Bài 4: Nhân văn - nguồn sáng làm nên tầm vóc tư tưởng Hồ Chí Minh
Bài 1: Mệnh lệnh từ cuộc sống, sự thôi thúc từ trái tim
Bài 2: Tính khoa học là đặc tính cơ bản, cốt yếu của tư tưởng Hồ Chí Minh
Bài 3: Tính cách mạng trong tư tưởng Hồ Chí Minh - tầm nhìn, bản lĩnh và hành động
Bài 4: Nhân văn - nguồn sáng làm nên tầm vóc tư tưởng Hồ Chí Minh
Chất nhân văn Hồ Chí Minh xuất phát từ lòng nhân ái, đức khoan dung
Nhân văn tức là văn hóa, là hệ giá trị chân-thiện-mỹ, mà con người là giá trị cao nhất. Chất nhân văn trong tư tưởng Hồ Chí Minh kết tinh trí tuệ, tình cảm, đạo đức, lối sống của Người, từ nhận thức đến hành động, toát lên từ con người, cuộc đời, sự nghiệp của Người, thể hiện trong việc làm và ứng xử của Người qua các mối quan hệ, ở mọi nơi, mọi lúc, giữa mọi người, vô cùng phong phú, đa dạng, biểu cảm.
Người là hiện thân sinh động của chủ nghĩa nhân đạo, chủ nghĩa nhân văn truyền thống Việt Nam mà giá trị cốt lõi là lòng yêu nước, thương người, là đạo lý - tình thương và lẽ phải, là vị tha, nhân ái, khoan dung. Người là nhà nhân văn chủ nghĩa trên lập trường cộng sản. Chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc chân chính hòa quyện làm một với chủ nghĩa nhân đạo, nhân văn cộng sản mang tầm tư tưởng Hồ Chí Minh, vươn tới tầm thời đại và được soi sáng bởi tư tưởng thời đại, phấn đấu, hy sinh trọn đời cho sự nghiệp giải phóng giai cấp (giai cấp công nhân), giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội để giải phóng con người.
Tư tưởng Hồ Chí Minh là sự thăng hoa những tinh hoa tư tưởng Việt Nam trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Đó là tầm vóc vĩ đại, tạo nên sức thuyết phục, sự hấp dẫn lớn lao của Hồ Chí Minh- “nhà yêu nước trăm phần trăm và người cộng sản trăm phần trăm”(1).
Vậy tính nhân văn, chất nhân văn trong tư tưởng Hồ Chí Minh, ở con người và cuộc sống của Hồ Chí Minh được biểu hiện như thế nào, trong sự gắn liền giữa tư tưởng với đạo đức - phong cách (bao hàm cả phương pháp) của Người. Đó là văn hóa Hồ Chí Minh, chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh, ở đó, nguồn sáng rực rỡ có sức lan tỏa rộng rãi và hiệu ứng sâu xa là lòng nhân ái và đức khoan dung.
Hãy bắt đầu từ quan niệm của Hồ Chí Minh về con người. Bác Hồ nói: “Chữ người” có nhiều nghĩa, nghĩa hẹp và trực tiếp nhất là những người ruột thịt, cùng máu mủ trong gia đình, họ hàng, dòng tộc thân thích. Nghĩa rộng hơn là đồng bào trong một nước, rộng nhất là nhân loại, là loài người trên quả đất”. Trên lập trường giai cấp công nhân và chủ nghĩa cộng sản, Người quan niệm “Quan sơn muôn dặm một nhà/ Bốn phương vô sản đều là anh em”. Tình hữu ái giai cấp và tình đoàn kết chiến đấu vì lý tưởng, mục tiêu cộng sản chủ nghĩa đã đưa tới bước chuyển của Nguyễn Ái Quốc từ tinh thần yêu nước, dân tộc tới CNXH, chủ nghĩa quốc tế vô sản của người cộng sản trẻ tuổi Nguyễn Ái Quốc.
