Từ khoá : cách mạng công nghiệp

5 bài viết

Tác động của trí tuệ nhân tạo đối với ngành xuất bản trong ứng dụng làm sách và hoạt động quản lý

Tác động của trí tuệ nhân tạo đối với ngành xuất bản trong ứng dụng làm sách và hoạt động quản lý

(LLCT&TTĐT) Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã và đang đưa đến những thay đổi nhanh chóng trong lĩnh vực công nghệ truyền thông trong đó có hoạt động xuất bản, từ mô hình xuất bản, quá trình xuất bản, cách thức thực hiện sáng tạo nội dung, đến thói quen đọc của độc giả. Sự xuất hiện của Trí tuệ nhân tạo (AI) và việc ứng dụng nó trong hoạt động xuất bản tiên tiến trên thế giới là một gợi ý rất quan trọng để chúng ta có thể hình dung về một ngành xuất bản trong tương lai đồng thời cho thấy ảnh hưởng của AI đối với hoạt động xuất bản là toàn diện và tất yếu. Trên cơ sở tham khảo các công trình nghiên cứu quốc tế về tác động của AI đối với ngành xuất bản, bài này cung cấp những thông tin cơ bản về việc triển khai ứng dụng AI trong các nhà xuất bản và doanh nghiệp sách; đồng thời nêu lên một số giải pháp trong công tác quản lý nhà nước về xuất bản.

Ngành marketing dưới tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

Ngành marketing dưới tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

(LLCT&TT) Sự phát triển của xã hội và của công nghệ thông tin, truyền thông trong những thập kỷ qua đã tạo ra những tác động nhất định tới cách mà ngành marketing tiếp cận và mang lại giá trị cho khách hàng. Từ Cách mạng công nghiệp 1.0 đến Cách mạng công nghiệp 4.0, các quan điểm quản trị marketing đã dần thay đổi, phản ánh vào sự phát triển của các khái niệm marketing và định hướng lại mục tiêu cho các chiến lược lâu dài. Việc nghiên cứu sâu hơn về những khía cạnh này sẽ giúp doanh nghiệp, tổ chức bắt kịp với thời đại và chuẩn bị trước cho tương lai đầy thách thức.

Bảo vệ an ninh quốc gia trên không gian mạng trong bối cảnh Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư theo định hướng Đại hội XIII của Đảng

Bảo vệ an ninh quốc gia trên không gian mạng trong bối cảnh Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư theo định hướng Đại hội XIII của Đảng

Bảo vệ an ninh quốc gia trên không gian mạng được xác định là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, các cấp, các ngành. Trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, cần phải tăng cường hơn nữa bảo vệ an toàn, an ninh mạng các hệ thống thông tin quan trọng quốc gia; phòng ngừa, phát hiện và đấu tranh ngăn chặn các hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia trên không gian mạng.

Hội thảo khoa học “Đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo ở Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư - Thực trạng và triển vọng”

Hội thảo khoa học “Đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo ở Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư - Thực trạng và triển vọng”

Ngày 7.12.2021, Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức Hội thảo khoa học “Đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo ở Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư - Thực trạng và triển vọng”. Hội thảo là hoạt động nằm trong khuôn khổ đề tài khoa học cấp Bộ năm 2021 do PGS,TS Phạm Minh Sơn, Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền làm chủ nhiệm, thuộc nhóm đề tài góp phần triển khai 6 nhiệm vụ trọng tâm trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng.

Quản lý truyền thông trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0

Quản lý truyền thông trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0

Hiện nay, dưới tác động cuộc CMCN 4.0, công tác quản lý truyền thông ở nước ta đang gặp nhiều thách thức, phải đối mặt với các vấn đề quản lý thông tin trên một không gian “mở” nhưng “ảo”, những vấn đề về an ninh truyền thông, hacker, tin tặc, các loại tội phạm thông tin đặc biệt nguy hiểm... Do vậy, công tác quản lý truyền thông của Việt Nam cần đổi mới quan điểm, tư duy và cách thức quản lý từ truyền thống sang hiện đại; cần học hỏi kinh nghiệm các nước về quản lý truyền thông; xác định rõ thực trạng phát triển truyền thông và quản lý truyền thông, từ đó đề ra giải pháp cấp bách và lâu dài nhằm phát triển ngành truyền thông và nâng cao hiệu quả quản lý truyền thông.