Dấu ấn Hồ Chí Minh trong Tổng tuyển cử đầu tiên
1. Quyết tâm của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong việc tiến hành Tổng tuyển cử, bảo vệ nền độc lập và xây dựng chế độ mới
Một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu để bảo vệ độc lập, tự do là phải củng cố và tăng cường chính quyền của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân, thực hiện quyền dân chủ của Nhân dân. Ngày 3.9.1945, trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ: “Trước chúng ta đã bị chế độ chuyên chế cai trị, rồi đến chế độ thực dân không kém phần chuyên chế, nên nước ta không có hiến pháp. Nhân dân ta không được hưởng quyền tự do, dân chủ. Chúng ta phải có một hiến pháp dân chủ. Tôi đề nghị Chính phủ tổ chức càng sớm càng hay cuộc TỔNG TUYỂN CỬ với chế độ phổ thông đầu phiếu. Tất cả công dân trai gái 18 tuổi đều có quyền ứng cử và bầu cử, không phân biệt giàu nghèo, tôn giáo, dòng giống”(1). Sắc lệnh số 14/SL về việc tổ chức Tổng tuyển cử để bầu Quốc dân đại hội (Quốc hội) ký ngày 8.9.1945 nêu rõ: “Xét trong tình thế hiện giờ sự triệu tập quốc dân đại hội không những có thể thực hiện được mà lại rất cần thiết để cho toàn dân tham gia vào công cuộc củng cố nền độc lập và chống ngoại xâm”(2). Đây là văn bản quy phạm pháp luật được ban hành đầu tiên chuẩn bị cho Tổng tuyển cử bầu cơ quan quyền lực cao nhất, nhằm bảo vệ vững chắc thành quả của Cách mạng Tháng Tám, từng bước hoàn chỉnh việc xây dựng và củng cố chính quyền, bảo đảm mọi quyền lợi của Nhân dân, nâng cao niềm tin của Nhân dân đối với chế độ mới.
Tuy nhiên, vừa mới ra đời, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa lâm vào tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”. Nạn đói do phát-xít Nhật gây ra làm hơn hai triệu đồng bào bị chết, tài chính đất nước kiệt quệ. Nạn mù chữ cùng những hủ tục mê tín, lạc hậu, tệ nạn xã hội do chế độ cũ để lại chưa được khắc phục. Nhân dân và chính quyền cách mạng phải đương đầu chống lại những âm mưu, hành động bao vây, câu kết của các thế lực đế quốc, phản động quốc tế nhằm thủ tiêu nền độc lập mà dân tộc Việt Nam vừa giành được. Trong hoàn cảnh ấy, chuẩn bị tiến tới Tổng tuyển cử thực chất là một cuộc đấu tranh chính trị, đấu tranh giai cấp và dân tộc vô cùng cam go, phức tạp. Trong cuộc đấu tranh này, Đảng và Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa mà đứng đầu là Hồ Chí Minh vừa kiên quyết đấu tranh vạch trần và chống lại những hành động phá hoại của các thế lực phản động, vừa thực hiện sách lược nhân nhượng, hòa giải, sáng suốt, mềm dẻo, khéo léo trong cách ứng xử để tiến tới Tổng tuyển cử. Chỉ có Tổng tuyển cử dân chúng mới có dịp thể hiện ý muốn của họ; chỉ có Chính phủ được lập ra bởi Tổng tuyển cử mới là đại diện chân chính và trung thành của toàn thể quốc dân. Chỉ có Tổng tuyển cử mới có thể mang đến cho nước Việt Nam một Hiến pháp mới ấn định rõ ràng quyền lợi của quốc dân và của Chính phủ, phá tan được những nghi ngờ đối với chính quyền nhân dân. Hồ Chí Minh khẳng định: “Tổng tuyển cử là một dịp cho toàn thể quốc dân tự do lựa chọn những người có tài, có đức, để gánh vác công việc nước nhà… Do Tổng tuyển cử mà bầu ra Quốc hội. Quốc hội sẽ cử ra Chính phủ. Chính phủ đó thật là Chính phủ của toàn dân.
Vậy nên khẩu hiệu cuộc Tổng tuyển cử thứ nhất của nước Việt Nam ta phải là: Kháng chiến đến cùng để hoàn toàn độc lập!”(3). Chủ trương này đã trở thành sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong toàn bộ quá trình chỉ đạo chuẩn bị và tổ chức Tổng tuyển cử.