Một nét đặc sắc của tính nhân văn trong tư tưởng Hồ Chí Minh là hết lòng nâng niu giá trị con người, tự do và nhân phẩm con người, tin cậy vào những gì tốt đẹp của con người sẽ nảy nở và hoàn thiện thông qua giáo dục và tự giáo dục. Ở đời, con người là con người đời thường, không có ai là thần thánh cả. “Nhân vô thập toàn”, ai cũng có cái hay và cái dở, cái tốt và cái xấu. Phải làm sao cho cái hay, cái tốt nảy nở như hoa mùa xuân, cái xấu, cái dở sẽ mất dần đi. Phải thức tỉnh con người, có khát vọng sống, vươn tới cái tốt đẹp. Phải có sự cảm thông, chia sẻ, động viên, giúp đỡ, có lòng bao dung, độ lượng vĩ đại. Nghiêm với mình, rộng lòng khoan thứ với người, đó là thái độ nhân văn cao quý của Hồ Chí Minh.
Đặc biệt, trong nhân sinh quan Hồ Chí Minh, Người phân biệt rạch ròi kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân với cá nhân-mỗi người là một cá nhân có lợi ích, sở trường, cá tính khác nhau. Chống chủ nghĩa cá nhân đến cùng vì nó là kẻ thù độc ác, nguy hiểm, vô hình, ẩn nấp trong lòng người, nó phá từ trong phá ra, làm hỏng nhân cách cán bộ, làm tiêu ma sự nghiệp cách mạng nhưng không bao giờ phủ nhận cá nhân, xem nhẹ cá nhân, không vùi dập cá nhân khi chống chủ nghĩa cá nhân như những người mang bệnh giáo điều thường mắc phải. Đây là chỗ sâu sắc, tỉnh táo, mẫn tiệp trong tư duy và hành động nhất quán của Hồ Chí Minh.
Quan tâm, yêu thương mọi giai cấp, tầng lớp trong xã hội
Tính nhân văn là cơ sở trong hoạch định kế hoạch giáo dục - đào tạo cán bộ, trong chính sách cán bộ, trong phép dùng người của Hồ Chí Minh. Suốt đời Người nêu cao và gương mẫu thực hành đạo đức cách mạng cần kiệm liêm chính, chí công vô tư để làm tròn bổn phận phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Người nói, công tác cán bộ là công việc gốc của Đảng. Phải giáo dục, đào tạo lớp cán bộ cách mạng công phu, tỉ mỉ như người làm vườn. Thương yêu cán bộ đi liền với uốn nắn, phê bình, kiểm soát và bảo vệ cán bộ. Đức là gốc, tài là quan trọng. Phải đủ cả 4 đức (cần, kiệm, liêm, chính) mới là người hoàn toàn, thiếu một đức thì không thành người. Do đó phải suốt đời nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân(2). Phải chú trọng đào tạo cán bộ, các thế hệ kế tiếp nhau. Dùng cán bộ không đúng tài năng của họ cũng là một cái cớ thất bại(3). Phải huấn luyện cán bộ trong nhà trường, trong cuộc sống thực tiễn, thử thách họ, nâng đỡ họ, tin cậy họ để có đội ngũ cán bộ tốt và giỏi, tận tụy và trách nhiệm, có năng lực sáng tạo và có bản lĩnh dám chịu trách nhiệm. Đó là nhân tố quyết định thắng lợi của cách mạng.
Chất nhân văn Hồ Chí Minh còn biểu hiện đặc biệt cảm động trong tình thương yêu, chăm sóc của Người đối với sự trưởng thành của phụ nữ, đấu tranh bảo vệ nhân phẩm phụ nữ, quan tâm rất mực tới giải phóng phụ nữ, thực hiện bình đẳng nam nữ và trọng dụng, cất nhắc cán bộ nữ.
