Học Bác, xây dựng đạo đức người làm báo Việt Nam
Trong lịch sử thế giới hiện đại, Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ cách mạng và nhà tư tưởng quan tâm hàng đầu đến vấn đề đạo đức. Suốt đời mình, Người kiên trì giáo dục đạo đức cho cán bộ, đảng viên. Người là tấm gương trọn vẹn của đạo đức mới: Suốt đời phấn đấu hy sinh vì lợi ích của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân.
Sự nghiệp cách mạng của Hồ Chí Minh là suốt đời đấu tranh giành độc lập cho Tổ quốc và hạnh phúc cho đồng bào. Xuất phát từ nhận thức “cách mạng là sự nghiệp của quần chúng”, Hồ Chí Minh từ khi bước vào hoạt động cách mạng đã biết sử dụng báo chí như một vũ khí sắc bén để cổ vũ và động viên phong trào cách mạng của nhân dân. Trong cuộc đời mình, Hồ Chí Minh đã để lại một di sản vô cùng đồ sộ với hơn 2.000 bài báo, 500 truyện, ký và 300 bài thơ, được ký bằng 174 tên gọi, bí danh và bút danh khác nhau.
Từ kinh nghiệm thực tiễn của mình, Hồ Chí Minh đã nêu lên bài học đầu tiên cho người làm báo là phải quan hệ mật thiết với quần chúng. Nhằm vào quần chúng thì người làm báo phải tự xác định cho mình đây là hành động cách mạng, vì lý tưởng cách mạng chứ không phải là hứng thú cá nhân hay mưu toan lợi ích riêng tư. Người làm báo phải lấy nhiệm vụ chung của toàn Đảng, toàn dân làm nhiệm vụ chính của báo chí, để chỉ đạo suy nghĩ, điều khiển ngòi bút…
Phẩm chất đạo đức của người làm báo cách mạng không gì khác hơn là sự tuyệt đối trung thành với lý tưởng cách mạng của Đảng, chiến đấu cho sự thắng lợi của chân lý cách mạng, hết lòng phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân.
Sâu sát thực tế, sâu sát quần chúng, nói lên sự thật, đó là phong cách làm báo của nhà báo Hồ Chí Minh. Bác đem kinh nghiệm làm báo của mình để tâm sự với các nhà báo. Trường học làm báo của Bác là trường đời, cho nên Người luôn khuyên các nhà báo phải học: “Học trong xã hội, học nơi công tác, học thực tế, học ở quần chúng”.
Khi nói đến hoạt động báo chí, Bác Hồ quan tâm đặc biệt đến tư cách người làm báo. Người coi một tấm gương sống còn có giá trị hơn hàng trăm bài diễn văn tuyên truyền. Người đòi hỏi người làm báo khi nói đến cần, kiệm, liêm, chính thì trước hết mình phải cần, kiệm, liêm, chính và đặc biệt khi cầm bút phải phản ánh trung thực, khách quan.
Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu mỗi cán bộ báo chí cách mạng phải coi trọng việc phê bình và tự phê bình. Đây là quy luật phát triển của báo chí cách mạng. Nếu báo chí thực hiện đúng theo lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh về phê bình và tự phê bình thì có thể hạn chế, ngăn ngừa, khắc phục được những khuyết điểm của mình.
Báo chí ra đời và phát triển là nhu cầu khách quan của xã hội về thông tin và giao tiếp, dựa trên những điều kiện về chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội, khoa học kỹ thuật, công nghệ. Đó là những tiền đề có ý nghĩa về vật chất cho sự ra đời và phát triển của báo chí. Song nhân tố giữ vai trò quyết định đến sự tồn tại, phát triển của báo chí là những người làm báo.
