Công xã Paris - tấm gương cho phong trào công nhân thế giới
Công xã Paris (La Commune de Paris) là chính quyền vô sản đầu tiên được thiết lập nhằm quản lý xã hội Paris (nước Pháp) trong một thời gian hơn 70 ngày từ ngày 18.3 đến ngày 28.5.1871. Đây là một sự kiện chính trị đặc biệt quan trọng có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với phong trào công nhân thế giới vào những năm cuối thế kỷ XIX. Mặc dù cuối cùng phong trào bị thất bại, song tiếng vang của nó vô cùng to lớn. Nó là một tấm gương cho các phong trào cộng sản và công nhân quốc tế; là bài học kinh nghiệm vô cùng quan trọng cho thành lập chính quyền xô-viết ở nước Nga và các nước xã hội chủ nghĩa khác ở thế kỷ XX.
1. Sự hình thành Công xã Paris
Chính quyền Đế chế II đang thống trị ở nước Pháp lâm vào tình trạng khủng hoảng nặng nề vào cuối tháng 6 năm 1870. Tuy vậy, Pháp vẫn tham vọng giành địa vị bá chủ trong khu vực nên đã quyết định tham chiến với nước Phổ (nay là Đức). Do sai lầm trong đường lối chiến lược, cùng với trình độ chỉ huy yếu, binh lính huấn luyện kém, vũ khí đã lạc hậu... đã làm cho Pháp nhanh chóng bị Phổ đánh bại. Đến tháng 9 năm 1870, Hoàng đế Napoléon III thất bại ở chiến trường Xe-dang một cách thảm hại và buộc phải đầu hàng chính phủ nước Phổ, đứng đầu là Bix-mác.
Ngày 4 tháng 9 năm 1780 nhân dân Paris nhận được tin, họ vô cùng phẫn nộ và tự phát nổi dậy muốn lật đổ Đế chế II, thành lập chế độ Cộng hòa Pháp lần thứ ba. Nhân dân đã tràn vào Điện Bourbon với những khẩu hiệu đòi phế truất hoàng đế và đề cao nền cộng hòa. Ngay chiều hôm đó giai cấp tư sản Pháp đứng lên thành lập chính phủ lâm thời mang tên Chính phủ vệ quốc với người đứng đầu là thủ tướng Chi-e. Giai cấp công nhân và nhân dân hy vọng chính phủ mới này sẽ đảm đương được sứ mệnh bảo vệ nước Pháp trước sức ép của quân Phổ ở biên giới. Ngược lại, Chính phủ vệ quốc không có bất cứ hành động chống trả nào đối với quân Phổ, đồng thời còn ngấm ngầm có hành vi thỏa hiệp với kẻ thù để bán rẻ lợi ích quốc gia.
Quân đội Phổ sau chiến thắng ở trận Xe-dang đã chiếm đóng được 1/3 lãnh thổ Pháp. Quân Phổ tiếp tục tiến sâu vào lãnh thổ Pháp nhằm bao vây Paris. Vào cuối tháng 9 năm 1870, khi Paris bị bao vây, lúc này thành phố vẫn còn 246 nghìn vệ binh và thủy quân cùng 125 nghìn quân vệ quốc. Chính phủ tổ chức thêm 200 tiểu đoàn quân vệ quốc, cùng với 60 tiểu đoàn vốn có từ thời Đế chế II. Mặc dù lực lượng đông đảo như vậy mà quân đội Pháp vẫn tiếp tục thua cuộc. Ngày 27 tháng 10 năm 1870, tướng Ba-dai-ne chỉ huy 150 nghìn quân Pháp đóng ở thành Met đã đầu hàng quân Phổ. Tình hình đó làm cho Jule-Fa-re, Bộ trưởng Bộ ngoại giao của Chính phủ vệ quốc, đã bí mật ký thỏa thuận Hòa ước với Bix - mác nhằm bán rẻ nước Pháp. Tinh thần cách mạng đã lên, nhân dân Paris phản đối việc chính phủ mới đàm phán với Phổ và quyết tâm cố thủ. Nhân dân Paris đã tập trung trước tòa thị chính hô lớn những khẩu hiệu: Đả đảo Chi-e! Không đàm phán!
