Hội nghị công tác đào tạo đại học và sau đại học giai đoạn 2020-2023

Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến đến các Học viện khu vực. Dự Hội nghị có các đồng chí trong Đảng ủy, Ban Giám đốc Học viện; lãnh đạo các đơn vị chức năng, viện chuyên ngành trực thuộc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
Tại Hội nghị, đồng chí Đậu Tuấn Nam, Vụ trưởng Vụ Quản lý đào tạo đã trình bày báo cáo tóm tắt tình hình đào tạo sau đại học giai đoạn 2020-2023 và các nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới. Theo báo cáo, trong giai đoạn 2020-2023, Học viện đã xây dựng, mở thêm 01 ngành đào tạo trình độ tiến sĩ và 02 ngành đào tạo trình độ thạc sĩ, nâng tổng số ngành đào tạo trình độ tiến sĩ lên 16 ngành và 19 ngành đào tạo trình độ thạc sĩ (có 01 ngành đào tạo trình độ cử nhân). Việc xây dựng, phát triển mã ngành đào tạo các trình độ giáo dục đại học được thực hiện đúng quy định.
Căn cứ chỉ tiêu tuyển sinh đăng ký hằng năm với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Học viện luôn chủ động tổ chức tuyển sinh theo kế hoạch. Năm 2020, Học viện đã phối hợp với một số Tỉnh ủy, Thành ủy trực thuộc Trung ương thí điểm tuyển sinh và đào tạo trình độ thạc sĩ một số ngành đặc thù mang bản sắc trường Đảng. Có thể khẳng định, công tác phối hợp giữa Học viện với một số trường chính trị tỉnh/thành rất hiệu quả, các Tỉnh ủy/Thành ủy đánh giá cao sự phối hợp trong đào tạo trình độ thạc sĩ của Học viện, qua đó góp phần chuẩn hóa và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức tỉnh giai đoạn 2021-2025.
Về công tác quản lý hoạt động đào tạo đại học, sau đại học (ĐH&SĐH), Học viện đã tổ chức đào tạo các trình độ giáo dục đại học theo đúng quy định, quy chế của Bộ Giáo dục & Đào tạo và của Học viện. Các quy trình quản lý đào tạo ĐH&SĐH bao gồm: thi tuyển sinh/xét tuyển đầu vào; thực hiện kế hoạch giảng dạy - học tập; thi hết học phần; bảo vệ chuyên đề; phân công hướng dẫn luận văn/luận án; tổ chức bảo vệ luận văn/luận án cơ bản được tổ chức nghiêm túc, thống nhất trong toàn hệ thống.
Công tác quản lý hoạt động đào tạo ĐH&SĐH có sự phối hợp, đồng thuận hơn giữa đơn vị quản lý đào tạo với các đơn vị giảng dạy, đơn vị chức năng và các Học viện khu vực được ủy quyền thực hiện một số khâu của hoạt động đào tạo. Cán bộ, giảng viên tham gia hoạt động đào tạo ĐH&SĐH có ý thức, trách nhiệm cao trong thực hiện kế hoạch, nội dung chương trình đào tạo.… Công tác kiểm tra, giám sát hoạt động đào tạo được Vụ Quản lý đào tạo chủ động tổ chức thực hiện theo kế hoạch giảng dạy - học tập các khóa đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ theo đúng quy chế đào tạo.


Hội nghị đã lắng nghe nhiều ý kiến trao đổi, tham góp của các đại biểu nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đào tạo đại học, sau đại học tại Học viện. Các ý kiến đều khẳng định thành tựu, những kết quả đạt được trong công tác đào tạo đại học và sau đại học giai đoạn 2020-2023.
Vượt qua những thách thức, trong thời gian dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, cùng với việc ban hành một số văn bản bảo đảm hành lang pháp lý phục vụ cho công tác đào tạo trong điều kiện bất thường, Học viện đã xây dựng, ban hành mới nhiều văn bản thể chế, quy chế, quy định về công tác tuyển sinh và tổ chức đào tạo các trình độ thạc sĩ, tiến sĩ phù hợp với các quy định, quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Công tác tuyển sinh, mở ngành và xây dựng kế hoạch đào tạo được thực hiện đúng kế hoạch, đảm bảo quy định quy chế đào tạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo và của Học viện. Chương trình đào tạo được xây dựng theo đúng quy định; chất lượng, phương pháp đào tạo được đổi mới theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động của người học; công tác tổ chức, quản lý đào tạo và phối hợp giữa các đơn vị được thực hiện tốt, v.v...
