Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương thăm và làm việc tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Cùng đi trong Đoàn công tác Ban Tuyên giáo Trung ương có các đồng chí Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương: Phùng Xuân Nhạ, Phan Xuân Thuỷ, Trần Thanh Lâm; lãnh đạo các vụ, đơn vị trực thuộc Ban Tuyên giáo Trung ương.
Đón tiếp Đoàn công tác Ban Tuyên giáo Trung ương, về phía Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh có đồng chí PGS,TS Nguyễn Duy Bắc, Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Giám đốc Thường trực; các đồng chí lãnh đạo Vụ Tổ chức - Cán bộ và một số đơn vị chức năng của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
Về phía Học viện Báo chí và Tuyên truyền có PGS,TS Mai Đức Ngọc, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng Trường; PGS,TS Phạm Minh Sơn, Phó Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Học viện; PGS,TS Nguyễn Thị Trường Giang, Thường vụ Đảng ủy, Phó Giám đốc Học viện; PGS,TS Trần Thanh Giang, Ủy viên BCH Đảng bộ, Phó Giám đốc Học viện; các đồng chí nguyên lãnh đạo Học viện; các đồng chí trong Ban Thường vụ Đảng ủy Học viện, Ban Chấp hành Đảng bộ Học viện, Chủ tịch Công đoàn Học viện, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Học viện, Bí thư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Học viện; các đồng chí lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Học viện.
Thăm và làm việc tại Học viện, đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương cùng các đại biểu trong Đoàn công tác Ban Tuyên giáo Trung ương, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã trồng cây lưu niệm tại khuôn viên Học viện và thăm quan Phòng Truyền thống của Nhà trường.
Phát biểu chỉ đạo buổi làm việc, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa nêu một số vấn đề để các đại biểu tập trung trao đổi, gồm công tác giáo dục, đào tạo theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII, nhất là đối với Học viện Báo chí và Tuyên truyền, một trường Đảng chuyên đào tạo đội ngũ cán bộ lý luận, tuyên truyền, cán bộ báo chí, xuất bản và các ngành khác liên quan đến các lĩnh vực khoa học, xã hội, tư tưởng và văn hóa. Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa chỉ ra những khó khăn, vướng mắc của Học viện trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ do Đảng, Nhà nước giao, cũng như trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập của đất nước trong thời kỳ đổi mới…
Phát biểu chào mừng Đoàn công tác Ban Tuyên giáo Trung ương, đồng chí PGS,TS Mai Đức Ngọc, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng Trường Học viện Báo chí và Tuyên truyền bày tỏ vinh dự được đón tiếp Đoàn đến thăm và làm việc tại Học viện, đồng thời mong muốn thông qua chuyến làm việc tại Học viện lần này, giữa Ban Tuyên giáo Trung ương và Học viện Báo chí và Tuyên truyền sẽ có những hợp tác chặt chẽ hơn nữa. Bên cạnh đó, Học viện sẽ tiếp tục nhận được sự quan tâm, chỉ đạo định hướng và hỗ trợ của các đồng chí lãnh đạo và các đơn vị trực thuộc Ban Tuyên giáo Trung ương trong các mặt hoạt động của Nhà trường, để Học viện tiếp tục hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao và có những bước phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới.
Tại buổi làm việc, thay mặt lãnh đạo Học viện, đồng chí PGS,TS Phạm Minh Sơn, Phó Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền báo cáo với Đoàn công tác về các mặt hoạt động của Học viện trong 60 năm qua. Theo đó, Học viện Báo chí và Tuyên truyền thành lập ngày 16.1.1962, đến nay tròn 60 năm xây dựng và phát triển. Ngay từ những ngày đầu thành lập, Học viện thực hiện tốt các nhiệm vụ của Ban Bí thư Trung ương Đảng giao, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Ban Tuyên giáo Trung ương và sau này khi trở thành bộ phận cấu thành của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. 60 năm qua, ở trong mỗi thời kỳ khác nhau, ở từng giai đoạn cách mạng, các thế hệ cán bộ, giáo viên, học viên, sinh viên Học viện luôn đoàn kết một lòng, nỗ lực vượt qua mọi khó khăn thách thức, hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao, đóng góp nhiều thành tựu xứng đáng trong sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc và sự phát triển chung của đất nước.
