Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổng kết công tác năm 2021 và triển khai nhiệm vụ năm 2022
PGS,TS Lê Văn Lợi, Phó Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh đã dự và chỉ đạo Hội nghị. Cùng dự có đại diện lãnh đạo một số đơn vị chức năng của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
Về phía Học viện Báo chí và Tuyên truyền có PGS,TS Mai Đức Ngọc, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng trường; PGS,TS Phạm Minh Sơn, Phó Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Học viện; PGS,TS Nguyễn Thị Trường Giang, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, Phó Giám đốc Học viện; các đồng chí nguyên lãnh đạo Học viện các thời kỳ; các đồng chí lãnh đạo các đơn vị trực thuộc của Học viện, Chủ tịch Công đoàn, Bí thư Đoàn Thanh niên, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh. Tham dự Hội nghị trực tuyến trên Microsoft Teams có toàn thể cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của Nhà trường.
Báo cáo tổng kết các mặt công tác năm 2021 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2022, PGS,TS Phạm Minh Sơn, Giám đốc Học viện khẳng định: Trong năm 2021, mặc dù bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19, Học viện tiếp tục đẩy mạnh đổi mới toàn diện các mặt hoạt động, nhất là công tác cán bộ, công tác đào tạo và bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế có những chuyển biến tích cực; uy tín của Nhà trường đối với xã hội được nâng lên, số lượng tuyển sinh đại học chính qui tăng, tuyển sinh đủ số lượng cao học, tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm cao. Học viện được Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt mở thêm các ngành đào tạo mới.
Trong năm 2021, Học viện trở thành đơn vị thứ 18 trong cả nước được phép tổ chức thi đánh giá năng lực tiếng Anh theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam. Học viện đã hoàn thành kiểm định chương trình 04 Khoa: Triết học, Quan hệ quốc tế, Quan hệ công chúng - Quảng cáo, Xã hội học và Phát triển; hoàn thiện Báo cáo Tự đánh giá theo yêu cầu của Cục Quản lý chất lượng - Bộ Giáo dục và Đào tạo và Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục - Đại học Vinh.
Bên cạnh những kết quả đạt được, Giám đốc Học viện cũng chỉ ra những hạn chế còn tồn tại trong quá trình triển khai nhiệm vụ năm 2021, đồng thời đưa ra phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp cần tập trung triển khai thực hiện trong năm 2022.

Hội nghị đã lắng nghe ý kiến tham luận của đại diện các đơn vị trực thuộc trong Học viện. Trong đó, các đại biểu bày tỏ nhất trí cao với bản dự thảo tổng kết công tác năm 2021 và triển khai nhiệm vụ năm 2022, đồng thời có những đóng góp ý kiến trực tiếp vào từng lĩnh vực công tác nhằm giúp Nhà trường có những giải pháp phù hợp, hiệu quả áp dụng trong bối cảnh hiện nay và xu thế phát triển mới.






Phát biểu tại Hội nghị, PGS,TS Lê Văn Lợi, Phó Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh chúc mừng và biểu dương những thành tích tập thể Học viện đã đạt được trên các mặt công tác trong năm 2021 vừa qua. Học viện đã khắc phục được khó khăn do Covid-19 gây ra, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Trong đó, công tác đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế, tổ chức - cán bộ, đánh giá kiểm định chất lượng đã có những dấn ấn, thành tích rất đáng tự hào.
Để tiếp tục phát huy những thành tích đã đạt được và khắc phục những hạn chế còn tồn tại, trong năm 2022, PGS,TS Lê Văn Lợi đã gợi mở, định hướng một số nhiệm vụ trọng tâm Học viện cần tập trung triển khai thực hiện, trong đó nhấn mạnh: Học viện cần tiếp tục coi công tác phòng chống dịch Covid-19 là nhiệm vụ hàng đầu, quan trọng và thường xuyên; tiếp tục đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng theo phương châm: cơ bản, hệ thống, hiện đại và thực tiễn, chú trọng phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực của người học.
Học viện cần coi trọng nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn, kịp thời cung cấp những luận cứ khoa học cho việc hoạch định các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác tư tưởng, lý luận, báo chí - truyền thông; triển khai thực hiện hiệu quả hơn Nghị quyết 35 của Bộ Chính trị về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch; đồng thời phục vụ trực tiếp cho việc nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng của Học viện.