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, các đại biểu cũng thẳng thắn chỉ rõ những tồn tại, hạn chế bất cập hiện nay trong công tác đào tạo đại học và sau đại học như: vướng mắc trong quy định, quy chế tuyển sinh; công tác truyền thông cho đào tạo còn hạn chế; một số đơn vị chưa chủ động, thiếu sự phối hợp trong việc xây dựng các đề án liên quan đến mở ngành đào tạo phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của Học viện, v.v..
Hội nghị đã lắng nghe nhiều ý kiến đóng góp và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đào tạo đại học và sau đại học, các ý kiến tập trung vào công tác tuyển sinh; về cơ chế, chính sách, và vấn đề phối hợp giữa các đơn vị liên quan, về công tác truyền thông và tổ chức thực hiện chương trình, v.v..


Nhấn mạnh đặc thù của Học viện trong công tác đào tạo, phát biểu kết luận Hội nghị, GS,TS. Nguyễn Xuân Thắng nhận định: giai đoạn 2020-2023, các hoạt động đào tạo đại học và sau đại học tại Học viện nhìn chung được thực hiện tốt; có sự đổi mới rõ nét về nội dung, phương thức, chương trình.
Trong thời gian tới, GS,TS. Nguyễn Xuân Thắng yêu cầu cần sớm xây dựng, bổ sung, chỉnh sửa Quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ của Học viện phù hợp với thực tiễn và quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; tiếp tục tăng cường làm việc với các tỉnh ủy, thành ủy để xác định nhu cầu đào tạo tại địa phương.
Đối với công tác tuyển sinh, GS,TS. Nguyễn Xuân Thắng đề nghị, sau khi có thông báo tuyển sinh, các viện chuyên ngành cần chủ động cụ thể hóa ngành, lĩnh vực đến người học, đồng thời cần tiến hành đánh giá nhu cầu người học thường xuyên, hằng năm. Đối với công tác quản lý đào tạo, GS,TS. Nguyễn Xuân Thắng yêu cầu tiếp tục tăng cường quản lý hệ thống đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất, phù hợp với các quy định chung; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý toàn bộ các khâu của quá trình đào tạo; tăng cường vai trò, trách nhiệm tư vấn, thẩm định chuyên môn, học thuật của hội đồng khoa học các cấp.
GS,TS. Nguyễn Xuân Thắng cũng lưu ý một số điểm trong công tác tổ chức bảo vệ luận văn, luận án, trao bằng tốt nghiệp đảm bảo tính trang trọng, ý nghĩa, v.v..
Nguồn: Cổng Thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh ngày 11/12/2023
Bài liên quan
- Lễ Khai giảng các lớp Cao học và Nghiên cứu sinh khóa 31 đợt 1 năm 2025
- Phiên họp lần thứ 35 của Hội đồng Kiểm định chất lượng giáo dục
- Nâng cao chất lượng giáo dục lý luận chính trị ở các trường đại học trong bối cảnh chuyển đổi số
- Truyền thông xây dựng thương hiệu chương trình liên kết đào tạo quốc tế tại Việt Nam
- NGÀY HỘI TƯ VẤN TUYỂN SINH - HƯỚNG NGHIỆP - VIỆC LÀM 2025: AJC OPEN DAY - JOB FAIR 2025
Xem nhiều
-
1
[Video] Khai mạc Hội Báo toàn quốc 2025
-
2
Video Đại hội đại biểu Đảng bộ Học viện Báo chí và Tuyên truyền lần thứ XII, nhiệm kỳ 2025-2030
-
3
Đồng chí GS,TS Nguyễn Xuân Thắng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng uỷ, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng lý luận Trung ương dự và phát biểu chỉ đạo tại Đại hội Đại biểu Đảng bộ Học viện Báo chí và Tuyên truyền lần thứ XII, nhiệm kỳ 2025 - 2030
-
4
Hoạt động truyền thông của các câu lạc bộ tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền và Học viện Ngoại giao
-
5
Đại hội Đảng bộ Học viện Báo chí và Tuyên truyền lần thứ XII, nhiệm kỳ 2025-2030 thành công tốt đẹp
-
6
Thắng lợi của sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước mãi mãi gắn liền với cống hiến vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Phiên họp lần thứ 35 của Hội đồng Kiểm định chất lượng giáo dục
Ngày 24/6/2025, Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tổ chức Phiên họp lần thứ 35 Hội đồng Kiểm định chất lượng giáo dục để thẩm định kết quả đánh giá chất lượng giáo dục các chương trình đào tạo (CTĐT) và cơ sở giáo dục (CSGD) đã hoàn thành quy trình đánh giá ngoài. Các cơ sở giáo dục được Hội đồng tổ chức thẩm định kết quả đánh giá chất lượng tại Phiên họp gồm: Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Đại học Phenikaa. Phiên họp được tổ chức bằng hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến.