Về đào tạo đội ngũ cán bộ, 60 năm trưởng thành và phát triển, Học viện đã đào tạo, bồi dưỡng cho đất nước hơn 70 nghìn cán bộ có trình độ cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ trong lĩnh vực lý luận chính trị, công tác tư tưởng, báo chí, truyền thông. Trong đó có hàng nghìn cán bộ nghiên cứu, giảng dạy lý luận Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh ở hệ thống các trường Đảng, trường đại học, cao đẳng, các cơ sở đào tạo của các tổ chức chính trị - xã hội; hàng chục ngàn phóng viên, biên tập viên, cán bộ làm công tác truyền thông, cán bộ quản lý ở các nhà xuất bản, các cơ quan báo chí, các cơ quan truyền thông trong cả nước.
Đội ngũ cán bộ được đào tạo, bồi dưỡng ở Học viện luôn có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, năng lực chuyên môn cao, đã có những cống hiến to lớn đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng, của nhân dân ta. Nhiều người trong số đó đã trở thành các nhà khoa học đầu đàn, các nhà giáo có uy tín, các nhà báo, biên tập viên có tên tuổi... Không ít người đã trở thành cán bộ lãnh đạo cấp cao, cán bộ chủ chốt của Đảng, Nhà nước trong các ngành, các lĩnh vực ở Trung ương và các địa phương. Học viên, sinh viên sau khi tốt nghiệp từ Học viện, phần lớn đã nhanh chóng được nhận vào làm việc đúng ngành nghề ở nhiều cơ quan khác nhau trong hệ thống chính trị đất nước và phát huy tốt khả năng chuyên môn đã được đào tạo. Không ít người đã trở thành gương mặt tiêu biểu trong lĩnh vực công tác của mình, được xã hội thừa nhận và đánh giá cao.
Học viện còn đào tạo hàng nghìn sinh viên đại học, học viên cao học, thực tập sinh và nghiên cứu sinh đến từ các nước như: Lào, Campuchia, Trung Quốc, Hàn Quốc theo các hiệp định song phương giữa Đảng, Chính phủ Việt Nam và đảng, chính phủ các nước.
Về hoạt động khoa học 60 năm qua, Học viện đã triển khai nghiên cứu hàng ngàn đề tài các cấp. Cán bộ nghiên cứu và giảng dạy của Học viện đã công bố hàng nghìn bài báo khoa học đăng tải trên các tạp chí có uy tín cả trong và ngoài nước; tổ chức hàng trăm cuộc hội thảo khoa học quốc gia và quốc tế… thu hút sự tham dự của nhiều nhà khoa học quốc tế đến từ Trung Quốc, Lào, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, Đức, Thụy Điển, Anh, Pháp, Áo...
Hoạt động nghiên cứu khoa học ở Học viện không chỉ phục vụ đắc lực cho sự nghiệp đào tạo của Học viện, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ mà còn mang lại hiệu quả xã hội to lớn. Những thành tựu trong nghiên cứu khoa học của Học viện Báo chí và Tuyên truyền là minh chứng rõ nét về sự trưởng thành vượt bậc về số lượng và chất lượng của nguồn nhân lực khoa học và đào tạo ở đây.
Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về tăng cường hợp tác trên mọi lĩnh vực, nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học, Học viện đã từng bước thiết lập quan hệ với các đối tác quốc tế mới. Hiên tại, Nhà trường có quan hệ hợp tác về đào tạo và nghiên cứu khoa học với nhiều đối tác của các nước thuộc 4 châu lục: Á, Âu, Mỹ, Úc về bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí, truyền thông, chính sách công.
Những năm gần đây, Học viện đã tổ chức nhiều đoàn cán bộ, giảng viên đi công tác, bồi dưỡng, trao đổi kinh nghiệm, giảng dạy, tham dự hội thảo khoa học tại nhiều nước như Mỹ, Anh, Pháp, Áo, Thụy Điển, Australia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Lào… Năm 2016, Học viện chính thức triển khai chương trình Cử nhân quốc tế Quảng cáo, PR và Truyền thông tại Việt Nam theo phương thức nhượng quyền với Đại học Middlesex (Vương quốc Anh). Học viện đã xây dựng được nhiều đề án hợp tác quốc tế về nghiên cứu, giảng dạy lý luận chính trị, báo chí - truyền thông, ký kết nhiều biên bản ghi nhớ với nhiều đối tác như: Trường Đảng Thành ủy Thiên Tân, Trường Đảng Trùng Khánh, Đại học Liêu Ninh (Trung Quốc)…
Về cơ sở vật chất, Học viện có hệ thống các phòng thực hành tin học, ngoại ngữ, nghiệp vụ giảng dạy, tuyên truyền hiện đại; có các Studio phát thanh, truyền hình, ảnh, các phòng thực hành kỹ năng xử lý báo chí, truyền thông đa phương tiện liên tục được nâng cấp về thiết bị chuyên dụng để theo kịp yêu cầu thực tiễn.