Suy cho cùng quan niệm về đạo đức nghề báo cũng vẫn dựa trên đạo đức xã hội nói chung để phân biệt tốt-xấu, thiện - ác. Sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, hội nhập quốc tế hiện nay đòi hỏi những người làm báo càng phải coi trọng ý thức công dân, trách nhiệm xã hội và đạo đức nghề nghiệp. Học tập, kế thừa tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, noi theo tấm gương đạo đức của Người, phần lớn cán bộ đảng viên, trong đó có các nhà báo đã lấy việc trau dồi đạo đức cách mạng, thực hiện đấu tranh phê bình và tự phê bình làm tiêu chí phấn đấu tu dưỡng, rèn luyện hằng ngày.
Trong sự nghiệp cách mạng hiện nay, báo chí và nhà báo đang đứng trước những thách thức mới. Trước những cái xấu, cái sai trong xã hội, báo chí phải đấu tranh một cách trung thực, chân thành. Các nhà báo cũng phải thực sự có dũng khí để vượt qua chính mình, vượt qua mọi cám dỗ đời thường để không bị “bẻ cong” ngòi bút. Thực tế cho thấy, bên cạnh các nhà báo tâm huyết và cách mạng, thời gian qua cũng đã xuất hiện một số nhà báo bị sa ngã, thoái hóa, làm tổn hại đến uy tín của giới báo chí Việt Nam.
Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh có tính thuyết phục sâu sắc, sớm đi vào đời sống, được nhân dân tiếp nhận và trở thành một bộ phận của văn hóa dân tộc, thành vũ khí của nhân dân trong cuộc đấu tranh chống lại các hiện tượng tha hóa về đạo đức của xã hội như: quan liêu, hách dịch, tham nhũng, cửa quyền, đặc quyền, đặc lợi… Kế thừa di sản tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh cũng tức là lĩnh hội từ đó cái tâm, cái đức của người làm báo. Từ cái tâm, cái đức của người làm báo sẽ định hướng cho việc học hỏi suốt đời, cho tính trung thực, dũng cảm của người chiến sĩ trên mặt trận văn hóa-tư tưởng của Đảng. Việc mỗi nhà báo thường xuyên học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, học tập những quan điểm, tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là thiết thực góp phần trau dồi bản lĩnh chính trị, đạo đức nghề nghiệp và không ngừng tự hoàn thiện nhân cách của mình./.
Nguồn: Bài đăng trên Báo Quân đội nhân dân điện tử ngày 24.06.2015
Bài liên quan
- Nhà báo đấu tranh chống tin giả trên mạng xã hội
- Một số vấn đề lý luận cơ bản về xây dựng và quản trị thương hiệu trực tuyến
- Báo chí thực hiện chức năng giám sát và phản biện xã hội - vấn đề và giải pháp
- Đào tạo báo chí trong bối cảnh mới
- Vai trò của biên tập và yêu cầu luật hóa quy trình biên tập xuất bản hiện nay
Xem nhiều
-
1
Mạch Nguồn số 66: LỜI HIỆU TRIỆU MÙA XUÂN
-
2
Mạch Nguồn số 68: LAN TỎA PHONG TRÀO THI ĐUA YÊU NƯỚC TẠI HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
-
3
Mạch Nguồn số 65: NHÌN LẠI 2024 "CHUYỆN LÀNG, CHUYỆN NƯỚC"
-
4
Quản trị khủng hoảng truyền thông của các doanh nghiệp tổ chức sự kiện ở Việt Nam hiện nay
-
5
Đổi mới phương pháp dạy và học các môn lý luận chính trị ở các trường đại học tại Việt Nam hiện nay
-
6
Du lịch tỉnh Tây Ninh vươn mình trong bối cảnh hội nhập quốc tế
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một
Thời khắc lá cờ giải phóng tung bay trên nóc Dinh Độc Lập trưa ngày 30 tháng 4 năm 1975 đã đi vào lịch sử dân tộc như một sự kiện trọng đại - ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất, non sông thu về một mối. Đó không chỉ là chiến thắng vĩ đại của nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đầy khó khăn gian khổ, mà còn là biểu tượng sáng ngời của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, của ý chí độc lập, tự cường và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc.