Lễ Khai giảng các lớp Cao học và Nghiên cứu sinh khóa 31 đợt 1 năm 2025
Lễ Khai giảng các lớp Cao học và Nghiên cứu sinh khóa 31 đợt 1 năm 2025
Sáng 28/6/2025, Học viện Báo chí và Tuyên truyền long trọng tổ chức Lễ Khai giảng các lớp Cao học và Nghiên cứu sinh khóa 31 đợt 1 năm 2025. Lễ Khai giảng diễn ra trực tiếp tại Hội trường C và trực tuyến trên phần mềm Microsoft Teams.
Phiên họp lần thứ 35 của Hội đồng Kiểm định chất lượng giáo dục
Phiên họp lần thứ 35 của Hội đồng Kiểm định chất lượng giáo dục
Ngày 24/6/2025, Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tổ chức Phiên họp lần thứ 35 Hội đồng Kiểm định chất lượng giáo dục để thẩm định kết quả đánh giá chất lượng giáo dục các chương trình đào tạo (CTĐT) và cơ sở giáo dục (CSGD) đã hoàn thành quy trình đánh giá ngoài. Các cơ sở giáo dục được Hội đồng tổ chức thẩm định kết quả đánh giá chất lượng tại Phiên họp gồm: Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Đại học Phenikaa. Phiên họp được tổ chức bằng hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến.
Nâng cao chất lượng giáo dục lý luận chính trị ở các trường đại học trong bối cảnh chuyển đổi số
Nâng cao chất lượng giáo dục lý luận chính trị ở các trường đại học trong bối cảnh chuyển đổi số
Chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ, đặt ra yêu cầu cấp thiết đối với việc nâng cao hiệu quả giảng dạy lý luận chính trị ở các trường đại học. Nội dung, phương pháp và hình thức dạy học cần được đổi mới để phát huy tư duy độc lập và khả năng vận dụng lý luận vào thực tiễn của sinh viên. Bài viết phân tích vai trò, cơ hội, thách thức và đề xuất các giải pháp trọng tâm để nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục trong bối cảnh chuyển đổi số.
Truyền thông xây dựng thương hiệu chương trình liên kết đào tạo quốc tế tại Việt Nam
Truyền thông xây dựng thương hiệu chương trình liên kết đào tạo quốc tế tại Việt Nam
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng, các trường đại học tại Việt Nam ngày càng mở rộng các chương trình liên kết đào tạo quốc tế nhằm đáp ứng nhu cầu giáo dục chất lượng cao và chuẩn quốc tế. Việc quảng bá các chương trình này không chỉ nhằm thu hút sinh viên mà còn nâng cao vị thế, thương hiệu của các trường đại học Việt Nam trên trường quốc tế. Tuy nhiên, nhiều thách thức vẫn tồn tại như: sự cạnh tranh khốc liệt từ các chương trình đào tạo quốc tế do các trường đại học nước ngoài trực tiếp tổ chức tại Việt Nam hoặc qua hình thức học trực tuyến; sự thiếu đồng bộ và chưa chuyên nghiệp trong hoạt động truyền thông của một số cơ sở giáo dục trong nước, hạn chế trong năng lực xây dựng và quản trị thương hiệu một cách bài bản, chiến lược. Trong bối cảnh đó, việc xây dựng và nâng cao hiệu quả của chiến lược quảng bá nói chung và hệ thống nhận diện thương hiệu nói riêng trở thành yêu cầu cấp thiết, đòi hỏi sự đầu tư nghiêm túc, đồng bộ và linh hoạt để các chương trình liên kết đào tạo quốc tế tại Việt Nam không chỉ duy trì mà còn phát triển bền vững và khẳng định vị thế trên thị trường toàn cầu.
Bình luận