Trước sự phản bội của Chính phủ vệ quốc, công nhân Paris đã quyết tâm bảo vệ Thủ đô. Họ trở thành áp lực đối với chính sách đầu hàng của chính phủ bán nước. Công nhân đã tổ chức 194 tiểu đoàn quân tự vệ, gồm 300 nghìn người đứng lên bảo vệ tổ quốc. Tại đồi Mông - mác, một cao điểm thuộc tuyến phòng vệ phía Bắc cửa ngõ Paris, được bố trí 171 khẩu pháo lớn nhằm về phía quân Phổ. Quân đội Chính phủ đã chiếm được cao điểm, đang định kéo pháo đi thì bị một nhóm phụ nữ tới cản lại, lát sau, mấy trăm quân tự vệ cũng đến kịp vào chiến đấu. Viên tướng phản động Vê-nua ra lệnh nã súng đàn áp phong trào làm chết một số người.
Vào 3 giờ sáng ngày 18 tháng 3 năm 1871, quân Chính phủ do viên tướng Vê-nua chỉ huy chia làm mấy phân đội đánh lén vào các trận địa pháo của quân tự vệ. Trong cuộc chiến, nhiều binh lính quân Chính phủ đã đứng về phía quân tự vệ. Viên tướng chỉ huy bị bắn chết tại chỗ. Tới 9 giờ sáng, lực lượng Chính phủ thất bại, vội vã lui quân. Đến 11 giờ, hai tiểu đoàn tự vệ đến chi viện cho Mông-mác. Buổi trưa, Ủy ban trung ương vệ quốc ra lệnh cho các tiểu đoàn tiến vào trung tâm thành phố. Chỉ sau vài tiếng đồng hồ, quân tự vệ đã chiếm được các cơ quan đầu não của chính phủ, Tòa thị chính và các trại lính. Đồng thời quân tự vệ cũng kêu gọi công nhân giành lấy chính quyền, các truyền đơn, biểu ngữ dán khắp các ngõ xóm, phố phường.
Quân đội phản động bị đánh tan tác. Công quốc Luc-xăm-bua, các quảng trường, nhà ga, hải quan... đều bị quần chúng nhân dân chiếm lĩnh. Buổi chiều, quân tự vệ quyết định tiến vào trung tâm. Lực lượng quân tự vệ và quần chúng trở thành một làn sóng mạnh mẽ xông vào Toà thị chính Paris. Đến chiều tối ngày 18 tháng 3 năm 1871, Thủ tướng Chính phủ Chi-e trốn lên một chiếc xe ngựa, chạy về Véc-xây. Các quan chức chính phủ, các ông chủ cùng các nhà giàu cũng hoảng hốt chạy khỏi Paris.
Đến 21h30, các cánh quân vệ quốc đều tập trung về Toà thị chính. Lá cờ đỏ được kéo lên, cả Paris vang dậy tiếng hô vang: Cách mạng 18 tháng 3 muôn năm!
Sau khi giành được chính quyền, giai cấp vô sản, lập tức bắt tay vào lật đổ bộ máy nhà nước tư sản, xây dựng nền chuyên chính vô sản. Ngày 26 tháng 3, Paris tổ chức bầu cử Công xã. Nhân dân lao động lần đầu tiên được thực hiện quyền lợi làm chủ thiêng liêng của mình. Kết quả bầu cử được công bố ngày 28 tháng 3 với kết quả có 85 vị uỷ viên Công xã trúng cử gồm: 25 là công nhân, 15 đại biểu thuộc giai cấp tư sản (nhưng sau đó họ sớm từ chức), phần còn lại gồm các bác sĩ, nhà báo, giáo viên, công chức... Khoảng gần 30 đại biểu của Hội đồng công xã là hội viên của Quốc tế Cộng sản I và cũng có cả những người ngoại kiều gốc Nga, Ba Lan, Hungary.
Công xã đã trở thành tiếng vang lớn và là tấm gương cho các phong trào cách mạng khắp nước Pháp như: Ma-xe-lít, Li ông, Tu lu…
Ngày 28 tháng 3 năm 1871, Công xã Paris tổ chức nhà nước kiểu mới của giai cấp vô sản lần đầu tiên trong lịch sử loài người đã cử hành nghi lễ long trọng chính thức tuyên bố ra đời. Một khán đài rất lớn được dựng trước Tòa thị chính. Trên nóc Tòa thị chính một lá cờ đỏ tung bay, dưới quảng trường mấy trăm nghìn người từ các nơi kéo về. Một trăm tiểu đoàn Quân tự vệ oai phong nắm chắc tay súng, xung quanh là những khẩu pháo lớn bóng loáng. Những lá cờ đuôi nheo, cờ tam giác có tua viền biểu trưng cho chính quyền nhân dân, phấp phới trước khán đài. Đội quân nhạc tấu lên bản “Mác-xây-e’’ và “Khúc quân hành”.
