Hội thảo “Chính sách dựa trên minh chứng và giáo dục đại học: Thực trạng, thách thức và cơ hội”
Hội thảo là diễn đàn cho các chuyên gia trao đổi kết quả nghiên cứu về tình trạng việc làm của sinh viên tốt nghiệp và việc sử dụng kết quả này nhằm nâng cao chất lượng đào tạo đồng thời làm cơ sở để xây dựng các chính sách giáo dục đại học. Việc làm của sinh viên sau tốt nghiệp là một trong những chỉ số quan trọng về chất lượng đào tạo của cơ sở giáo dục. Tỷ lệ sinh viên có việc làm và tỷ lệ sinh viên có việc làm đúng chuyên ngành đào tạo luôn là mối quan tâm hàng đầu của các cơ sở giáo dục.
Tham dự Hội thảo về phía đại biểu quốc tế có: Ông Antonio Alessandro, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Italia tại Việt Nam; ông Dorel Nicolae Manitiu, Điều phối viên dự án, Hiệp hội các trường đại học AlmaLaurea; ông Alessandro Malaguti, Hiệp hội nông nghiệp Italia, Thành viên dự án; bà Valentina Conti, Hiệp hội các trường đại học AlmaLaurea, Thành viên dự án.
Về phía đại biểu trong nước có: Ông Phạm Bảo Dương, Phó Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam; ông Trần Thanh Vân, Phó Hiệu trưởng Đại học Thái Nguyên; ông Bùi Tất Hiếu, Phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội; bà Phan Thị Huệ, Phó Hiệu trưởng Đại học Hạ Long; ông Mạc Quốc Anh, Phó Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ Hà Nội; bà Đặng Thị Phương Thảo, Giám đốc Trung tâm Italia, Điều phối dự án tại Việt Nam ông Bùi Tiến Dũng, đại diện Vụ Giáo dục Chính sách và Công tác học sinh sinh viên, Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Về phía Học viện Báo chí và Tuyên truyền có: PGS, TS Phạm Minh Sơn, Phó Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền; TS Vũ Thanh Vân, Trưởng ban Hợp tác quốc tế - Điều phối viên dự án cùng đại diện lãnh đạo các đơn vị và thành viên dự án trong Học viện.
Phát biểu khai mạc Hội thảo, PGS, TS Phạm Minh Sơn cho rằng, để sinh viên tốt nghiệp có việc làm phù hợp với chuyên ngành đào tạo, các cơ sở giáo dục cần quan tâm ba giải pháp.
Thứ nhất, bản thân chương trình đào tạo phải phù hợp với xu hướng của thị trường lao động. Chương trình phải cung cấp cho sinh viên những kiến thức, kỹ năng cần thiết để hoàn thành các nhiệm vụ trong thực tế nghề nghiệp.
Thứ hai, cơ sở giáo dục cần tăng cường hoạt động hướng nghiệp, tư vấn nghề nghiệp và kết nối sinh viên với nhà tuyển dụng. Thứ ba, ở tầm vĩ mô, các chính sách giáo dục cần dựa trên các minh chứng, thực tiễn cụ thể, đáp ứng các yêu cầu phát triển ngành, lĩnh vực và xu hướng phát triển của đất nước.
Phát biểu tại hội thảo, ông Antonio Alessandro, Đại sứ Italia tại Việt Nam đánh giá cao việc xây dựng và triển khai dự án Giám sát xu hướng việc làm của sinh viên sau tốt nghiệp. Các kết quả của dự án mang tính thiết thực, phục vụ trực tiếp hoạt động đào tạo, hướng nghiệp và hỗ trợ sinh viên tìm kiếm việc làm. Đại sứ quán Italia tại Việt Nam quan tâm thúc đẩy hoạt động hợp tác giữa các trường đại học Việt Nam và Italia. Đại sứ quán Italia sẽ tiếp tục ủng hộ việc triển khai dự án MOTIVE và các dự án tương tự trong tương lai.