2. Hồ Chí Minh - người tạo hành lang pháp lý cho thành công của Tổng tuyển cử
Sau khi quyết định tổ chức Tổng tuyển cử, Chính phủ lâm thời do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu khẩn trương ban hành gần 10 sắc lệnh về bầu cử. Đó là những quyết sách của Hồ Chí Minh trong quá trình xây dựng Chính phủ, từ lâm thời đến chính thức, thể hiện bản lĩnh về ý thức độc lập dân tộc, trí tuệ và ứng phó chính trị của Người.
Ngày 8.9.1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Sắc lệnh số 14/SL, ghi rõ: “Chiểu theo Nghị quyết của Quốc dân đại biểu Đại hội họp ngày 16, 17.8.1945 tại khu Giải phóng, ấn định rằng nước Việt Nam sẽ theo Chính thể Dân chủ Cộng hòa, và Chính phủ nhân dân toàn quốc sẽ do một quốc dân đại hội bầu theo lối phổ thông đầu phiếu cử lên”(4). Tiếp đó, ngày 26.9.1945, Người ký ban hành Sắc lệnh số 39/SL về thành lập Ủy ban dự thảo thể lệ cuộc Tổng tuyển cử; Sắc lệnh số 51/SL ngày 17.10.1945 ấn định ngày Tổng tuyển cử và thể lệ cuộc Tổng tuyển cử.
Điều 2 của Sắc lệnh 14 và Sắc lệnh 51 quy định tất cả công dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên không phân biệt nam nữ đều có quyền bầu cử và ứng cử(5). Đây là nguyên tắc phổ thông đầu phiếu nhằm thu hút tất cả các tầng lớp nhân dân trong nước, miễn là đến độ tuổi trưởng thành đều được tham gia bầu cử. Trong cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên ở Việt Nam, pháp luật không chỉ bảo đảm cho những người đang là công dân Việt Nam mà còn bảo đảm cho cả những người nước ngoài đã sống lâu năm ở Việt Nam, tỏ lòng trung thành với nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và có mong muốn được tham gia Tổng tuyển cử cũng được tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để họ thực hiện quyền bầu cử. Điều 4 của Sắc lệnh số 73/SL ngày 7.12.1945 chỉ rõ cách thức xin nhập quốc tịch Việt Nam và Điều 5 của Sắc lệnh 73/SL khẳng định: “Tạm thời, vì sự giao thông khó khăn, những người nào xin nhập quốc tịch Việt Nam mà được Ủy ban nhân dân tỉnh ưng nhận, thì được hưởng ngay quyền bầu cử và ứng cử, không phải chờ Sắc lệnh cho nhập quốc tịch Việt Nam”(6).
Nguyên tắc tự do, bình đẳng trong bầu cử được Hồ Chí Minh giải thích trong Sắc lệnh số 51/SL: Người ứng cử được tự do ứng cử nơi mình chọn nhưng chỉ một nơi (Điều thứ 12) và mỗi cử tri cũng chỉ được đi bầu một nơi (Điều thứ 17); Phiếu bầu sẽ do ban phụ trách cuộc bầu cử phát cho người đi bầu và chỉ phát lúc người đi bầu đã vào phòng bỏ phiếu (Điều thứ 40)(7). Như vậy, không ai có quyền sắp xếp, bố trí các ứng viên vào đơn vị bầu cử này hay đơn vị bầu cử khác và bảo đảm mỗi người chỉ có một nơi bầu và một phiếu bầu như nhau.
Cử tri sẽ trực tiếp bầu ra cơ quan đại diện quyền lực nhà nước ở tất cả các cấp mà không qua tầng nấc trung gian nào. Sắc lệnh số 51/SL nêu rõ: “Mỗi cử tri phải thân hành đi bầu, không được ủy quyền, cũng không được bầu bằng cách gửi thư” (Điều thứ 31)(8); “Đơn vị tuyển cử là tỉnh, nghĩa là dân trong mỗi tỉnh bầu thẳng đại biểu tỉnh mình dự vào quốc dân đại hội” (Điều thứ 7)(9). Nguyên tắc này bảo đảm sự giám sát đối với đại biểu của cấp cơ quan quyền lực đó, bảo đảm tính chịu trách nhiệm trước cử tri. Đồng thời, cũng nhằm chống gian lận và lợi dụng kẽ hở để chống phá của các thế lực phản động, thù địch.
