Họp Ban Giám khảo Vòng chung khảo Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ ba, năm 2023
Dự họp có các đồng chí thành viên Ban Tổ chức, Tổ Thư ký giúp việc Cuộc thi.
Báo cáo kết quả triển khai phát động Cuộc thi và dự kiến phương hướng công tác thời gian tới, TS Nguyễn Anh Tuấn, Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý khoa học, Chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo 35 Học viện, Ủy viên thường trực Ban Tổ chức Cuộc thi cho biết: Đến hết ngày 31/7/2023, Ban Tổ chức Cuộc thi đã thu nhận được 301.365 tác phẩm dự thi ở cả 5 loại hình là tạp chí, báo, phát thanh, truyền hình và video clip, gấp gần 03 lần so với năm 2022. Nhìn chung, các đơn vị/địa phương đều tổ chức sàng lọc/chấm thi ở cơ sở để lựa chọn những sản phẩm tốt nhất gửi dự thi cấp Trung ương; một số địa phương tiến hành trao giải cấp cơ sở (như Hưng Yên, Thái Nguyên, Hải Phòng, Hà Nội, Sơn La, Hà Giang…).
Sau khi đối chiếu các tác phẩm trùng lặp (do nộp nhiều nơi), căn cứ thể lệ Cuộc thi, Tổ Thư ký tiếp tục kiểm tra, sàng lọc để đưa vào chấm Sơ khảo 3.155 tác phẩm đáp ứng yêu cầu về thể thức, cách thức trình bày và đúng chủ đề Cuộc thi, gồm 1.412 tác phẩm thể loại tạp chí, 1.487 tác phẩm thể loại báo, 77 tác phẩm thể loại phát thanh, 124 truyền hình và 55 video clip.
Trên cơ sở giới thiệu của các cơ quan, đơn vị và nguồn lực chuyên gia, nhà khoa học của Học viện, Giám đốc Học viện, Trưởng Ban Chỉ đạo Cuộc thi đã ban hành các Quyết định thành lập Hội đồng Giám khảo Vòng sơ khảo. Ngày 07/9/2023, Hội đồng Giám khảo Vòng sơ khảo đã họp để triển khai công tác chấm thi và thảo luận, cho ý kiến về tiêu chí chấm điểm các thể loại. Từ 07/9/2023 đến 20/9/0023, Hội đồng Giám khảo tiến hành chấm thi.
Từ kết quả chấm sơ khảo, Giám đốc Học viện, Trưởng Ban Chỉ đạo Cuộc thi đã ban hành các Quyết định thành lập Hội đồng Giám khảo Vòng chung khảo gồm 04 Ban Giám khảo theo các thể loại:
- Tạp chí: gồm 15 thành viên, được chia thành 03 tiểu ban; mỗi tiểu ban 05 thành viên; các thành viên tiến hành chấm độc lập, điểm của tác phẩm là điểm trung bình của 05 giám khảo.
- Báo: gồm 15 thành viên, được chia thành 03 tiểu ban; mỗi tiểu ban 05 thành viên tiến hành chấm độc lập, điểm của tác phẩm là điểm trung bình của 05 giám khảo.
- Phát thanh: gồm 10 thành viên, được chia thành 02 tiểu ban; mỗi tiểu ban 05 thành viên; các thành viên họp, đánh giá từng tác phẩm, điểm của tác phẩm là điểm trung bình của 05 giám khảo.
- Truyền hình/Video clip: gồm 10 thành viên, được chia thành 02 tiểu ban; mỗi tiểu ban 05 thành viên; các thành viên họp, đánh giá từng tác phẩm, điểm của tác phẩm là điểm trung bình của 05 giám khảo.
Đồng thời với quá trình chấm, Ban Tổ chức tiến hành rà quét trùng lặp các tác phẩm đưa vào chấm Chung khảo; kết quả rà quét là một trong những căn cứ để đề xuất giải thưởng.
Phát biểu tại cuộc họp, các đại biểu đều khẳng định thành tựu, ý nghĩa và giá trị của Cuộc thi: công tác tổ chức được triển khai chu đáo, bài bản; công tác chấm thi đảm bảo khách quan, công tâm, chính xác với tiêu chí chấm thi được đánh giá là vừa có tính định tính vừa có tính định lượng… Để nâng cao hơn nữa hiệu quả kế hoạch tổ chức Cuộc thi, tham luận tại cuộc họp, các đại biểu, thành viên Hội đồng Giám khảo Vòng chung khảo cho ý kiến về thang điểm, tiêu chí và phương thức chấm phù hợp với từng thể loại.
Phát biểu tổng kết, GS,TS. Nguyễn Xuân Thắng ghi nhận và đánh giá cao những phát biểu tâm huyết, thể hiện tinh thần trách nhiệm đến từ các thành viên dự họp. Đồng chí nhấn mạnh: việc có nhiều tác phẩm tham gia dự thi năm nay, đảm bảo về số lượng cũng như chất lượng, đã cho thấy tính lan tỏa, thu hút của Cuộc thi.
Ghi nhận những ý kiến góp ý của các thành viên dự họp, GS,TS. Nguyễn Xuân Thắng yêu cầu Văn phòng Ban Chỉ đạo 35 – đơn vị thường trực của Cuộc thi cần tiếp thu để hoàn thiện Kế hoạch tổ chức cuộc thi năm 2023 đảm bảo hiệu quả, thành công; khẳng định được giá trị, ý nghĩa và tinh thần của Cuộc thi. Trong đó, công tác chuẩn bị, tổ chức cuộc thi, công tác truyền thông phải được tiến hành chu đáo; công tác sàng lọc, đánh giá bài viết dự thi phải khách quan, công tâm, chính xác, công bằng, công khai, minh bạch.