Đến 16 giờ, các uỷ viên Công xã, khoác dải băng đỏ chéo qua người, bước lên khán đài, Công xã Paris chính thức được thành lập. Sau đó, các loạt khẩu pháo đều nổ, tiếng vỗ tay vang lên, hàng chục vạn người cùng nhau hô lớn Công xã muôn năm!. Cùng lúc các tiểu đoàn vũ trang diễu qua khán đài.
Nhờ sự ủng hộ tích cực và đông đảo của quần chúng, Công xã đã nhanh chóng đập tan bộ máy quan liêu quân sự của chính phủ Chi-e, xây dựng chính quyền vô sản - một chính quyền tiến bộ với nhiều ưu việt chưa từng có trong lịch sử.
2. Quá trình chiến đấu bảo vệ Công xã
Do là một phong trào tiến bộ nên trong một thời gian ngắn lực lượng của Công xã tăng lên nhanh chóng. Lúc đầu lực lượng Công xã có khoảng 100 ngàn người, về sau tăng lên tới 200 ngàn. Tuy nhiên, trong số này chỉ có khoảng 30 ngàn người đã được luyện tập. Về vũ khí, Công xã trang bị được 1.740 khẩu đại bác, nhưng do một số bị hư hỏng, mặt khác lại không có pháo thủ, nên chỉ sử dụng được 320 khẩu. Bên cạnh đó, Công xã cũng được trang bị hơn 400 ngàn khẩu súng trường.
Trước sự ra đời và lớn mạnh nhanh chóng của chính quyền vô sản, kẻ thù trong và ngoài nước vô cùng tức giận, chúng cấu kết với nhau âm mưu lật đổ Công xã. Ngày 10 tháng 5 năm 1871, Chi-e đã bắt tay với Phổ bằng việc ký một hòa ước. Hòa ước với nội dung Chi-e bồi hoàn 5 tỷ phơ-răng chiến phí và nhượng hai tỉnh An-dat và Lo-ren cho Phổ. Đồng thời, theo yêu cầu của Chi-e, Bix-mác trao trả Pháp 100 nghìn tù binh để về tham gia đàn áp Công xã. Sau hòa ước, Phổ đã phóng thích hơn l00 nghìn tù binh Pháp và vũ trang cho đám tù binh này quay về tiếp cận phía Bắc Paris - nơi Công xã ít đề phòng để đàn áp Công xã.
Ngày 20 tháng 5, Chi-e hạ lệnh tổng tấn công vào Công xã. Ngày hôm sau, quân đội Véc-xây phối hợp với bọn nội ứng trong thành, đã đánh dồn dập vào Paris.
Từ đây, cuộc chiến đấu khốc liệt bảo vệ Công xã bắt đầu. Nhiều chiến sỹ cách mạng nước ngoài đã sát cánh cùng nhân dân Pháp chiến đấu bảo vệ thành quả cách mạng. Mọi lực lượng trong xã hội không kể già - trẻ, gái - trai đều trở thành các chiến sĩ của Công xã. Tinh thần dũng cảm chiến đấu, hy sinh của nhân dân đã khiến kẻ thù khiếp sợ.
Nhưng do năng lực tổ chức hạn chế, kỷ luật trong đội ngũ kém cùng với việc sử dụng vũ khí, đặc biệt là pháo không hiệu quả... Công xã sớm bị suy yếu. Quân chính phủ đã chiếm được phần lớn các pháo đài phía Tây và Nam thành phố. Nhiều người của chính phủ Chi-e đã bí mật thâm nhập vào hàng ngũ Công xã, thậm chí tham gia cả Bộ tổng tham mưu. Lực lượng tình báo này đã phá hủy một xưởng đúc đạn, lấy cắp các bản đồ quân sự và tổ chức mở cửa thành phố Paris cho lực lượng của Chi-e tiến vào.