Ký túc xá sinh viên Học viện gồm 4 dãy nhà cao tầng, được xây dựng thành hệ thống nhà ở khép kín với tiện nghi phù hợp, có sức chứa 1.500 người. Hệ thống các phòng làm việc có đầy đủ điều kiện của một công sở hiện đại. Hệ thống quản lý, điều hành công tác đã được tin học hóa, hiện đại hóa, góp phần nâng cao hiệu quả quản trị Nhà trường.
Tựu trung, cơ sở vật chất của Học viện đã đạt tiêu chuẩn của một trung tâm quốc quốc gia về đào tạo cán bộ lý luận chính trị và báo chí - truyền thông và có đủ điều kiện để tiếp tục phát triển về cả chiều sâu lẫn chiều rộng trong thời gian tới.
Với những thành tích to lớn trong sự nghiệp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế Học viện đã được Đảng và Nhà nước tặng thưởng Huân chương độc lập hạng Nhì (năm 1992), Huân chương độc lập hạng Nhất (năm 2001), Huân chương Hồ Chí Minh (năm 2007), Huân chương độc lập hạng Ba (2021)… và nhiều phần thưởng cao qúy khác.
Học viện Báo chí và Tuyên truyền có được sự phát triển mạnh mẽ về mọi phương diện trong những năm qua, trước hết là kết quả của sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát của Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng; sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp, sát sao, thường xuyên và hiệu quả của Đảng ủy, Ban Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tạo điều kiện thuận lợi ở mức cao nhất về mọi mặt, có ý nghĩa trước mắt và lâu dài đối với sự phát triển của Nhà trường; sự quan tâm, phối hợp, giúp đỡ của các ban, bộ, ngành Trung ương, nhất là của Ban Tuyên giáo Trung ương. Cùng với đó, là sự nỗ lực hết mình vì sự nghiệp trồng người của các thế hệ cán bộ, giảng viên của Nhà trường trong mọi hoàn cảnh luôn đồng lòng nhất trí, phát huy tinh thần cần cù, sáng tạo, nắm bắt cơ hội, vượt qua thách thức, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, xứng đáng với lòng tin cậy của Đảng, của nhân dân.
Trong thời gian tới, để Học viện Báo chí và Tuyên truyền triển khai, thực hiện nhiệm vụ được tốt hơn, đóng góp nhiều hơn nữa cho sự nghiệp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cho hệ thống chính trị, các địa phương, đơn vị, PGS,TS Phạm Minh Sơn đã có những đề xuất, kiến nghị Ban Tuyên giáo Trung ương tiếp tục quan tâm chỉ đạo định hướng trong các mặt hoạt động của Nhà trường, đặc biệt là trong phối hợp triển khai rà soát, thống nhất chương trình bồi dưỡng cấp chứng chỉ nghiệp vụ báo chí, xuất bản; triển khai những nội dung phối hợp cụ thể giữa Học viện Báo chí và Tuyên truyền với các vụ, cơ quan, đơn vị chức năng của Ban Tuyên giáo Trung ương.
Tại buổi làm việc lãnh đạo ban, vụ, phòng... thuộc Ban Tuyên giáo Trung ương và lãnh đạo các đơn vị của Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã trao đổi, đề xuất nhiều ý kiến gợi mở các nội dung phương hướng, giải pháp về việc: đổi mới, xây dựng và phát triển Học viện; phối hợp thực hiện các nhiệm vụ chính trị, giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học; thảo luận các cơ chế chính sách trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác tư tưởng - văn hóa, báo chí - truyền thông, cán bộ làm công tác tuyên giáo của Đảng…
Đại diện cơ quan chủ quản của Học viện Báo chí và Tuyên truyền, đồng chí PGS,TS Nguyễn Duy Bắc, Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Giám đốc Thường trực Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh đã có những kiến nghị, đề xuất với Ban Tuyên giáo Trung ương tiếp tục tạo điều kiện, quan tâm và hỗ trợ tốt nhất để Học viện Báo chí và Tuyên truyền thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ và phát huy được thế mạnh đặc trưng trong các mặt hoạt động của Nhà trường.
