Học viện Báo chí và Tuyên truyền tiếp và làm việc với Đoàn cán bộ Viện Thông tin, Văn hóa và Du lịch nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào
Tham gia cùng đoàn còn có các đồng chí Chan-thạ-phon Khăm-mạ-ni-chăn, Tham tán, Phó Đại sứ, Đại sứ quán nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào; đồng chí Vị-lay-văn Thệp-păn-nha, Trưởng phòng Bồi dưỡng Báo chí, Viện Thông tin, Văn hóa và Du lịch; đồng chí Thạ-vi-phon Sải-păn-nha, Phó Trưởng phòng Kế hoạch, Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Thông tin, Văn hóa và Du lịch.

Tiếp và làm việc với đoàn, về phía Học viện Báo chí và Tuyên truyền có: PGS,TS. Phạm Minh Sơn, Phó Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Học viện; PGS,TS. Nguyễn Thị Trường Giang, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, Phó Giám đốc Học viện; PGS,TS. Trần Thanh Giang, Phó Chủ tịch Hội đồng trường, Phó Giám đốc Học viện; TS. Nguyễn Đức Toàn, Phó Giám đốc Học viện; đại diện lãnh đạo Viện Báo chí, Khoa Phát thanh và Truyền hình, Khoa Xuất bản, Ban Quản lý đào tạo, Ban Kế hoạch Tài chính, Ban Hợp tác quốc tế, Ban Tổ chức cán bộ.
Trao đổi tại buổi làm việc, PGS, TS. Phạm Minh Sơn, Phó Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Học viện bày tỏ vui mừng được đón tiếp đoàn cán bộ Viện Thông tin, Văn hóa và Du lịch nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào thăm và làm việc tại Học viện. PGS, TS. Phạm Minh Sơn hy vọng, thời gian tới, hai bên sẽ có sự trao đổi, hợp tác để hoạt động liên kết đào tạo đi vào chiều sâu, sớm mở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí tại Việt Nam hoặc Lào nhằm góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ phóng viên, biên tập viên, cán bộ chủ chốt trong các cơ quan thông tấn báo chí nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, đưa hoạt động bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý báo chí Lào vào hoạt động của phân ban hợp tác Việt – Lào.

Phát biểu tại buổi làm việc, đồng chí Bun-lườn Sụ-văn-khăm, Phó Viện trưởng Viện Văn hóa, Thông tin và Du lịch nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào đã giới thiệu khái quát về những hoạt động chính của Viện Văn hóa, Thông tin và Du lịch Lào. Đồng chí Bun-lườn Sụ-văn-khăm bày tỏ mong muốn Học viện Báo chí và Tuyên truyền sẽ hỗ trợ Viện Văn hóa, Thông tin và Du lịch Lào trong việc tổ chức các lớp tập huấn bồi dưỡng về báo chí đa phương tiện cho đội ngũ cán bộ chủ chốt, đội ngũ phóng viên và biên tập viên trong các cơ quan thông tấn báo chí của Lào.

Phát biểu tại buổi làm việc, đồng chí Chan-thạ-phon Khăm-mạ-ni-chăn, Tham tán, Phó Đại sứ, Đại sứ quán nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào nhấn mạnh, việc hợp tác giữa Học viện Báo chí và Tuyên truyền với Viện Văn hóa, Thông tin và Du lịch Lào trong việc tổ chức các khóa tập huấn ngắn hạn và dài hạn cho cán bộ chủ chốt, phóng viên, biên tập biên các cơ quan thông tấn báo chí Lào là một nhiệm vụ rất quan trọng trong hợp tác giữa hai Chính phủ cũng như hai Đảng. Hiện nay, Chính phủ Lào đang rất chú trọng đến công tác xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao và tập trung chủ yếu vào các hệ đào tạo bồi dưỡng ngắn hạn trong và ngoài nước, đặc biệt là các hệ đào tạo ngắn hạn của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và các Học viện trực thuộc.