Đến ngày 23 tháng 5, Mông-mác bị thất thủ. Ngày 24, quân địch tấn công vào Toà thị chính. Ngày 27 quân địch chiếm được đại bộ phận khu cư trú của công nhân. Những chiến sĩ cuối cùng của Công xã cố thủ ở lăng mộ Pe-lai-rai-dơ nhằm đánh trả 5 nghìn quân địch. Trải qua một trận đánh giáp lá cà, cuối cùng, tất cả 147 chiến sĩ Công xã đều hy sinh ở góc tường phía Đông - Nam của lăng mộ. Sau này nhân dân gọi góc tường này là ‘’Tường Công xã Paris’’. Công xã tồn tại hơn 70 ngày rồi bị thất bại một cách thảm khốc. Mặc dù bị thất bại nhưng tấm gương chói lọi của Công xã vẫn tỏa sáng và có ý nghĩa sâu sắc đối với giai cấp công nhân và phong trào vô sản thế giới.
3. Nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của Công xã
Công xã Paris là một mô hình chính quyền vô sản đầu tiên của giai cấp công nhân trên thế giới. Mặc dù tồn tại chỉ được hơn 70 ngày nhưng Công xã đã để lại một tiếng vang lớn cho phong trào công nhân và vô sản thế giới.
Công xã bị thất bại là do hội tụ của nhiều nguyên nhân, song cơ bản do các nguyên nhân cơ bản sau đây:
Về mặt kinh tế, Công xã đã đánh chiếm nhiều cơ quan quan trọng, tuy nhiên lại bỏ qua việc đánh chiếm và nắm giữ ngân hàng, một lĩnh vực tài chính đặc biệt trọng yếu. Công xã đã không tiến hành tịch thu ngân hàng, cho nên những thành phần đối lập với Công xã vẫn có thể tiếp tục sử dụng tiền phục vụ cho hoạt động chống đối, lật đổ Công xã.
Về quân sự, Công xã Paris tỏ ra còn nhiều yếu kém. Quân đội của Công xã chưa được huấn luyện kỹ càng, tổ chức chưa tốt, kỷ luật trong quân đội không nghiêm. Việc lãnh đạo Công xã thiếu tập trung, Công xã được chia làm hai cơ quan là Ủy ban quân sự và Ủy ban trung ương quân Vệ quốc. Các yếu kém về quân sự khiến Công xã nhanh chóng tan rã khi bị tấn công.
Về thông tin, truyền thông: Sau ngày 18 tháng 3 năm 1871 lực lượng của Công xã đã đánh, chiếm được nhiều cơ quan quan trọng, nhưng lại bỏ qua cơ quan cực kỳ quan trọng là về Thông tin liên lạc là Bưu điện. Chính vì thế vào những tuần cuối của tháng 5 năm 1871, trong khi quân đội Phổ và quân đội Chính phủ Chi-e bao vây Paris. Chính phủ Chi-e dùng một số báo chí đã đăng tải nhiều tin, bài gây bất lợi cho Công xã Pari như Công xã sẽ tiêu diệt tất cả các quyền sở hữu. Do đó, đã làm cho nhiều bộ phận người trong xã hội lo sợ và không đứng về phía Công xã. Đặc biệt giai cấp nông dân lo ngại chính quyền của Công xã Pari.
Vấn đề liên minh giai cấp, tầng lớp của Công xã chưa được chú ý đúng mức. Lực lượng của Công xã chủ yếu chỉ là công nhân và binh lính mà thiếu đi một lực lượng hùng hậu với sức mạnh lớn lao đó là nông dân. Đây chính là hạn chế cơ bản về lực lượng mà sau này V.I.Lênin đã bổ sung trong lực lượng vô sản của cách mạng Tháng Mười.
Bên cạnh đó, Công xã sau khi giành được chính quyền đã không tiếp tục tấn công lực lượng của chính phủ Chie-e nữa, không đánh kẻ thù một cách triệt để. Điều này khiến chính phủ Chi-e có thời gian để phục hồi, củng cố, xây dựng lực lượng và sau này đã quay lại tấn công lại Công xã. Công xã đã không mạnh tay xử lý, trừng trị các nhân vật gián điệp và kẻ thù của mình một cách quyết liệt để răn đe cứng rắn. Mãi cho tới thời kỳ Tuần lễ đẫm máu (21-28.5.1871), Công xã mới thực hiện biện pháp mạnh đối với lực lượng này thì lúc đó đã quá muộn.