Kết luận buổi làm việc, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa biểu dương những kết quả đã đạt được của Học viện Báo chí và Tuyên truyền trong 60 năm xây dựng và phát triển. Đồng chí đánh giá Học viện đã có nhiều bước chuyển mình để thích ứng với từng giai đoạn phát triển khác nhau của đất nước, công tác dạy và học có bước phát triển mạnh mẽ, công tác nghiên cứu khoa học ngày càng có vai trò to lớn trong hoạt động chung, góp phần bổ sung và đổi mới nội dung và phương pháp giảng dạy; chất lượng đào tạo không ngừng được nâng cao, đáp ứng kịp thời về nhu cầu chất lượng cán bộ của Đảng đáp ứng với thực tiễn hiện nay. Để tiếp tục phát huy thế mạnh, nâng cao hơn nữa uy tín và thương hiệu thời gian tới Học viện Báo chí và Tuyên truyền, đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa đề nghị Học viện Báo chí và Tuyên truyền trong thời gian tới cần tiếp tục phát huy truyền thống tốt đẹp, phát huy tinh thần đoàn kết, ra sức thi đua dạy tốt, học tốt, nghiên cứu sáng tạo để đạt được nhiều thành tích xuất sắc hơn nữa, tập trung xây dựng phát triển nhà trường ngày càng vững mạnh cần tập trung các nhiệm vụ sau:
Học viện Báo chí và Tuyên truyền cần xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ, đề ra các giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo. Giữ vững vị thế là cơ sở đào tạo, bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị, cán bộ làm công tác tuyên giáo, công tác xây dựng Đảng và chính quyền nhà nước; là cơ sở nghiên cứu khoa học về lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực tư tưởng - văn hóa, báo chí, truyền thông nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cho đất nước và ngành Tuyên giáo.
Tiếp tục quán triệt sâu sắc Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, gắn liền quán triệt nội dung các hội nghị của Trung ương cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng và các bài phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong toàn bộ hoạt động của Học viện Báo chí và Tuyên truyền; không ngừng đổi mới nội dung, chương trình, phương thức đào tạo, bồi dưỡng; kịp thời bổ sung, cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng vào chương trình, giáo trình, bài giảng, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo.
Đổi mới căn bản và toàn diện hoạt động của Học viện, phát huy tính năng động, sáng tạo, ý thức trách nhiệm của tập thể cán bộ viên chức, giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Quan tâm bồi dưỡng phương pháp tự học, tự nghiên cứu cho đội ngũ giảng viên, sinh viên; gắn kết chặt chẽ lý thuyết với thực tiễn, trang bị cho sinh viên kiến thức, kỹ năng, phẩm chất đạo đức, lý tưởng sống cao đẹp, ý thức trách nhiệm cao với bản thân, với gia đình, cộng đồng và đất nước để thích ứng tốt với các môi trường làm việc. Xây dựng, phát triển đội ngũ giảng viên thực sự là những tấm gương sáng về phẩm chất đạo đức, phong cách, lối sống mẫu mực; về năng lực công tác, phương pháp làm việc đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo trong tình hình mới.
Chú trọng xây dựng, triển khai các chương trình đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ tuyên giáo các cấp, góp phần nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ, tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước và đáp ứng yêu cầu đổi mới phương thức tuyên giáo trong tình hình mới.
Tiếp tục giữ vững vai trò tiên phong trong công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh chống các quan điểm sai trái, thù địch, bảo đảm tính khoa học, tính chiến đấu và tính thuyết phục. Đề cao vai trò, phát huy ưu thế của đội ngũ các nhà giáo, nhà khoa học có bản lĩnh, tri thức kinh nghiệm của Học viện Báo chí và Tuyên truyền trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh chống các quan điểm sai trái, thù địch.
Về những đề xuất, kiến nghị của Học viện Báo chí và Tuyên truyền đối với đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ báo chí, xuất bản; lý luận chính trị; nghiên cứu khoa học, đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa yêu cầu Học viện Báo chí và Tuyên truyền xây dựng thành các đề án, kế hoạch cụ thể. Theo đó, các vụ, đơn vị của Ban Tuyên giáo Trung ương sẽ có ý kiến cụ thể và phối hợp thực hiện theo thẩm quyền./.
