Hội nghị Hội đồng Trường Học viện Báo chí và Tuyên truyền lần thứ ba, nhiệm kỳ 2021-2026
Về phía Học viện Báo chí và Tuyên truyền có PGS,TS Mai Đức Ngọc, Bí thư Đảng ủy - Chủ tịch Hội đồng trường; PGS,TS Phạm Minh Sơn, Phó Bí thư Đảng ủy - Giám đốc Học viện; PGS,TS Nguyễn Thị Trường Giang, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy - Phó Giám đốc Học viện; PGS,TS Trần Thanh Giang, Ủy viên BCH Đảng bộ - Phó Giám đốc Học viện; cùng các đồng chí là Thành viên Hội đồng trường nhiệm kỳ 2021-2026.
Phát biểu khai mạc Hội nghị, PGS,TS Mai Đức Ngọc, Bí thư Đảng ủy - Chủ tịch Hội đồng trường cho biết, để tổ chức Hội nghị Hội đồng trường lần thứ ba với sự quyết tâm cao của Đảng ủy, các thành viên Hội đồng trường, Ban Giám đốc cùng các đơn vị trong Học viện đã nêu cao tinh thần trách nhiệm, làm việc khẩn trương nghiêm túc để chuẩn bị các văn bản trình Hội đồng trường. Vì vậy, PGS,TS Mai Đức Ngọc đề nghị các thành viên Hội đồng trường tập trung nghiên cứu các dự thảo văn bản được trình bày tại Hội nghị, đồng thời phát huy tinh thần dân chủ, trách nhiệm, thẳng thắn thể hiện quan điểm đối với từng nội dung cụ thể trong dự thảo, đóng góp nhiều ý kiến xác đáng để Hội nghị đạt kết quả cao nhất.
Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, PGS,TS Lê Văn Lợi, Phó Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh đã đánh giá cao những kết quả hoạt động của Học viện trong thời gian qua đồng thời cũng gợi mở một số định hướng để Học viện tiếp tục phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ chính trị được giao. PGS,TS Lê Văn Lợi cũng đã góp ý cho những dự thảo tại Hội nghị và nhấn mạnh, Học viện Báo chí và Tuyên truyền cần cố gắng bám sát các quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước về tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là xây dựng nguồn lực cơ sở vật chất. PGS,TS Lê Văn Lợi hoàn toàn đồng ý với Dự thảo chiến lược phát triển Học viện Báo chí và Tuyên truyền đến năm 2030, tầm nhìn 2045, tuy nhiên Tổ soạn thảo cần tham khảo thêm Chiến lược phát triển của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và tham vấn từ nhiều chuyên gia để nghiên cứu, tổng hợp hoàn thiện trước khi ban hành.
Phát biểu góp ý cho Dự thảo Chiến lược phát triển Học viện Báo chí và Tuyên truyền đến năm 2030, tầm nhìn 2045, đồng chí Lê Quốc Minh, Uỷ viên BCH Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam cho rằng, giá trị cốt lõi của cơ sở giáo dục là phải nhắm đến sự đổi mới, chất lượng, sáng tạo và dân chủ trong đào tạo, giảng dạy. Đồng chí Lê Quốc Minh cũng góp ý, Học viện cần làm rõ hơn mục tiêu và chiến lược phát triển năm 2045 khác gì so với mục tiêu phát triển năm 2022, cụ thể hơn nữa mục tiêu cơ sở vật chất - kỹ thuật.