Nguồn: Cổng Thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Bài liên quan
- Xu hướng, xu thế lớn trong quan hệ quốc tế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045
- Một số điều chỉnh chính sách của Mỹ và phương Tây trong quan hệ với Trung Quốc: Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam
- Xây dựng mô hình tự quản trong phương pháp quản lý lưu học sinh nước ngoài tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- 9 trường đại học, học viện đào tạo báo chí, truyền thông của Việt Nam dự Lễ kỷ niệm 70 năm thành lập Đại học Truyền thông Trung Quốc và tham gia các tọa đàm về đào tạo
- Chia sẻ tầm nhìn của Việt Nam cho một tương lai hoà bình, ổn định, hợp tác, thịnh vượng và bền vững
Xem nhiều
-
1
Đại hội Chi bộ khoa Tuyên truyền nhiệm kỳ 2025-2027
-
2
Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức Hội nghị Tuyên dương điển hình tiên tiến lần thứ VI (2025-2030)
-
3
Quản lý thông tin về khoa học quân sự trên báo chí quân đội ở Việt Nam hiện nay - thực trạng và một số giải pháp tăng cường
-
4
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức sản xuất các chương trình thiện nguyện của kênh VTV1- Đài Truyền hình Việt Nam
-
5
Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về kinh tế của Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên hiện nay
-
6
Phát huy vai trò của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Tây Ninh trong tham gia xây dựng Đảng
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Bình đẳng giới trong các cơ quan báo chí và bài học kinh nghiệm
Báo chí đóng vai trò quan trọng trong việc định hình thái độ của xã hội đối với bình đẳng giới, bằng cách vừa làm nổi bật những vấn đề bất bình đẳng đang tồn tại trong xã hội, vừa thúc đẩy sự thay đổi những định kiến hiện có. Cộng đồng phát triển quốc tế đã nhấn mạnh vai trò của truyền thông như một công cụ quan trọng để thúc đẩy bình đẳng giới, cụ thể là Kế hoạch Hành động Bắc Kinh - bản kế hoạch toàn diện nhất nhằm thu hẹp khoảng cách giới trong lĩnh vực truyền thông - đã được 189 quốc gia, trong đó có Việt Nam, thông qua tại Hội nghị Thế giới lần thứ tư về Phụ nữ của Liên Hợp Quốc. Tuy nhiên, bất chấp những cam kết quốc tế này, việc thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực truyền thông vẫn diễn ra chậm chạp, mặc dù đã đạt được những những bước tiến mới, nhưng kết quả vẫn còn rời rạc. Để thúc đẩy vấn đề bình đẳng giới trong báo chí, bài viết này tác giả phân tích một số vấn đề về sự bất bình đẳng trong các cơ quan báo chí – truyền thông trên thế giới, đồng thời đưa ra một số bài học kinh nghiệm từ tổ chức báo chí lớn trên thế giới như The New York Times và Nation Media Group, các chính sách của các quốc gia như Anh, Argentina…Từ đó chỉ ra rằng để thúc đẩy bình đẳng giới trong báo chí, cần có sự hợp tác giữa các bên liên quan, bao gồm chính phủ, tổ chức phi chính phủ và các tổ chức báo chí.
Xu hướng, xu thế lớn trong quan hệ quốc tế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045
Xu hướng, xu thế lớn trong quan hệ quốc tế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045
Xu hướng, xu thế lớn trong quan hệ quốc tế là một bộ phận của cục diện thế giới. Việc nhận diện đúng và có chính sách phù hợp với xu hướng, xu thế lớn đóng vai trò quan trọng trong hoạch định và triển khai chính sách đối ngoại. Tuy nhiên, việc nhận thức chung về xu hướng, xu thế lớn ở khía cạnh nguyên tắc thường dễ thống nhất, nhưng khó đạt được đồng thuận khi đề cập đến từng khía cạnh cụ thể hoặc dự báo trong phạm vi 5 năm của một nhiệm kỳ đại hội đảng. Để có thêm phân tích về vấn đề này, bài viết tập trung bàn về khái niệm, nội hàm của xu hướng, xu thế lớn; dự báo xu hướng, xu thế lớn của quan hệ quốc tế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Một số điều chỉnh chính sách của Mỹ và phương Tây trong quan hệ với Trung Quốc: Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam
Một số điều chỉnh chính sách của Mỹ và phương Tây trong quan hệ với Trung Quốc: Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam
Trong những năm qua, Trung Quốc đã có sự phát triển vượt bậc cả về kinh tế, quân sự và ảnh hưởng quốc tế. Điều này làm gia tăng quan ngại của Mỹ và phương Tây đối với Trung Quốc. Một trong những cách tiếp cận gần đây của Mỹ và phương Tây đối với Trung Quốc là sự xuất hiện của khái niệm “giảm thiểu rủi ro”. Xuất hiện lần đầu tiên vào đầu năm 2023(1), khái niệm “giảm thiểu rủi ro” nhanh chóng trở thành cách tiếp cận chung của Mỹ và phương Tây trong quan hệ với Trung Quốc.
Xây dựng mô hình tự quản trong phương pháp quản lý lưu học sinh nước ngoài tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Xây dựng mô hình tự quản trong phương pháp quản lý lưu học sinh nước ngoài tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Học viện Báo chí và Tuyên truyền là cơ sở đào tạo trong lĩnh vực báo chí, truyền thông và lý luận chính trị có uy tín trên cả nước. Bởi vậy, việc liên kết đào tạo về các lĩnh vực này không chỉ được thực hiện ở các đơn vị đào tạo trong nước mà còn được thực hiện cả ở sự liên kết đào tạo quốc tế. Hàng năm, Học viện đón tiếp một lượng lớn sinh viên quốc tế theo học ở các bậc cử nhân, cao học và nghiên cứu sinh. Do vậy, công tác quản lý sinh viên quốc tế là công tác quan trọng và có tính đặc thù. Công tác này để đạt hiệu quả tốt không chỉ thuộc về phương pháp và trách nhiệm của các đơn vị trong học viện mà còn phụ thuộc vào chính năng lực tự quản của các em. Tuy nhiên, để sự tự quản được thực hiện có chất lượng cần thực hiện trên nguyên tắc: Học viện định hướng – phòng Quản lý Ký túc xá xây dựng phương pháp và giám sát – lưu học sinh tự quản. Với nguyên tắc trên, phòng Quản lý ký túc xá đã thu được những thành công nhất định. Bài viết này trình bày những kinh nghiệm đã thu được trong qua trình xây dựng mô hình tự quản trong tập thể lưu học sinh nước ngoài tại học viện.
9 trường đại học, học viện đào tạo báo chí, truyền thông của Việt Nam dự Lễ kỷ niệm 70 năm thành lập Đại học Truyền thông Trung Quốc và tham gia các tọa đàm về đào tạo
9 trường đại học, học viện đào tạo báo chí, truyền thông của Việt Nam dự Lễ kỷ niệm 70 năm thành lập Đại học Truyền thông Trung Quốc và tham gia các tọa đàm về đào tạo
Từ ngày 24 đến 27/9/2024, 9 trường đại học, học viện đào tạo báo chí, truyền thông của Việt Nam đã đến thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc dự Lễ kỷ niệm 70 năm thành lập Đại học Truyền thông Trung Quốc và tham gia các tọa đàm về nghiên cứu học thuật, đào tạo, bồi dưỡng báo chí, truyền thông.
Bình luận