Học viện quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, các nhà khoa học, giảng viên có tính đảng cao, yêu nghề, được đào tạo cơ bản, chuyên sâu, có tư duy, tầm nhìn chiến lược, có trình độ ngoại ngữ, tin học và phương pháp sư phạm, có kinh nghiệm thực tiễn trong các lĩnh vực chuyên môn; phát huy sức mạnh tập thể, đoàn kết, gắn bó, chung sức đồng lòng, phát động các phong trào thi đua và tổ chức thực hiện thành công các hoạt động Kỷ niệm 60 năm ngày truyền thống Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

PGS,TS Phạm Minh Sơn, Giám đốc Học viện trân trọng cảm ơn sâu sắc sự quan tâm, chỉ đạo, tạo điều kiện của Ban lãnh đạo và các đơn vị chức năng của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh đã dành cho Học viện trong mọi mặt công tác.
Tiếp thu nghiêm túc và đầy đủ ý kiến phát biểu chỉ đạo của PGS,TS Lê Văn Lợi, Phó Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, PGS,TS Phạm Minh Sơn khẳng định, tập thể Học viện Báo chí và Tuyên truyền sẽ phát huy truyền thống của nhà trường, đoàn kết một lòng, nỗ lực phấn đấu tiếp tục hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, đưa Học viện phát triển ngày càng vững mạnh.
Kết luận Hội nghị, PGS,TS Phạm Minh Sơn ghi nhận những ý kiến đóng góp liên quan đến các mặt công tác nhà trường. Trên cơ sở chỉ đạo của cấp trên và các góp ý tham luận các đại biểu tại Hội nghị, đồng chí đã định hướng những nhiệm vụ trọng tâm của Học viện trong năm 2022. Thay mặt Ban Lãnh đạo Nhà trường, Giám đốc Học viện đã phát động phong trào thi đua năm 2022 trong toàn Học viện.
Nhân dịp này, Học viện đã trao tặng Bằng khen của Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh cho các tập thể, cá nhân có thành tích hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ 02 năm liên tục (2019 - 2020); trao tặng Bằng khen của Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh cho các tập thể, cá nhân có thành tích trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh (giai đoạn 2016 - 2021).



Nguồn: Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Bài liên quan
- Lễ Khai giảng các lớp Cao học và Nghiên cứu sinh khóa 31 đợt 1 năm 2025
- Phiên họp lần thứ 35 của Hội đồng Kiểm định chất lượng giáo dục
- Nâng cao chất lượng giáo dục lý luận chính trị ở các trường đại học trong bối cảnh chuyển đổi số
- Truyền thông xây dựng thương hiệu chương trình liên kết đào tạo quốc tế tại Việt Nam
- NGÀY HỘI TƯ VẤN TUYỂN SINH - HƯỚNG NGHIỆP - VIỆC LÀM 2025: AJC OPEN DAY - JOB FAIR 2025
Xem nhiều
-
1
[Video] Khai mạc Hội Báo toàn quốc 2025
-
2
Phê phán luận điệu xuyên tạc các nghị quyết “bộ tứ trụ cột”
-
3
Thái độ tiếp nhận của sinh viên đối với các sản phẩm truyền thông tạo ra bởi trí tuệ nhân tạo trên nền tảng Tiktok
-
4
[Ảnh] Toàn cảnh Lễ khai mạc Hội Báo toàn quốc 2025
-
5
Bóc mẽ thủ đoạn xuyên tạc, bôi nhọ lịch sử Đảng trên không gian mạng của các thế lực thù địch
-
6
Quản trị thông tin chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Đặc điểm hành vi tiêu thụ tin tức trên mạng xã hội của thế hệ Z tại Việt Nam
Trong bối cảnh mạng xã hội ngày càng trở thành kênh tiếp cận thông tin phổ biến, nghiên cứu này tập trung phân tích hành vi tiêu thụ tin tức của thế hệ Z tại Việt Nam. Dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ một cuộc khảo sát do tác giả thực hiện vào tháng 8/2024, trong khuôn khổ thực hiện luận án Tiến sĩ với đề tài “Nghiên cứu hành vi tiêu thụ tin tức trên mạng xã hội của thế hệ Z tại Việt Nam”. Khảo sát được tiến hành với 1.224 thanh thiếu niên trong độ tuổi từ 15 đến 21. Kết quả cho thấy, 97,2% người tham gia lựa chọn mạng xã hội là nguồn tin tức chính. Trong đó, các nền tảng được sử dụng phổ biến nhất gồm Facebook, TikTok và YouTube. Các chủ đề tin tức thu hút sự quan tâm nhiều nhất là giải trí, xã hội và kinh tế. Hơn 68% người được hỏi tích cực tham gia các hành vi tiêu thụ tin tức trên mạng xã hội như đọc, chia sẻ và thảo luận; khoảng 61% chủ động kiểm tra nguồn tin khi tiêu thụ. Đáng chú ý, 80% số người tham gia nhận thức được rằng mạng xã hội sử dụng thuật toán để cá nhân hóa nội dung, nhưng phần lớn (68,9%) có đánh giá tiêu cực, đặc biệt là lo ngại về quyền riêng tư và thiên lệch nội dung dẫn đến nguy cơ tạo thành "bong bóng thông tin". Nghiên cứu cũng cho thấy mức độ nhận thức và hành vi tiêu thụ tin tức có xu hướng tăng dần theo độ tuổi. Các kết quả đã gợi mở về nhu cầu giáo dục kiến thức truyền thông số cho nhóm công chúng này và đặt ra vấn đề về trách nhiệm của nền tảng trong điều chỉnh thuật toán nhằm tạo môi trường truyền thông tin tức hiệu quả và bền vững.