Nhà báo đấu tranh chống tin giả trên mạng xã hội
Nhà báo đấu tranh chống tin giả trên mạng xã hội
Báo chí là kênh giữ vai trò chủ đạo trong việc định hướng dư luận xã hội, bác bỏ và ngăn chặn các dòng thông tin sai lệch, đặc biệt là tin giả từ mạng xã hội. Mỗi nhà báo là một chiến sĩ, vừa có nhiệm vụ truyền tải, dẫn dắt dòng thông tin thời sự đúng đắn, chính xác, bổ ích cho công chúng, vừa đấu tranh chống lại những tác động tiêu cực của tin giả, lành mạnh hóa môi trường thông tin.
Một số vấn đề lý luận cơ bản về xây dựng và quản trị thương hiệu trực tuyến
Một số vấn đề lý luận cơ bản về xây dựng và quản trị thương hiệu trực tuyến
(LLCT&TT) Mạng xã hội phát triển đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của mọi người dân, đặc biệt là thế hệ trẻ. Khi cộng đồng mạng xã hội lớn mạnh cũng trở thành một “thế giới thu nhỏ”, tạo cơ hội cho doanh nghiệp phát triển thương hiệu của mình. Bên cạnh những ưu việt mà mạng xã hội mang lại cho thương hiệu như: gia tăng nhận thức về thương hiệu, tiết kiệm chi phí truyền thông, giúp khách hàng dễ dàng tương tác với thương hiệu hơn, thì việc quản trị danh tiếng thương hiệu trên mạng xã hội đang là vấn đề cấp thiết thu hút sự chú ý của nhiều nhà quản trị chiến lược truyền thông hiện đại. Bài viết này sẽ cung cấp những vấn đề lý luận cơ bản như khái niệm thương hiệu, tài sản thương hiệu cũng như hoạt động quản trị thương hiệu doanh nghiệp trực tuyến.
Báo chí thực hiện chức năng giám sát và phản biện xã hội - vấn đề và giải pháp
Báo chí thực hiện chức năng giám sát và phản biện xã hội - vấn đề và giải pháp
(LLCT&TT) Báo chí là loại hình phương tiện truyền thông đại chúng vô cùng quan trọng trong đời sống xã hội. Vai trò, tầm quan trọng của báo chí không chỉ là phản ánh đời sống xã hội qua việc thông tin nhanh nhất, chân thực nhất những vấn đề mang tính thời sự trong nước và quốc tế, là việc định hướng thông tin và dư luận xã hội mà còn có vai trò giám sát và phản biện xã hội. Trong bối cảnh đất nước ta đang đổi mới và hội nhập quốc tế mạnh mẽ để phát triển thì vai trò của báo chí trong việc thông tin, định hướng thông tin và giám sát, phản biện xã hội càng quan trọng hơn bao giờ hết. Bài viết góp phần làm sáng tỏ hơn một số vấn đề lý luận và thực tiễn của báo chí trong việc thực hiện chức năng giám sát và phản biện xã hội như là một phương tiện, phương thức phát huy dân chủ XHCN và bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân trong bối cảnh mới.
Đào tạo báo chí trong bối cảnh mới
Đào tạo báo chí trong bối cảnh mới
(LLCT&TT) Khoa học công nghệ phát triển đã tác động mạnh mẽ đến đời sống xã hội, thay đổi thói quen, điều kiện tiếp nhận thông tin của công chúng và ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển của báo chí. Sự thay đổi của báo chí trong môi trường số đã đặt ra nhiều vấn đề, trong đó có vấn đề đào tạo nhà báo tại các cơ sở đào tạo báo chí chuyên nghiệp. Yêu cầu đặt ra đối với các cơ sở đào tạo báo chí là không chỉ tạo nguồn nhân lực báo chí thích ứng với yêu cầu mới mà còn đặt nền tảng để nguồn nhân lực thích ứng trong thời gian dài hơn do bối cảnh công nghệ thay đổi và phát triển rất nhanh.
Bình luận