Mỗi cử tri đi bỏ phiếu cần bảo đảm bí mật. Đây là nguyên tắc bỏ phiếu kín nhằm tạo sự an toàn và tự do ý chí của cử tri, bảo đảm cho cử tri được yên tâm thể hiện ý chí của mình mà không phải chịu một áp lực nào. Điều 36 và 38 của Sắc lệnh số 51/SL đã đề cập đến việc cử tri sẽ bầu bằng phiếu kín và giữ bí mật khi viết thay cho cử tri khác nếu họ không biết viết chữ(10). Đây là điểm rất sáng tạo, độc đáo và phù hợp với trình độ dân trí của Việt Nam, nhất là đối với tầng lớp dân nghèo không biết chữ. Vì thế, không khí dân chủ trong bầu cử đã bừng lên ở khắp nơi trong cả nước.
Nhằm tạo điều kiện cho việc chuẩn bị chu đáo, nhất là khi có những nhân sĩ muốn ra ứng cử nhưng không đủ thời gian để nộp đơn và vận động tranh cử, ngày 18.12.1945 Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 76/SL về việc ấn định lại ngày Tổng tuyển cử và hạn nộp đơn ứng cử. Trong đó nêu rõ: “Cuộc Tổng tuyển cử trong toàn cõi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa để bầu đại biểu dự vào Quốc dân Đại hội, trước định mở vào ngày 23.12.1945, nay hoãn đến ngày chủ nhật, 6.1.1946”(11). Hành động này thể hiện sự tôn trọng quyền tự do, dân chủ của Nhân dân, tôn trọng người tài, đoàn kết mọi lực lượng yêu nước, thiện tâm, thiện chí vì quyền lợi tối cao của dân tộc.
Việc Hồ Chí Minh đề nghị, chỉ đạo tổ chức Tổng tuyển cử thể hiện quyết định dũng cảm, đúng đắn và quyết liệt, lòng tin tuyệt đối của Người vào Nhân dân. Với việc ban hành các sắc lệnh đầu tiên về bầu cử, Hồ Chí Minh đã tạo cơ sở pháp lý cho sự thành công của cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên. Đó chính là nghệ thuật chớp thời cơ, vượt qua tình thế hiểm nghèo của một lãnh tụ thiên tài, có bản lĩnh chính trị sắc bén, nghệ thuật tổ chức linh hoạt, sáng tạo.
3. Hồ Chí Minh vận động Nhân dân thực hiện quyền bầu cử
Trong bài “Ý nghĩa của Tổng tuyển cử”, Người viết: “Hễ là người muốn lo việc nước thì đều có quyền ra ứng cử; hễ là công dân thì đều có quyền đi bầu cử. Không chia gái trai, giàu nghèo, tôn giáo, nòi giống, giai cấp, đảng phái, hễ là công dân Việt Nam thì đều có hai quyền đó”(12). Nhằm mục đích nêu rõ giá trị của cuộc Tổng tuyển cử, giải thích thể lệ Tổng tuyển cử cho công dân Việt Nam hiểu về quyền hạn và bổn phận của mình trong khi chọn và cử đại biểu vào Quốc hội, Hồ Chí Minh có nhiều bài viết đăng trên các báo để tuyên truyền, hướng dẫn Nhân dân các công việc liên quan đến bầu cử.
Hồ Chí Minh động viên Nhân dân trực tiếp đi bầu cử. Người khẳng định: “Ngày mai là một ngày vui sướng của đồng bào ta, vì ngày mai là ngày Tổng tuyển cử, vì ngày mai là một ngày đầu tiên trong lịch sử Việt Nam mà Nhân dân ta bắt đầu hưởng dụng quyền dân chủ của mình… Ngày mai, tất cả các bạn cử tri, đều phải nhớ đi bầu cử. Ngày mai, mỗi người đều nên vui vẻ hưởng quyền lợi của một người dân độc lập, tự do”(13). Bởi lẽ, “Từ xưa đến nay, toàn quốc chưa bao giờ tuyển cử vì xưa dân chưa bao giờ làm chủ mình, xưa dân phải nghe lời vua quan, sau phải nghe thực dân Pháp, Nhật. Vừa rồi đây ta mới giành được độc lập… Ta đã phải hy sinh nhiều mới có cái quyền cầm lá phiếu ngày nay đó”(14). Với lời lẽ giản dị, xúc động, lời kêu gọi toàn dân đi bầu cử của Hồ Chí Minh đã thấm vào trái tim của từng người Việt Nam, khích lệ, động viên toàn thể quốc dân đồng bào vui vẻ, hứng khởi đi thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân của một dân tộc tự do, độc lập.