Công xã Paris thất bại đã để lại tiếng vang lớn cho phong trào công nhân và vô sản trên thế giới. Những hạn chế của Công xã là bài học kinh nghiệm quan trọng cho phong trào vô sản sau này. Nếu không có Công xã Paris thì cũng không thể có cách mạng Tháng Mười.
4. Bài học lịch sử của Công xã Paris
Mặc dù chỉ tồn tại 72 ngày nhưng Công xã Paris đã xây dựng được một chế độ xã hội với nhiều ưu việt mà các chế độ xã hội trước đó không thể có được. Đồng thời phong trào Công xã cũng chỉ ra những bài học kinh nghiệm có ý nghĩa lịch sử cho giai cấp vô sản và phong trào công nhân:
Bài học về sử dụng phương pháp cách mạng. Trong cuộc cách mạng giành chính quyền thì phương pháp bạo lực là tất yếu và phổ biến. Muốn xóa bỏ chính quyền cũ đòi hỏi giai cấp cách mạng cần phải tập hợp tất cả các lực lượng với các biện pháp: kinh tế, chính trị, quân sự… Những biện pháp giành chính quyền mang tính thỏa hiệp, đàm phán không triệt để và quyết liệt mà các nhà không tưởng đưa ra chỉ mang tính ảo tưởng cho phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân. Nhà nước vô sản là công cụ để bảo vệ thành quả cách mạng của công nhân và nhân dân lao động. Tuy nhiên, thực tế Công xã đã không sử dụng bạo lực cách mạng một cách đúng đắn, triệt để đối với lực lượng đối lập. Đây là một trong những nguyên nhân làm cho Công xã chỉ tồn tại trong thời gian hết sức ngắn ngủi.
Do đó, trong cuộc đấu tranh giành chính quyền của giai cấp vô sản thì việc dùng bạo lực cách mạng là tất yếu, bắt buộc như một phương tiện cần thiết để thực hiện mục tiêu giành chính quyền, bởi lẽ giai cấp thống trị, giai cấp tư sản không bao giờ có thể tự nguyện rời bỏ lợi ích, địa vị thống trị của mình.
Bài học về việc kết hợp các cuộc đấu tranh. Lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại, Công xã Paris đã kết hợp khéo léo giữa cuộc đấu tranh cứu nước của giai cấp công nhân và nhân dân lao động chống kẻ thù xâm lược với cuộc đấu tranh chống kẻ thù giai cấp của giai cấp công nhân nhằm giải phóng mình và giải phóng toàn xã hội. Đây là bài học vô cùng quan trọng trong việc kết hợp cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, giai cấp và xã hội dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân. Và qua đó thấy được giai cấp công nhân có thể đại diện lợi ích cho dân tộc, xã hội.
Bài học về kết hợp đấu tranh này đã được các cuộc cách mạng vận dụng và đã mang lại được thành công lớn chẳng hạn: ở nước Nga dưới sự lãnh đạo của Đảng Bônsêvích, giai cấp công nhân và nhân dân lao động đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử quan trọng làm nên cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười vĩ đại bằng việc vận dụng bài học kết hợp trên. Ở Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhân dân ta đã vận dụng khéo léo bài học này không chỉ trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội mà còn trong công cuộc kiến thiết đất nước xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Bài học về vai trò của liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức. Thực tế một trong những nguyên nhân làm cho phong trào Công xã Paris thất bại là do giai cấp công nhân không chú ý đến việc liên minh với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức, nên: bài đồng ca của giai cấp công nhân đã trở thành bài ai điếu. Cách mạng xã hội chủ nghĩa ở các nước thành công được cũng nhờ đến việc liên minh này. Thực tế chứng minh việc liên minh giai cấp công nhân với nông dân và tầng lớp trí thức, về mặt nguyên tắc giai cấp công nhân phải là lực lượng lãnh đạo cách mạng bởi lẽ, giai cấp công nhân là giai cấp tiến bộ nhất, họ có lý luận tiến bộ dẫn đường. Cho nên, trong cuộc cách mạng này, sứ mệnh lịch sử đặt ra đối với giai cấp công nhân là lãnh đạo và giác ngộ các giai cấp và tầng lớp khác cùng chung lợi ích cơ bản đứng về phía mình.