Quy tụ những phẩm chất cao quý đó của tính nhân văn trong tư tưởng Hồ Chí Minh là thái độ đối với nhân dân, là quan điểm quần chúng, suốt đời gần dân, học dân, hỏi dân, hiểu dân để tận tụy phục vụ nhân dân. Hồ Chí Minh là lãnh tụ của Đảng, đồng thời là lãnh tụ của dân tộc, của nhân dân. Người dạy cán bộ, chiến sĩ quân đội “Trung với Đảng, hiếu với dân”, “Trung với nước, hiếu với dân”, “từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu”, từ tướng lĩnh tới binh sĩ phải hiểu nhân dân là nền tảng của quân đội, nhân dân là cha mẹ của bộ đội, quân và dân như cá với nước(4)... Với công an nhân dân, Người dạy “phải kính trọng lễ phép với nhân dân”, “Công an là bạn của dân, phục vụ và bảo vệ dân”(5).
Tôn trọng và tin cậy nhân dân bởi Người thấu hiểu vai trò quan trọng, quyết định của dân trong sự nghiệp cách mạng, lại thấu cảm đời sống vất vả, thiếu thốn, đức hy sinh cao cả của dân, tâm trạng, nguyện vọng của dân. Hiếm có lãnh tụ nào đến với dân, hòa mình trong dân, thương mến nhân dân rất mực chân thành, tận tâm tận lực phục vụ nhân dân như Hồ Chí Minh. Cho đến phút chót của cuộc đời vẫn canh cánh bên lòng “không thể bỏ dân mà đi được”. Trong “Di chúc”, lời cuối cùng vẫn chỉ tiếc rằng “không được phục vụ lâu hơn nữa, nhiều hơn nữa”(6). Đó là một nhân cách cao thượng.
Dâng hiến, hy sinh - giá trị nổi bật làm nên vẻ đẹp nhân văn Hồ Chí Minh
Chất nhân văn trong tư tưởng Hồ Chí Minh thấm sâu trong cuộc đời, lối sống, nhân cách của Người, nổi bật là sự giản dị, đức hy sinh, hy sinh cả cuộc sống riêng tư để lo cho hạnh phúc của toàn dân tộc, của nhân dân. Trả lời nhà báo Cuba là nữ đồng chí Mácta Rôhát, vào lúc cuối đời, Người nói “Tôi hiến đời tôi cho dân tộc tôi”(7). Người đã thực hiện điều cao cả, thiêng liêng ấy trong suốt cuộc đời. “Miền Nam luôn luôn ở trong trái tim tôi”, vì miền Nam chưa được giải phóng mà Người không một bữa ăn ngon, không một giấc ngủ yên. Mỗi chiến sĩ hy sinh, mỗi người phải đổ máu là Người như đứt từng khúc ruột. Người không có gia đình riêng, không có vợ con, không có tài sản riêng, một đời tiết kiệm đến mức khắc khổ để nêu gương và để lo cho dân. Nam nữ thanh niên nước ta là con cháu của Người. Các bậc phụ lão là bạn bè thân thiết của Người. Phụ nữ nước ta là chị em của Người. Đó là lời nói chân thật tự trái tim Người. Chất nhân văn từ tư tưởng đến hành động của Hồ Chí Minh là một mẫu mực của văn hóa làm người và ở đời, một hình mẫu toàn vẹn, trọn vẹn của sự dấn thân, hy sinh, hóa thân vào dân vào nước.
Qua cuộc đời Hồ Chí Minh, một CON NGƯỜI viết hoa (như lời đại văn hào Nga M.Gorky) chân - thiện - mỹ đã hiện ra, bằng xương bằng thịt, giản dị mà vĩ đại, là sự sống, niềm tin, là tình yêu và hy vọng, là khát vọng mà cũng là hiện thực của con người trong cuộc đời này. Đó là một đời dấn thân tranh đấu và dâng hiến cho dân, vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân.
Nhân văn Hồ Chí Minh biểu hiện ra vô cùng xúc động, có sức lay động tâm can muôn triệu người, có sức tỏa sáng muôn triệu tâm hồn người, khi ta nhắc lại những lời Người nói tự trái tim với đồng bào, đồng chí, bạn bè xung quanh Người.
Ấy là lời cảm tạ đồng bào chúc thọ Người dịp sinh nhật. Người nói “Từ trước đến giờ tôi đã là người của đồng bào thì từ giờ về sau và mãi mãi tôi vẫn thuộc về đồng bào”.