Nguồn: Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông
Bài liên quan
- Một số hình ảnh hoạt động tiêu biểu của Học viện trong tháng 7 năm 2024
- Vinh danh 122 tác phẩm xuất sắc nhất tại Lễ trao Giải Báo chí Quốc gia lần thứ 18 năm 2023
- Chuỗi sự kiện của Học viện Báo chí và Tuyên truyền tại Hội báo Toàn quốc năm 2024
- Hội nghị Tổng kết hoạt động khoa học sinh viên năm 2023 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2024
- Lễ công bố quyết định và trao giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục đối với cơ sở giáo dục Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Xem nhiều
- 1 Video Tư liệu: Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông 30 năm xây dựng và phát triển
- 2 Xu hướng hòa bình, hợp tác, phát triển trên thế giới và vai trò của Việt Nam hiện nay
- 3 Sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo trong sản xuất chương trình truyền hình
- 4 Giữ gìn và bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc ít người, góp phần củng cố, phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc
- 5 Phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Bến Tre: Thực trạng và giải pháp
- 6 Sử dụng ChatGPT trong việc cải thiện kỹ năng viết cho sinh viên học tiếng Anh
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Mấy vấn đề cơ chế tài chính đáp ứng phục vụ nhiệm vụ chiến lược của Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay
Học viện Báo chí và Tuyên truyền (Học viện) là đơn vị sự nghiệp công lập, có chức năng đào tạo đại học, sau đại học các ngành lý luận chính trị, báo chí, truyền thông, kinh tế, xây dựng Đảng, quản lý nhà nước, quản lý xã hội…, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ các cấp. Để thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao, Học viện cần có cơ chế tài chính phù hợp nhằm huy động tối đa nguồn lực tài chính và phân phối, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, tạo động lực thúc đẩy hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Trong những năm qua, thực hiện cơ chế tài chính ở Học viện đã có những chuyển biến tích cực, các nguồn thu đảm bảo chi, thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của Học viện. Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu nguồn lực tài chính cho chiến lược phát triển giai đoạn mới của Học viện, công tác thực hiện cơ chế quản lý tài chính cần tiếp tục đổi mới, hoàn thiện.
Một số hình ảnh hoạt động tiêu biểu của Học viện trong tháng 7 năm 2024
Một số hình ảnh hoạt động tiêu biểu của Học viện trong tháng 7 năm 2024
Tạp chí LLCT&TTĐT giới thiệu một số hình ảnh hoạt động tiêu biểu của Đoàn cán bộ, lãnh đạo Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh trong tháng 7 năm 2024
Vinh danh 122 tác phẩm xuất sắc nhất tại Lễ trao Giải Báo chí Quốc gia lần thứ 18 năm 2023
Vinh danh 122 tác phẩm xuất sắc nhất tại Lễ trao Giải Báo chí Quốc gia lần thứ 18 năm 2023
Tối 21/6/2024, Lễ trao Giải Báo chí Quốc gia lần thứ XVIII - năm 2023 đã diễn ra trang trọng tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Xô, Hà Nội, đúng dịp kỷ niệm 99 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam. Chủ tịch nước Tô Lâm dự và phát biểu tại buổi lễ.
Chuỗi sự kiện của Học viện Báo chí và Tuyên truyền tại Hội báo Toàn quốc năm 2024
Chuỗi sự kiện của Học viện Báo chí và Tuyên truyền tại Hội báo Toàn quốc năm 2024
Hội Báo toàn quốc 2024 - Ngày hội của báo giới cả nước, đã được trang trọng khai mạc sáng ngày 15/3/2024, tại thành phố Hồ Chí Minh với chủ đề “Báo chí Việt Nam – Tiên phong, đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân”, là sự kiện có quy mô lớn nhất từ trước đến nay, quy tụ hơn 100 cơ quan báo chí Trung ương và địa phương, các cấp Hội Nhà báo Việt Nam tại 63 tỉnh, thành phố trong cả nước. Đây là một điểm nhấn về tính chuyên nghiệp, hiện đại của báo chí, thể hiện rõ chất lượng, quy mô của các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ, hoạt động triển lãm, trưng bày, cũng như các chương trình văn hóa, nghệ thuật đặc sắc. Đây còn là dịp để giới báo chí tiếp xúc trực tiếp với công chúng báo chí, đồng thời mong muốn các cơ quan báo chí dành nhiều thời lượng để tuyên truyền xuyên suốt về hoạt động này. Học viện Báo chí và Tuyên truyền tham gia khu trưng bày tại Hội báo Toàn quốc năm 2024 với nhiều sự kiện nổi bật, ý nghĩa.
Hội nghị Tổng kết hoạt động khoa học sinh viên năm 2023 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2024
Hội nghị Tổng kết hoạt động khoa học sinh viên năm 2023 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2024
Sáng 29/2/2024, Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức Hội nghị Tổng kết hoạt động khoa học sinh viên năm 2023 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2024.
Bình luận