Công xã Paris mặc dù đã đi vào lịch sử, tuy nhiên, nó vẫn còn nhiều ý nghĩa cho phong trào công nhân và vô sản trên thế giới. Công xã Paris là nguồn động viên vô cùng to lớn với phong trào công nhân. Thắng lợi của cách mạng Tháng Mười Nga cũng được truyền cảm hứng từ phong trào Công xã. Hàng loạt các phong trào giải phóng dân tộc và đi lên xây dựng xã hội chủ nghĩa thành công được cũng chính từ động lực của Công xã. Những hạn chế của Công xã Paris trở thành những bài học vô cùng quý giá cho quá trình đấu tranh của giai cấp công nhân. Đây chính là những bài học quan trọng cho các phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân sau đó rút kinh nghiệm, để từ đó lãnh đạo tổ chức mình đạt được thắng lợi. Công xã Paris đã lùi xa chúng ta 1,5 thế kỷ, nhưng những bài học mang tính lịch sử vẫn còn nguyên ý nghĩa đến hôm nay./.
_____________________________
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Doãn Chính (2003), Vấn đề triết học trong tác phẩm của C.Mác - Ph.Ăngghen, V.I. Lênin, Nxb. CTQG, Hà Nội.
2. Trần Ngọc Linh (2006), Chính trị - từ quan điểm Mác - Lênin đến thực tiễn cách mạng Việt Nam, Nxb. Lý luận chính trị, Hà Nội.
3. C.Mác và Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, T.17, Nxb. CTQG, Hà Nội.
4. Nguyễn Xuân Phong (2011), Giới thiệu một số tác phẩm của C.Mác, Ph.Ăngghen và V.I. Lênin về chính trị, Nxb. CTQG.
5. Nguyễn Thanh Tuấn, Trần Ngọc Linh, Trần Nguyễn Tuyên (2008), Quan điểm chính trị trong một số tác phẩm kinh điển Mác - Lênin, Nxb. CTQG, Hà Nội.
Nguồn: Bài đăng trên Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông số 05.2021
Bài liên quan
- Cách tiếp cận phức hợp về an ninh phi truyền thống trong bối cảnh chiến tranh lai và ảnh hưởng sâu rộng của tiến trình chuyển đổi số trong nền an ninh quốc gia (Kỳ 1)
- Cách mạng tháng Tám năm 1945: Bài học về nhận định, vận dụng thời cơ và bảo vệ thành quả cách mạng của Đảng
- Đường lối văn hóa văn nghệ của Đảng Cộng sản Việt Nam trong quy luật vận động của thời đại cách mạng dân chủ nhân dân
- Tính thống nhất giữa phát triển con người về mặt tự nhiên và xã hội
- Lịch sử hình thành khái niệm văn hóa đại chúng ở phương Tây
Xem nhiều
- 1 Mạch Nguồn số 56: Dấu ấn về mùa thu lịch sử
- 2 Thông điệp về “khát vọng hoà bình” trong tranh cổ động Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống Mỹ
- 3 10 thành tựu nổi bật của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh trong 10 năm (2014 – 2024)
- 4 Chuẩn cơ sở giáo dục đại học của Học viện Báo chí và Tuyên truyền: Đánh giá và giải pháp, kiến nghị
- 5 Giáo dục văn hoá doanh nghiệp cho người lao động trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa - góc nhìn từ thực tiễn thành phố Hà Nội hiện nay
- 6 Quảng bá hình ảnh Việt Nam ra thế giới qua báo điện tử VietnamPlus
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Toàn văn phát biểu khai mạc Hội nghị Trung ương 10 của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm
Sáng 18/9, Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc trọng thể tại Thủ đô Hà Nội. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chủ trì, phát biểu khai mạc Hội nghị. Tạp chí Lý luận chính trị và truyền thông điện tử trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu.
