Hội nghị công tác đào tạo đại học và sau đại học giai đoạn 2020-2023
Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến đến các Học viện khu vực. Dự Hội nghị có các đồng chí trong Đảng ủy, Ban Giám đốc Học viện; lãnh đạo các đơn vị chức năng, viện chuyên ngành trực thuộc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
Tại Hội nghị, đồng chí Đậu Tuấn Nam, Vụ trưởng Vụ Quản lý đào tạo đã trình bày báo cáo tóm tắt tình hình đào tạo sau đại học giai đoạn 2020-2023 và các nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới. Theo báo cáo, trong giai đoạn 2020-2023, Học viện đã xây dựng, mở thêm 01 ngành đào tạo trình độ tiến sĩ và 02 ngành đào tạo trình độ thạc sĩ, nâng tổng số ngành đào tạo trình độ tiến sĩ lên 16 ngành và 19 ngành đào tạo trình độ thạc sĩ (có 01 ngành đào tạo trình độ cử nhân). Việc xây dựng, phát triển mã ngành đào tạo các trình độ giáo dục đại học được thực hiện đúng quy định.
Căn cứ chỉ tiêu tuyển sinh đăng ký hằng năm với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Học viện luôn chủ động tổ chức tuyển sinh theo kế hoạch. Năm 2020, Học viện đã phối hợp với một số Tỉnh ủy, Thành ủy trực thuộc Trung ương thí điểm tuyển sinh và đào tạo trình độ thạc sĩ một số ngành đặc thù mang bản sắc trường Đảng. Có thể khẳng định, công tác phối hợp giữa Học viện với một số trường chính trị tỉnh/thành rất hiệu quả, các Tỉnh ủy/Thành ủy đánh giá cao sự phối hợp trong đào tạo trình độ thạc sĩ của Học viện, qua đó góp phần chuẩn hóa và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức tỉnh giai đoạn 2021-2025.
Về công tác quản lý hoạt động đào tạo đại học, sau đại học (ĐH&SĐH), Học viện đã tổ chức đào tạo các trình độ giáo dục đại học theo đúng quy định, quy chế của Bộ Giáo dục & Đào tạo và của Học viện. Các quy trình quản lý đào tạo ĐH&SĐH bao gồm: thi tuyển sinh/xét tuyển đầu vào; thực hiện kế hoạch giảng dạy - học tập; thi hết học phần; bảo vệ chuyên đề; phân công hướng dẫn luận văn/luận án; tổ chức bảo vệ luận văn/luận án cơ bản được tổ chức nghiêm túc, thống nhất trong toàn hệ thống.
Công tác quản lý hoạt động đào tạo ĐH&SĐH có sự phối hợp, đồng thuận hơn giữa đơn vị quản lý đào tạo với các đơn vị giảng dạy, đơn vị chức năng và các Học viện khu vực được ủy quyền thực hiện một số khâu của hoạt động đào tạo. Cán bộ, giảng viên tham gia hoạt động đào tạo ĐH&SĐH có ý thức, trách nhiệm cao trong thực hiện kế hoạch, nội dung chương trình đào tạo.… Công tác kiểm tra, giám sát hoạt động đào tạo được Vụ Quản lý đào tạo chủ động tổ chức thực hiện theo kế hoạch giảng dạy - học tập các khóa đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ theo đúng quy chế đào tạo.
Hội nghị đã lắng nghe nhiều ý kiến trao đổi, tham góp của các đại biểu nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đào tạo đại học, sau đại học tại Học viện. Các ý kiến đều khẳng định thành tựu, những kết quả đạt được trong công tác đào tạo đại học và sau đại học giai đoạn 2020-2023.
Vượt qua những thách thức, trong thời gian dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, cùng với việc ban hành một số văn bản bảo đảm hành lang pháp lý phục vụ cho công tác đào tạo trong điều kiện bất thường, Học viện đã xây dựng, ban hành mới nhiều văn bản thể chế, quy chế, quy định về công tác tuyển sinh và tổ chức đào tạo các trình độ thạc sĩ, tiến sĩ phù hợp với các quy định, quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Công tác tuyển sinh, mở ngành và xây dựng kế hoạch đào tạo được thực hiện đúng kế hoạch, đảm bảo quy định quy chế đào tạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo và của Học viện. Chương trình đào tạo được xây dựng theo đúng quy định; chất lượng, phương pháp đào tạo được đổi mới theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động của người học; công tác tổ chức, quản lý đào tạo và phối hợp giữa các đơn vị được thực hiện tốt, v.v...