Không chỉ thể hiện quan điểm, tư tưởng về một chế độ bầu cử tự do, dân chủ, ngay từ những ngày đầu diễn ra cuộc Tổng tuyển cử, Hồ Chí Minh đã đề ra tiêu chuẩn của người đại biểu Quốc hội. Người viết: “Các Ủy ban nhân dân làng, phủ là hình thức Chính phủ địa phương, phải chọn trong những người có công tâm, trung thành, sốt sắng với quyền lợi dân chúng, có năng lực làm việc, được đông đảo dân làng tín nhiệm. Không thể nhờ tiền tài hay một thế lực gì khác mà chui vào lọt các Ủy ban đó”(15). Vì thế, những ai muốn làm quan cách mạng thì nhất định không nên bầu. Nhân dân phải sử dụng lá phiếu của mình để nó “có sức lực như một viên đạn”(16), để “những người trúng cử, sẽ phải ra sức giữ vững nền độc lập của Tổ quốc, ra sức mưu sự hạnh phúc cho đồng bào”(17).
Cùng với tuyên truyền để nhân dân hiểu rõ giá trị của bầu cử, Hồ Chí Minh động viên, kêu gọi những người có tài, có đức ra ứng cử, đóng góp sức lực cho đất nước. Người viết: “…Chúng tôi mong rằng đồng bào ta ai có tài năng và sáng kiến… sẵn lòng hăng hái giúp ích nước nhà thì xin gửi kế hoạch rõ ràng cho Chính phủ”(18). Nhờ có quan điểm đúng đắn trong việc tìm kiếm, thu hút và trọng dụng nhân tài, Chính phủ do Hồ Chí Minh đứng đầu đã thu hút được rất nhiều người có tài, có đức tham gia chính quyền để xây dựng và bảo vệ đất nước trong những ngày đầu đầy khó khăn, thử thách.
Ngày 6.1.1946 cuộc Tổng tuyển cử đã diễn ra thắng lợi trong cả nước, bất chấp bom đạn của thực dân Pháp và sự phá hoại của các lực lượng phản động. Với lòng yêu nước nồng nàn, ý chí sắt đá nhằm bảo vệ nền độc lập dân tộc, cuộc Tổng tuyển cử đã thành công rực rỡ. Đây là một sự kiện quan trọng trong lịch sử dân tộc khi lần đầu tiên toàn thể Nhân dân được hưởng quyền làm chủ, độc lập, tự do của mình. Hồ Chí Minh khẳng định, Tổng tuyển cử là “kết quả của sự hy sinh, tranh đấu của tổ tiên ta, nó là kết quả của sự đoàn kết anh dũng phấn đấu của toàn thể đồng bào Việt Nam ta, sự đoàn kết của toàn thể đồng bào không kể già trẻ, lớn bé, gồm tất cả các tôn giáo, tất cả các dân tộc trên bờ cõi Việt Nam đoàn kết chặt chẽ thành một khối hy sinh không sợ nguy hiểm tranh lấy nền độc lập cho Tổ quốc”(19).
Cuộc Tổng tuyển cử đã chứng tỏ ý thức sâu sắc của Hồ Chí Minh về tầm quan trọng của một Chính phủ dân cử hợp pháp và quyết tâm biến nó thành một một chính quyền của Nhân dân vững mạnh. Thực tiễn lịch sử và sự phát triển của cách mạng Việt Nam là bằng chứng sinh động minh chứng bản lĩnh và thiên tài Hồ Chí Minh trên cương vị trọng trách lãnh đạo cao nhất của Đảng và cách mạng Việt Nam. Bản lĩnh ấy thể hiện ý chí của Hồ Chí Minh: tất cả vì độc lập dân tộc, tự do, hạnh phúc của Nhân dân.
__________________________________
(1), (3), (12), (13), (14), (15), (16), (17), (18), (19) Hồ Chí Minh Toàn tập (2011), Nxb. CTQG-ST, H., T.4, tr.7, tr.153, tr.166-167, 168, 21, 166, 114, 216.
(2), (4), (5), (6), (7), (8), (9), (10), (11) Cục văn thư và lưu trữ nhà nước, Trung tâm lưu trữ quốc gia III: Bảo vật quốc gia (2017): Tập sắc lệnh của Chủ tịch Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa 1945-1946, Nxb CTQG-ST, H., tr.25, 25, 25, 77, 130, 79, 82, 81, 78, 81-82, 133.