Cách tiếp cận phức hợp về an ninh phi truyền thống trong bối cảnh chiến tranh lai và ảnh hưởng sâu rộng của tiến trình chuyển đổi số trong nền an ninh quốc gia (Kỳ 1)
Cách tiếp cận phức hợp về an ninh phi truyền thống trong bối cảnh chiến tranh lai và ảnh hưởng sâu rộng của tiến trình chuyển đổi số trong nền an ninh quốc gia (Kỳ 1)
Một trật tự toàn cầu mới đang được định hình, điều đó cũng đồng nghĩa với một sự đòi hỏi về cách tiếp cận an ninh mới do những luật chơi mới định hình. Chiến tranh lai cùng với tiến trình chuyển đổi số đang đặt ra một sự tác động đồng thời, thay đổi bản chất sức mạnh của mỗi quốc gia. Bối cảnh mới này đòi hỏi phải có một tư duy mới về an ninh, tư duy phức hợp, để có thể đồng lúc nhìn thấy từ nhiều chiều kích khác nhau, những tác động an ninh trong một tương quan tổng thể. Thay vì tập trung vào các danh mục của các mối đe dọa, ngăn chặn và phòng ngừa, vấn đề an ninh quốc gia hiện nay được chuyển hướng vào một mục tiêu duy nhất đó là an ninh quốc gia tổng thể, việc ngăn chặn và phòng ngừa cũng phải chuyển hướng sang thích ứng và phản ứng linh hoạt hiệu quả trước mọi tình huống, bằng mọi biện pháp và từ mọi điểm tiếp cận. Các trọng tâm chiến lược cho an ninh quốc gia cũng chuyển từ các mục tiêu cụ thể theo thứ bậc ưu tiên, sang việc dịch chuyển liên tục các mục tiêu theo hướng tấn công vào bất kỳ điểm tiếp cận nào có thể làm suy yếu theo hiệu ứng mạng lưới một cách nhanh nhất sức mạnh quốc gia. Những thách thức mới này, do vậy, đòi hỏi chúng ta phải có một cách tiếp cận phức hợp về an ninh và hình thành nên một khái niệm an ninh phi truyền thống mới - trong đó an ninh truyền thống và các vấn đề phi truyền thống hòa nhập thành một tổng thể.
Cách mạng tháng Tám năm 1945: Bài học về nhận định, vận dụng thời cơ và bảo vệ thành quả cách mạng của Đảng
Cách mạng tháng Tám năm 1945: Bài học về nhận định, vận dụng thời cơ và bảo vệ thành quả cách mạng của Đảng
Cách mạng tháng Tám năm 1945 là mốc son chói lọi, vĩ đại trong lịch sử dân tộc, đưa đất nước bước sang kỷ nguyên độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; đồng thời để lại nhiều bài học quý báu về nhận định, vận dụng thời cơ và bảo vệ thành quả cách mạng, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc đối với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay.
Đường lối văn hóa văn nghệ của Đảng Cộng sản Việt Nam trong quy luật vận động của thời đại cách mạng dân chủ nhân dân
Đường lối văn hóa văn nghệ của Đảng Cộng sản Việt Nam trong quy luật vận động của thời đại cách mạng dân chủ nhân dân
(LLCT&TT) Đặc điểm lịch sử nổi bật của thời đại cách mạng dân chủ nhân dân đó là sự lớn mạnh của phong trào quần chúng nhân dân trong mọi cuộc vận động xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng của giai cấp vô sản. Bản thân sự ra đời và phát triển của nền văn hoá văn nghệ mới ở Việt Nam trong giai đoạn cuộc cách mạng dân chủ nhân dân gắn liền với cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc và thống nhất Tổ quốc. Việc xác lập vai trò lãnh đạo của Đảng đối với quá trình xây dựng nền văn hoá văn nghệ mới, gắn với những cuộc đấu tranh cách mạng có chiều hướng tiến bộ lịch sử đã tạo điều kiện cho nền văn nghệ nhân dân phát triển hợp qui luật.
Tính thống nhất giữa phát triển con người về mặt tự nhiên và xã hội
Tính thống nhất giữa phát triển con người về mặt tự nhiên và xã hội
Trong lịch sử tiến hóa lâu dài của con người, sự phát triển về mặt tự nhiên và xã hội trong con người có sự thống nhất chặt chẽ, không tách rời. Hai mặt này làm tiền đề cho nhau, nương tựa vào nhau, giúp con người không ngừng hoàn thiện cả thể chất và tinh thần, góp phần nâng cao khả năng thích nghi với môi trường, thúc đẩy sự phát triển.
Bình luận