Ấy là tâm sự từ nỗi lòng Người với đồng bào cả nước, với miền Nam đi trước về sau: “Mỗi người, mỗi gia đình có một nỗi đau khổ riêng. Gộp tất cả nỗi khổ đau đó lại là nỗi khổ đau của bản thân tôi”.
Ấy là Người trả lời nhà báo nước ngoài về mối liên hệ giữa Người với nhân dân: “Hồ Chí Minh là một phần không tách rời của nhân dân ông. Ông suy nghĩ những gì mà nhân dân ông nghĩ. Ông hành động những gì mà nhân dân của ông hành động”.
Như vậy, lịch sử là sự thật và sự thật là lịch sử. Đảng Cộng sản Việt Nam, dân tộc và nhân dân Việt Nam mãi mãi tự hào và biết ơn Hồ Chí Minh. Tư tưởng và di sản Hồ Chí Minh kết tinh trong các bảo vật quốc gia - 5 tác phẩm để đời của Người là hành trang của chúng ta trong sự nghiệp đổi mới, hội nhập quốc tế, vững bước trên con đường lớn của lịch sử đi tới tương lai tươi sáng - đường Hồ Chí Minh. Đó không chỉ là quốc bảo mà còn là pháp bảo của chúng ta.
Đúng như nữ Giáo sư Sử học Mỹ, bà Josephine Stenson đã nói: “Hồ Chí Minh một nhân cách lớn của thời đại”(8). Sự thật ấy trở thành giá trị thiêng liêng, là động lực mãnh liệt để chúng ta tin tưởng và hành động cho xứng đáng với Hồ Chí Minh, với dân tộc và nhân loại.
Những giá trị khoa học, cách mạng, nhân văn trong tư tưởng Hồ Chí Minh đã được kiểm chứng, kiểm nghiệm qua thời gian như ngọc càng mài càng sáng.
Thế nên, những kẻ xuyên tạc hòng làm lu mờ ánh sáng, nguồn sáng Hồ Chí Minh chỉ càng lộ nguyên hình tâm địa đen tối, mờ ám trước ánh sáng của sự thật, chân lý và đạo lý mà Hồ Chí Minh luôn luôn là biểu tượng rực rỡ. Những sự xuyên tạc thâm độc và bỉ ổi mà các thế lực phản động, chống đối Việt Nam nhằm vào Hồ Chí Minh không bao giờ có thể lung lạc được niềm tin và tình yêu sâu sắc của một trăm triệu trái tim Việt đối với Hồ Chí Minh - hình ảnh, tinh hoa và khí phách của dân tộc Việt Nam./.
_______________________
(1) Phạm Văn Đồng (2012), Hồ Chí Minh - Tinh hoa và khí phách của dân tộc, Nxb. CTQG, Hà Nội tr.375.
(2), (3) Hồ Chí Minh, tập 5 “Sửa đổi lối làm việc”, tập 15 “Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân” và “Di chúc”.
(4) Hồ Chí Minh toàn tập, Sđd, T.14, tr.435; T.6, tr.264; T.5, tr.485, 406.
(5) Hồ Chí Minh, Sđd, T.5, tr.498-499; tập 6, tr.387.
(6), (7) Hồ Chí Minh, Sđd, tập 15, tr.623, tr.674.
(8) Josephine Stenson, Phát biểu tại Hội thảo khoa học quốc tế tổ chức tại Hà Nội, 5.1990, Kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (Tạp chí Hồn Việt, số 156, 3.2021, tr.4-7).