Lễ Khai giảng các lớp Cao học và Nghiên cứu sinh khóa 31 đợt 1 năm 2025
Lễ Khai giảng các lớp Cao học và Nghiên cứu sinh khóa 31 đợt 1 năm 2025
Sáng 28/6/2025, Học viện Báo chí và Tuyên truyền long trọng tổ chức Lễ Khai giảng các lớp Cao học và Nghiên cứu sinh khóa 31 đợt 1 năm 2025. Lễ Khai giảng diễn ra trực tiếp tại Hội trường C và trực tuyến trên phần mềm Microsoft Teams.
Phiên họp lần thứ 35 của Hội đồng Kiểm định chất lượng giáo dục
Phiên họp lần thứ 35 của Hội đồng Kiểm định chất lượng giáo dục
Ngày 24/6/2025, Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tổ chức Phiên họp lần thứ 35 Hội đồng Kiểm định chất lượng giáo dục để thẩm định kết quả đánh giá chất lượng giáo dục các chương trình đào tạo (CTĐT) và cơ sở giáo dục (CSGD) đã hoàn thành quy trình đánh giá ngoài. Các cơ sở giáo dục được Hội đồng tổ chức thẩm định kết quả đánh giá chất lượng tại Phiên họp gồm: Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Đại học Phenikaa. Phiên họp được tổ chức bằng hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến.
Nâng cao chất lượng giáo dục lý luận chính trị ở các trường đại học trong bối cảnh chuyển đổi số
Nâng cao chất lượng giáo dục lý luận chính trị ở các trường đại học trong bối cảnh chuyển đổi số
Chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ, đặt ra yêu cầu cấp thiết đối với việc nâng cao hiệu quả giảng dạy lý luận chính trị ở các trường đại học. Nội dung, phương pháp và hình thức dạy học cần được đổi mới để phát huy tư duy độc lập và khả năng vận dụng lý luận vào thực tiễn của sinh viên. Bài viết phân tích vai trò, cơ hội, thách thức và đề xuất các giải pháp trọng tâm để nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục trong bối cảnh chuyển đổi số.
Truyền thông xây dựng thương hiệu chương trình liên kết đào tạo quốc tế tại Việt Nam
Truyền thông xây dựng thương hiệu chương trình liên kết đào tạo quốc tế tại Việt Nam
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng, các trường đại học tại Việt Nam ngày càng mở rộng các chương trình liên kết đào tạo quốc tế nhằm đáp ứng nhu cầu giáo dục chất lượng cao và chuẩn quốc tế. Việc quảng bá các chương trình này không chỉ nhằm thu hút sinh viên mà còn nâng cao vị thế, thương hiệu của các trường đại học Việt Nam trên trường quốc tế. Tuy nhiên, nhiều thách thức vẫn tồn tại như: sự cạnh tranh khốc liệt từ các chương trình đào tạo quốc tế do các trường đại học nước ngoài trực tiếp tổ chức tại Việt Nam hoặc qua hình thức học trực tuyến; sự thiếu đồng bộ và chưa chuyên nghiệp trong hoạt động truyền thông của một số cơ sở giáo dục trong nước, hạn chế trong năng lực xây dựng và quản trị thương hiệu một cách bài bản, chiến lược. Trong bối cảnh đó, việc xây dựng và nâng cao hiệu quả của chiến lược quảng bá nói chung và hệ thống nhận diện thương hiệu nói riêng trở thành yêu cầu cấp thiết, đòi hỏi sự đầu tư nghiêm túc, đồng bộ và linh hoạt để các chương trình liên kết đào tạo quốc tế tại Việt Nam không chỉ duy trì mà còn phát triển bền vững và khẳng định vị thế trên thị trường toàn cầu.
Bình luận