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, các đại biểu cũng thẳng thắn chỉ rõ những tồn tại, hạn chế bất cập hiện nay trong công tác đào tạo đại học và sau đại học như: vướng mắc trong quy định, quy chế tuyển sinh; công tác truyền thông cho đào tạo còn hạn chế; một số đơn vị chưa chủ động, thiếu sự phối hợp trong việc xây dựng các đề án liên quan đến mở ngành đào tạo phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của Học viện, v.v..
Hội nghị đã lắng nghe nhiều ý kiến đóng góp và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đào tạo đại học và sau đại học, các ý kiến tập trung vào công tác tuyển sinh; về cơ chế, chính sách, và vấn đề phối hợp giữa các đơn vị liên quan, về công tác truyền thông và tổ chức thực hiện chương trình, v.v..
Nhấn mạnh đặc thù của Học viện trong công tác đào tạo, phát biểu kết luận Hội nghị, GS,TS. Nguyễn Xuân Thắng nhận định: giai đoạn 2020-2023, các hoạt động đào tạo đại học và sau đại học tại Học viện nhìn chung được thực hiện tốt; có sự đổi mới rõ nét về nội dung, phương thức, chương trình.
Trong thời gian tới, GS,TS. Nguyễn Xuân Thắng yêu cầu cần sớm xây dựng, bổ sung, chỉnh sửa Quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ của Học viện phù hợp với thực tiễn và quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; tiếp tục tăng cường làm việc với các tỉnh ủy, thành ủy để xác định nhu cầu đào tạo tại địa phương.
Đối với công tác tuyển sinh, GS,TS. Nguyễn Xuân Thắng đề nghị, sau khi có thông báo tuyển sinh, các viện chuyên ngành cần chủ động cụ thể hóa ngành, lĩnh vực đến người học, đồng thời cần tiến hành đánh giá nhu cầu người học thường xuyên, hằng năm. Đối với công tác quản lý đào tạo, GS,TS. Nguyễn Xuân Thắng yêu cầu tiếp tục tăng cường quản lý hệ thống đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất, phù hợp với các quy định chung; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý toàn bộ các khâu của quá trình đào tạo; tăng cường vai trò, trách nhiệm tư vấn, thẩm định chuyên môn, học thuật của hội đồng khoa học các cấp.
GS,TS. Nguyễn Xuân Thắng cũng lưu ý một số điểm trong công tác tổ chức bảo vệ luận văn, luận án, trao bằng tốt nghiệp đảm bảo tính trang trọng, ý nghĩa, v.v..
Nguồn: Cổng Thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh ngày 11/12/2023
Bài liên quan
- Chuẩn cơ sở giáo dục đại học của Học viện Báo chí và Tuyên truyền: Đánh giá và giải pháp, kiến nghị
- Giáo dục văn hoá doanh nghiệp cho người lao động trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa - góc nhìn từ thực tiễn thành phố Hà Nội hiện nay
- Quản lý nhà nước trong việc thực hiện xã hội hóa giáo dục (qua trường hợp Trường quốc tế Mỹ)
- Công tác tổ chức, thực hiện kiến tập, thực tập nghề nghiệp tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay - thực trạng và một vài ý kiến tham góp
- Lễ Khai giảng các lớp Cao học và Nghiên cứu sinh khóa 30 đợt 1 năm 2024
Xem nhiều
- 1 Mạch Nguồn số 56: Dấu ấn về mùa thu lịch sử
- 2 Thông điệp về “khát vọng hoà bình” trong tranh cổ động Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống Mỹ
- 3 10 thành tựu nổi bật của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh trong 10 năm (2014 – 2024)
- 4 Chuẩn cơ sở giáo dục đại học của Học viện Báo chí và Tuyên truyền: Đánh giá và giải pháp, kiến nghị
- 5 Quảng bá hình ảnh Việt Nam ra thế giới qua báo điện tử VietnamPlus
- 6 Giáo dục văn hoá doanh nghiệp cho người lao động trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa - góc nhìn từ thực tiễn thành phố Hà Nội hiện nay
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Xây dựng Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh trở thành hình mẫu về công tác xây dựng Đảng
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đề nghị cần xây dựng Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh thật sự trở thành hình mẫu về công tác xây dựng Đảng; hình mẫu về giữ gìn kỷ cương học đường, kỷ luật học tập, địa chỉ đỏ ươm trồng những phẩm chất tốt đẹp của người Cộng sản.