Hội nghị đã được nghe PGS,TS Phạm Minh Sơn, Phó Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Học viện trình bày báo cáo tóm tắt các mặt hoạt động từ tháng 1 đến tháng 5 năm 2022 và phương hướng, nhiệm vụ tháng 6 năm 2022. Báo cáo đã nêu rõ những thành tựu và hạn chế còn tồn tại trong các mặt công tác của Học viện như: Công tác đào tạo, bồi dưỡng; Công tác khảo thí và kiểm định chất lượng đào tạo; Công tác nghiên cứu khoa học; Công tác hợp tác quốc tế; Công tác tổ chức - cán bộ; Công tác thanh tra; Công tác hành chính - hậu cần; công tác Kế hoạch - Tài chính…
Hội nghị đã nghe, thảo luận và góp ý cho Dự thảo Chiến lược phát triển Học viện Báo chí và Tuyên truyền đến năm 2030, tầm nhìn 2045; Dự thảo Quy chế Tổ chức và hoạt động của Học viện; Dự thảo Quy chế thực hiện dân chủ ở Học viện Báo chí và Tuyên truyền và với sự đồng thuận cao, 100% các đại biểu đã nhất trí biểu quyết thông qua các văn bản dự thảo tại Hội nghị và Nghị quyết của Hội đồng trường.
Kết luận Hội nghị, PGS,TS Mai Đức Ngọc, Bí thư Đảng ủy - Chủ tịch Hội đồng trường cho biết các văn bản được thông qua tại Hội nghị đã kịp thời cụ thể hóa các quy định của pháp luật, các quan điểm chủ trương của Đảng, chỉ đạo của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tạo cơ sở pháp lý cho công tác triển khai thắng lợi nhiệm vụ chính trị của Học viện năm 2022 và các năm tiếp theo, góp phần tạo động lực thúc đẩy sự phát triển của Học viện trong thời gian tới. Sau cuộc họp, Hội đồng trường đề nghị Ban Giám đốc Học viện tập trung chỉ đạo các đơn vị theo chức năng, quyền hạn được giao, chủ động tổ chức triển khai, đảm bảo các Nghị quyết của Hội đồng trường sớm đi vào cuộc sống.
Nguồn: Cổng Thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền ngày 31.5.2022
Bài liên quan
- Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên về học tập tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Sử dụng ChatGPT trong việc cải thiện kỹ năng viết cho sinh viên học tiếng Anh
- Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức kỳ họp thứ III Hội đồng tư vấn chuẩn chương trình đào tạo trình độ đại học khối ngành Báo chí và thông tin
- Cải thiện chất lượng đào tạo ngành báo chí, truyền thông đáp ứng yêu cầu mới của người học hiện nay
- Bồi dưỡng phong cách công tác của chính ủy, chính trị viên ở Tổng cục Kỹ thuật, Bộ Quốc phòng hiện nay
Xem nhiều
- 1 Ảnh hưởng của truyền thông xã hội đến hoạt động báo chí
- 2 Công tác dân tộc qua những bài học cụ thể của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ ngày đầu thành lập nước
- 3 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên về học tập tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- 4 Truyền thông về cơ hội phát triển bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu khi ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ ở đồng bằng sông Cửu long trên báo chí Việt Nam
- 5 Mấy vấn đề cơ chế tài chính đáp ứng phục vụ nhiệm vụ chiến lược của Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay
- 6 Một số phương tiện truyền thông mới trên nền tảng web 3.0 hiện nay
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Đặc điểm, nguyên tắc tổ chức sản xuất và sáng tạo nội dung truyền hình đa nền tảng trong bối cảnh chuyển đổi số hiện nay
Cuộc cách mạng 4.0 đang tạo ra sự thay đổi sâu rộng trong ngành truyền hình với sự xuất hiện của truyền hình đa nền tảng. Khác với truyền hình truyền thống, truyền hình đa nền tảng đã và đang định hình lại cách thức tổ chức sản xuất và sáng tạo nội dung thông qua các đặc trưng nổi bật như tính thời sự, khả năng lan truyền thông tin nhanh chóng, tính đa dạng và tương tác cao, quản lý và lưu trữ hiệu quả. Vận hành một mô hình sản xuất truyền hình đa nền tảng cần tuân thủ các nguyên tắc cơ bản, trong đó nhấn mạnh đến các nguyên tắc về thông tin chính xác, kết hợp sản xuất nội dung với công nghệ mới, phát triển đa dạng các nền tảng...