Nguồn: Bài đăng trên Báo Quân đội nhân dân điện tử ngày 22.5.2022
Bài liên quan
- Công tác dân tộc qua những bài học cụ thể của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ ngày đầu thành lập nước
- Từ tư tưởng của Hồ Chí Minh "Học không bao giờ cùng..." đến nhiệm vụ nghiên cứu, học tập của giảng viên giảng dạy lý luận chính trị hiện nay
- Thực hành dân chủ và nguyên tắc tập trung dân chủ trong Đảng theo Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Bước phát triển về chuẩn mực “Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”
- Tác phẩm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp cận từ góc độ học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
Xem nhiều
- 1 Video Tư liệu: Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông 30 năm xây dựng và phát triển
- 2 Sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo trong sản xuất chương trình truyền hình
- 3 Giữ gìn và bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc ít người, góp phần củng cố, phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc
- 4 Phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Bến Tre: Thực trạng và giải pháp
- 5 Sử dụng ChatGPT trong việc cải thiện kỹ năng viết cho sinh viên học tiếng Anh
- 6 Lễ kỷ niệm và Hội thảo khoa học “30 năm - Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông”
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Uy tín giả - tác hại thật - Bài 2: Nhận diện uy tín giả
Uy tín giả nảy sinh, xâm nhập, lây lan trong đời sống chính trị, xã hội do nhiều nguyên nhân, trong đó, yếu tố chủ quan của tổ chức và cá nhân cán bộ, đảng viên là nguyên nhân trực tiếp, phổ biến.
Công tác dân tộc qua những bài học cụ thể của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ ngày đầu thành lập nước
Công tác dân tộc qua những bài học cụ thể của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ ngày đầu thành lập nước
Ngay sau khi nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời vào ngày 2/9/1945, chính quyền cách mạng non trẻ của chúng ta đã phải đương đầu với nạn “thù trong, giặc ngoài”, ở cả 2 miền Nam, Bắc vấn đề về xung đột dân tộc trở thành tâm điểm có nguy cơ gây ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn vong của nhà nước cách mạng non trẻ. Với trí tuệ uyên bác, sự lãnh đạo thiên tài của Chủ tịch Hồ Chí Minh, các vấn đề tưởng chừng hết sức phức tạp ấy lại được Người khéo léo giải quyết thành công, đem lại bài học có giá trị cách mạng sâu sắc về công tác dân tộc cả trong quá khứ, hiện tại và tương lai.
Từ tư tưởng của Hồ Chí Minh "Học không bao giờ cùng..." đến nhiệm vụ nghiên cứu, học tập của giảng viên giảng dạy lý luận chính trị hiện nay
Từ tư tưởng của Hồ Chí Minh "Học không bao giờ cùng..." đến nhiệm vụ nghiên cứu, học tập của giảng viên giảng dạy lý luận chính trị hiện nay
Chủ tịch Hồ Chí Minh - lãnh tụ vĩ đại của Đảng và dân tộc Việt Nam, là anh hùng giải phóng dân tộc và nhà văn hóa kiệt xuất, Người đã để lại di sản quý báu về tư tưởng, đạo đức, phong cách cho Đảng và Nhân dân ta. Di sản Hồ Chí Minh bao quát rộng lớn các vấn đề của cách mạng Việt Nam, trong đó có tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục - đào tạo. Trong giới hạn của bài viết này, chúng tôi chỉ đề cập đến lời dạy của Người trong Thư gửi “Quân nhân học báo” tháng 4/1949: “Học không bao giờ cùng. Học mãi để tiến bộ mãi. Càng tiến bộ, càng thấy càng phải học thêm”(1) là vấn đề có ý nghĩa thời sự đối với việc nghiên cứu, học tập của cán bộ, đảng viên nói chung, giảng viên làm công tác giảng dạy lý luận chính trị nói riêng hiện nay.
Thực hành dân chủ và nguyên tắc tập trung dân chủ trong Đảng theo Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Thực hành dân chủ và nguyên tắc tập trung dân chủ trong Đảng theo Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một văn kiện lịch sử đặc biệt, có giá trị to lớn cả về lý luận và thực tiễn, hàm chứa nhiều nội dung sâu sắc về xây dựng Đảng cầm quyền, đặc biệt là vấn đề thực hành dân chủ và nguyên tắc tập trung dân chủ trong Đảng. Trải qua 55 năm, di huấn của Người về vấn đề này vẫn còn nguyên giá trị lịch sử và thời đại.
Bước phát triển về chuẩn mực “Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”
Bước phát triển về chuẩn mực “Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”
Suy ngẫm tư tưởng Hồ Chí Minh về “Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư” và nghiên cứu Điều 3 Quy định số 144 để thấy được bước phát triển của Đảng về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới.
Bình luận