v cấp Mã số chuẩn quốc tế cho xuất bản phẩm nhiều kỳ.
THÔNG BÁO VỀ VIỆC XUẤT BẢN TẠP CHÍ CHUYÊN ĐỀ NĂM 2024
THÔNG BÁO VỀ VIỆC XUẤT BẢN TẠP CHÍ CHUYÊN ĐỀ NĂM 2024
Ban Biên tập Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông kính gửi các nhà nghiên cứu, CTV trong và ngoài Học viện Thông báo về việc gửi bài tham gia Tạp chí Chuyên đề kỳ I và II năm 2024.
Quy định về cấu trúc, thể thức bài gửi đăng Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông
Quy định về cấu trúc, thể thức bài gửi đăng Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông
Ban Biên tập Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông Thông báo tới quý độc giả về yêu cầu Quy định về cấu trúc, thể thức bài gửi đăng Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông. Theo đó, các bài viết gửi về Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông, Chúng tôi đề nghị tác giả gửi bài viết cần theo đúng Quy định về cấu trúc, thể thức dưới đây.
Bình luận