Học viện Báo chí và Tuyên truyền trực thuộc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ngày 25/9/2023, Học viện đã phối hợp với Ban Chỉ đạo 35 của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí minh bố trí phòng, cơ sở vật chất trang thiết bị và đội ngũ nhân lực để phục vụ công tác chấm thi Vòng chung khảo Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ ba, năm 2023.
Dưới đây là hình ảnh các tiểu ban tham gia chấm thi ở 2 thể loại: Phát thanh và Truyền hình/Video Clip, tại địa điểm Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
Nguồn: Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
Bài liên quan
- Dấu ấn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong công tác tư tưởng của Đảng
- Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh gặp mặt kỷ niệm 99 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam và Lễ ra mắt giao diện mới Tạp chí điện tử Lý luận chính trị.
- Chủ tịch nước Tô Lâm thăm và chúc mừng các nhà báo lão thành
- Chương trình hoạt động của Học viện Báo chí và Tuyên truyền tại Hội báo toàn quốc năm 2024
- Hội nghị hội viên Chi hội nhà báo Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông
Xem nhiều
- 1 Mạch Nguồn số 55: Lửa
- 2 Nhà báo Nguyễn Phú Trọng
- 3 Mạch Nguồn số 54: Thắp lửa trị ân
- 4 Lễ tốt nghiệp Chương trình Cử nhân quốc tế Quảng cáo, Quan hệ công chúng và Thương hiệu Khóa V
- 5 Khảo sát sơ bộ đánh giá chất lượng chương trình đào đạo chính quy trình độ đại học tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- 6 Họp Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức kỷ niệm 75 năm truyền thống Học viện (1949-2024)
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Vai trò của phát ngôn đối ngoại đối với công tác đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam
Phát ngôn đối ngoại là một cách thức để thực hiện công tác đối ngoại. Công tác phát ngôn đối ngoại nhằm mục đích bảo vệ và quảng bá lợi ích của quốc gia, đồng thời tạo ra môi trường thuận lợi để thúc đẩy sự hợp tác, giao lưu văn hóa, thương mại, đầu tư và hòa bình với các quốc gia khác. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và bùng nổ thông tin, phát ngôn đối ngoại là kênh thông tin chính thức, uy tín và đáng tin cậy. Phát ngôn đối ngoại là hoạt động bày tỏ quan điểm của Việt Nam về đường lối, chính sách đối ngoại, cũng như quan điểm của Việt Nam về các vấn đề quốc tế và khu vực. Bên cạnh đó, phát ngôn đối ngoại là hình thức quảng bá hình ảnh đất nước con người, văn hóa, phong tục tập quán Việt Nam ra thế giới. Qua đó, phát ngôn đối ngoại không chỉ đóng góp vào việc thực hiện đường lối và chính sách đối ngoại mà còn thúc đẩy quá trình hội nhập, nâng cao vị thế quốc tế của đất nước. Đồng thời, phát ngôn đối ngoại cũng là cách thức đấu tranh, phê phán và bác bỏ những thông tin sai lệch, những luận điệu bôi xấu và xuyên tạc về Việt Nam.
Dấu ấn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong công tác tư tưởng của Đảng
Dấu ấn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong công tác tư tưởng của Đảng
57 năm đứng trong hàng ngũ của Đảng, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn cho sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và dân tộc. Đặc biệt, trong công cuộc đổi mới đất nước, Đồng chí để lại nhiều dấu ấn sâu đậm trong công tác tư tưởng của Đảng, góp phần hoạch định chủ trương, đường lối ở tầm chiến lược; xây dựng, hoàn thiện lý luận về đường lối đổi mới của Đảng; đưa đất nước ta đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử.
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh gặp mặt kỷ niệm 99 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam và Lễ ra mắt giao diện mới Tạp chí điện tử Lý luận chính trị.
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh gặp mặt kỷ niệm 99 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam và Lễ ra mắt giao diện mới Tạp chí điện tử Lý luận chính trị.
Chiều 20/6, tại Hà Nội, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức gặp mặt kỷ niệm 99 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2024) và Lễ ra mắt giao diện mới Tạp chí điện tử Lý luận chính trị. GS,TS. Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương dự và chủ trì buổi lễ. Buổi lễ được tổ chức bằng hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến từ trung tâm Học viện đến các Học viện khu vực II, III, IV.
Chủ tịch nước Tô Lâm thăm và chúc mừng các nhà báo lão thành
Chủ tịch nước Tô Lâm thăm và chúc mừng các nhà báo lão thành
Nhân dịp kỷ niệm 99 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6), chiều 19/6, Chủ tịch nước Tô Lâm đã tới thăm, chúc mừng và tặng quà một số nhà báo lão thành tại Thủ đô Hà Nội.
Chương trình hoạt động của Học viện Báo chí và Tuyên truyền tại Hội báo toàn quốc năm 2024
Chương trình hoạt động của Học viện Báo chí và Tuyên truyền tại Hội báo toàn quốc năm 2024
Hội Báo toàn quốc năm 2024, diễn ra tại Thành phố Hồ Chí Minh từ ngày 15 đến 17/3/2024, do Hội Nhà báo Việt Nam chủ trì, phối hợp với UBND Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức. Học viện Báo chí và Tuyên truyền tham gia khu trưng bày tại Hội báo toàn quốc năm 2024 với nhiều sự kiện ý nghĩa. Ban Biên tập Tạp chí thông tin đến độc giả các Chương trình hoạt động của Học viện Báo chí và Tuyên truyền tại Hội báo Toàn quốc năm 2024.
Bình luận