Nguồn: Bài đăng trên Tạp chí Xây dựng Đảng điện tử ngày 3.2.2021
Bài liên quan
- Công tác dân tộc qua những bài học cụ thể của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ ngày đầu thành lập nước
- Từ tư tưởng của Hồ Chí Minh "Học không bao giờ cùng..." đến nhiệm vụ nghiên cứu, học tập của giảng viên giảng dạy lý luận chính trị hiện nay
- Thực hành dân chủ và nguyên tắc tập trung dân chủ trong Đảng theo Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Bước phát triển về chuẩn mực “Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”
- Tác phẩm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp cận từ góc độ học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
Xem nhiều
- 1 Video Tư liệu: Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông 30 năm xây dựng và phát triển
- 2 Sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo trong sản xuất chương trình truyền hình
- 3 Giữ gìn và bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc ít người, góp phần củng cố, phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc
- 4 Phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Bến Tre: Thực trạng và giải pháp
- 5 Sử dụng ChatGPT trong việc cải thiện kỹ năng viết cho sinh viên học tiếng Anh
- 6 Lễ kỷ niệm và Hội thảo khoa học “30 năm - Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông”
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Giữ gìn và bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc ít người, góp phần củng cố, phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc
Với cộng đồng 54 dân tộc anh em, Việt Nam là quốc gia có nền văn hóa đa dạng, phong phú, có những nét riêng, trở thành tài sản quý giá làm nên bản sắc văn hóa Việt Nam độc đáo, đặc sắc. Giữ gìn và bảo vệ các giá trị di sản văn hóa truyền thống chính là góp phần củng cố phát triển khối đại đoàn kết dân tộc - một sức mạnh nội sinh to lớn và vĩ đại, làm nên mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam, dưới lá cờ vẻ vang của Đảng.
Công tác dân tộc qua những bài học cụ thể của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ ngày đầu thành lập nước
Công tác dân tộc qua những bài học cụ thể của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ ngày đầu thành lập nước
Ngay sau khi nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời vào ngày 2/9/1945, chính quyền cách mạng non trẻ của chúng ta đã phải đương đầu với nạn “thù trong, giặc ngoài”, ở cả 2 miền Nam, Bắc vấn đề về xung đột dân tộc trở thành tâm điểm có nguy cơ gây ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn vong của nhà nước cách mạng non trẻ. Với trí tuệ uyên bác, sự lãnh đạo thiên tài của Chủ tịch Hồ Chí Minh, các vấn đề tưởng chừng hết sức phức tạp ấy lại được Người khéo léo giải quyết thành công, đem lại bài học có giá trị cách mạng sâu sắc về công tác dân tộc cả trong quá khứ, hiện tại và tương lai.
Từ tư tưởng của Hồ Chí Minh "Học không bao giờ cùng..." đến nhiệm vụ nghiên cứu, học tập của giảng viên giảng dạy lý luận chính trị hiện nay
Từ tư tưởng của Hồ Chí Minh "Học không bao giờ cùng..." đến nhiệm vụ nghiên cứu, học tập của giảng viên giảng dạy lý luận chính trị hiện nay
Chủ tịch Hồ Chí Minh - lãnh tụ vĩ đại của Đảng và dân tộc Việt Nam, là anh hùng giải phóng dân tộc và nhà văn hóa kiệt xuất, Người đã để lại di sản quý báu về tư tưởng, đạo đức, phong cách cho Đảng và Nhân dân ta. Di sản Hồ Chí Minh bao quát rộng lớn các vấn đề của cách mạng Việt Nam, trong đó có tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục - đào tạo. Trong giới hạn của bài viết này, chúng tôi chỉ đề cập đến lời dạy của Người trong Thư gửi “Quân nhân học báo” tháng 4/1949: “Học không bao giờ cùng. Học mãi để tiến bộ mãi. Càng tiến bộ, càng thấy càng phải học thêm”(1) là vấn đề có ý nghĩa thời sự đối với việc nghiên cứu, học tập của cán bộ, đảng viên nói chung, giảng viên làm công tác giảng dạy lý luận chính trị nói riêng hiện nay.
Thực hành dân chủ và nguyên tắc tập trung dân chủ trong Đảng theo Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Thực hành dân chủ và nguyên tắc tập trung dân chủ trong Đảng theo Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một văn kiện lịch sử đặc biệt, có giá trị to lớn cả về lý luận và thực tiễn, hàm chứa nhiều nội dung sâu sắc về xây dựng Đảng cầm quyền, đặc biệt là vấn đề thực hành dân chủ và nguyên tắc tập trung dân chủ trong Đảng. Trải qua 55 năm, di huấn của Người về vấn đề này vẫn còn nguyên giá trị lịch sử và thời đại.
Bước phát triển về chuẩn mực “Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”
Bước phát triển về chuẩn mực “Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”
Suy ngẫm tư tưởng Hồ Chí Minh về “Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư” và nghiên cứu Điều 3 Quy định số 144 để thấy được bước phát triển của Đảng về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới.
Bình luận