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên về học tập tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên về học tập tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Nghiên cứu dựa trên các điều tra khảo sát hàng năm của khoa Xã hội học và Phát triển đối với sinh viên đang học tập tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền nhằm đánh giá về nhiều vấn đề xã hội trong có đánh giá về giảng viên và cơ sở vật chất thông qua 48 biến số. Kết quả nghiên cứu năm 2024 với 734 sinh viên cho thấy, phần lớn sinh viên đánh giá ở mức cao hơn so với một số đánh giá của sinh viên tại các trường đại học khác. Có 7 nhóm yếu tố được đánh giá ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên về giảng viên và cơ sở vật chất gồm: Chất lượng giảng viên; Chuyên môn của giảng viên; Phương pháp dạy của giảng viên; Năng lực tổ chức môi trường học tập; Phẩm chất sư phạm của giảng viên; Cố vấn học tập; Cơ sở vật chất. Đối với biến phụ thuộc đo lường về sự hài lòng của sinh viên dựa trên thang đo niềm tin (được đánh giá với thang đo từ 0-9 điểm) thông qua 9 biến số về quản lý, giảng viên, cơ chế đào tạo, phương pháp giảng dạy, thư viện và cơ sở vật chất của giảng đường.
Sử dụng ChatGPT trong việc cải thiện kỹ năng viết cho sinh viên học tiếng Anh
Sử dụng ChatGPT trong việc cải thiện kỹ năng viết cho sinh viên học tiếng Anh
Việc sử dụng ChatGPT để cải thiện kỹ năng viết cho sinh viên chuyên ngành ngôn ngữ Anh mang lại nhiều lợi ích. Công cụ này giúp tăng cường tương tác, cá nhân hóa học tập và cung cấp tài liệu phong phú cho cả giáo viên và sinh viên. Sinh viên có thể tiếp cận ngữ pháp, từ vựng và kỹ năng viết một cách nhanh chóng và hiệu quả. Tuy nhiên, để tối ưu hóa lợi ích, giáo viên cần hướng dẫn sinh viên sử dụng ChatGPT một cách có ý thức, khuyến khích tư duy độc lập và tự đánh giá.
Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức kỳ họp thứ III Hội đồng tư vấn chuẩn chương trình đào tạo trình độ đại học khối ngành Báo chí và thông tin
Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức kỳ họp thứ III Hội đồng tư vấn chuẩn chương trình đào tạo trình độ đại học khối ngành Báo chí và thông tin
Chiều 25/10/2024, Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức kỳ họp thứ III Hội đồng tư vấn chuẩn chương trình đào tạo trình độ đại học khối ngành Báo chí và thông tin. Đây là phiên họp cuối cùng trong kế hoạch làm việc chung của Hội đồng để thống nhất thông qua Chuẩn chương trình đào tạo khối ngành Báo chí và thông tin, bước cuối cùng trước khi trình Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét, nghiệm thu theo quy định.
Cải thiện chất lượng đào tạo ngành báo chí, truyền thông đáp ứng yêu cầu mới của người học hiện nay
Cải thiện chất lượng đào tạo ngành báo chí, truyền thông đáp ứng yêu cầu mới của người học hiện nay
Học viện Báo chí và Tuyên truyền là cơ sở được đánh giá cao trong đào tạo nguồn nhân lực cho ngành báo chí, truyền thông trong nhiều năm qua. Nhưng trước những thay đổi mạnh mẽ của cách mạng 4.0 và công cuộc chuyển đổi số, những yêu cầu mới đã được đặt ra đối với lĩnh vực này, đòi hỏi nhân lực cũng phải có những phẩm chất và kỹ năng tương ứng. Từ việc khảo sát nhu cầu của người học, một số vấn đề đã được đặt ra và có thể trở thành cơ sở quan trọng để điều chỉnh hướng phát triển trong đào tạo ngành báo chí, truyền thông tại Học viện trong thời gian tới.
Bình luận