Chuẩn cơ sở giáo dục đại học của Học viện Báo chí và Tuyên truyền: Đánh giá và giải pháp, kiến nghị
Chuẩn cơ sở giáo dục đại học của Học viện Báo chí và Tuyên truyền: Đánh giá và giải pháp, kiến nghị
Chuẩn cơ sở giáo dục đại học là cơ sở để quy hoạch, sắp xếp mạng lưới cơ sở giáo dục đại học; đánh giá và giám sát các điều kiện đảm bảo chất lượng, việc thực hiện trách nhiệm giải trình của các cơ sở giáo dục đại học theo quy định của pháp luật.
Giáo dục văn hoá doanh nghiệp cho người lao động trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa - góc nhìn từ thực tiễn thành phố Hà Nội hiện nay
Giáo dục văn hoá doanh nghiệp cho người lao động trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa - góc nhìn từ thực tiễn thành phố Hà Nội hiện nay
Thực tế thời gian qua, nhờ chú trọng giáo dục văn hóa doanh nghiệp, các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hà Nội đã có những bước phát triển nhất định, thích ứng với những thay đổi lớn của tình hình trong và ngoài nước. Nhờ đẩy mạnh giáo dục văn hóa doanh nghiệp cho người lao động, các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hà Nội đã xây dựng được đội ngũ nhân viên có kỹ năng xuất sắc và tính kỷ luật cao, có tư duy sáng tạo, tác phong linh hoạt, cơ bản phù hợp với yêu cầu của thời đại 4.0.
Quản lý nhà nước trong việc thực hiện xã hội hóa giáo dục (qua trường hợp Trường quốc tế Mỹ)
Quản lý nhà nước trong việc thực hiện xã hội hóa giáo dục (qua trường hợp Trường quốc tế Mỹ)
Thời gian qua, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong thực hiện xã hội hóa giáo dục. Ngoài nguồn lực đầu tư của Nhà nước còn có thêm nguồn lực của các chủ thể khác đầu tư cho giáo dục. Người học có thêm nhiều cơ hội để lựa chọn mô hình trường dân lập, tư thục, chương trình quốc tế, chương trình tích hợp, liên kết với nước ngoài… Tuy nhiên, thực hiện xã hội hóa không có nghĩa là thương mại hóa mà phải có sự hướng dẫn, kiểm tra, kiểm soát của nhà nước. Bài viết này đề cập quan niệm về xã hội hóa giáo dục ở Việt Nam; Vụ việc Trường quốc tế Mỹ Việt Nam và trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục của các cơ quan chức năng.
Công tác tổ chức, thực hiện kiến tập, thực tập nghề nghiệp tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay - thực trạng và một vài ý kiến tham góp
Công tác tổ chức, thực hiện kiến tập, thực tập nghề nghiệp tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay - thực trạng và một vài ý kiến tham góp
Thực tập và kiến tập nghề nghiệp là những học phần thuộc khối kiến thức chuyên ngành của các chương trình đào tạo, được Học viện Báo chí Tuyên truyền đặc biệt quan tâm. Bài viết sẽ tập trung làm rõ vai trò, tầm quan trọng của thực tập, kiến tập nghề nghiệp; thực trạng và những vấn đề đang tồn tại, nảy sinh trong quá trình tổ chức, thực hiện công tác này tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Từ đó, đề xuất một vài ý kiến nhằm góp phần cải tiến, nâng cao hơn chất lượng, hiệu quả thực tập, kiến tập nghề nghiệp trong thời gian tới.
Bình luận