Phát biểu tại hội thảo, ông Bùi Tiến Dũng, đại diện Vụ Giáo dục Chính trị và Công tác học sinh sinh viên, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho rằng, các trường đại học cần có những giải pháp để nâng cao kỹ năng nghề nghiệp của sinh viên. Hoạt động hướng nghiệp, tư vấn nghề nghiệp, hỗ trợ tìm kiếm việc làm cần được quan tâm. Các kết quả của dự án Giám sát xu hướng việc làm của sinh viên tốt nghiệp sẽ có giá trị tham khảo đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo trong việc xây dựng các chính sách giáo dục.
Báo cáo tại hội thảo, TS Vũ Thanh Vân, Trưởng ban Hợp tác quốc tế Học viện cho biết, một trong những mục tiêu quan trọng của dự án này là tăng cường kết nối giữa sinh viên và nhà tuyển dụng nhằm giúp sinh viên có được việc làm và có việc làm đúng chuyên ngành đào tạo sau tốt nghiệp. Tỷ lệ sinh viên có việc làm sau tốt nghiệp luôn là một trong những chỉ số quan trọng về chất lượng đào tạo của cơ sở giáo dục.
1. Tên dự án: Dự án giám sát xu hướng việc làm của sinh viên Việt Nam sau tốt nghiệp (MOTIVE)
2. Mục đích: Nghiên cứu thực trạng việc làm của sinh viên tốt nghiệp tại Việt Nam; theo dõi, khảo sát xu hướng và quá trình thích ứng của sinh viên trong thị trường lao động thông qua nền tảng trực tuyến và đưa ra khuyến nghị để đổi mới chính sách đào tạo đại học tại Việt Nam.
3. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu chính của dự án là sinh viên tốt nghiệp trong vòng 2-3 năm và khả năng gia nhập vào thị trường lao động của sinh viên.
4. Đối tượng thụ hưởng của dự án
Sinh viên/, sinh viên đã tốt nghiệp
Giảng viên, nghiên cứu viên, kỹ thuật viên
Các trường đại học Việt Nam tham gia thực hiện dự án
Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam
5. Các hoạt động chính của Dự án
Chuyển giao và tăng cường năng lực sử dụng công cụ công nghệ thông tin
Thu thập và phân tích dữ liệu sinh viên tốt nghiệp
Sử dụng dữ liệu thu được định hướng chính sách và chất lượng giáo dục đại học
Thành lập Trung tâm theo dõi sinh viên tốt nghiệp quốc gia Việt Nam
Nguồn: Cổng Thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Bài liên quan
- Vai trò của trí tuệ nhân tạo trong hỗ trợ sinh viên ngành khoa học xã hội và nhân văn nghiên cứu khoa học
- Các cơ quan báo Đảng tham gia hiệu quả hơn bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
- Đoàn sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền vinh dự tham gia liên hoan giao lưu lãnh đạo trẻ ASEAN – Trung Quốc lần thứ 10
- Truyền cảm hứng sáng tạo và tạo động lực cho các nhà khoa học tiếp tục cống hiến
- Hội thảo khoa học “Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực cho hoạt động xuất bản Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới”
Xem nhiều
- 1 Video Tư liệu: Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông 30 năm xây dựng và phát triển
- 2 Xu hướng hòa bình, hợp tác, phát triển trên thế giới và vai trò của Việt Nam hiện nay
- 3 Sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo trong sản xuất chương trình truyền hình
- 4 Giữ gìn và bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc ít người, góp phần củng cố, phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc
- 5 Phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Bến Tre: Thực trạng và giải pháp
- 6 Sử dụng ChatGPT trong việc cải thiện kỹ năng viết cho sinh viên học tiếng Anh
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Quản lý tác động của truyền thông đại chúng và dư luận xã hội đến sinh viên đại học hiện nay
Truyền thông đại chúng và dư luận xã hội đang tác động ngày càng mạnh mẽ, sâu rộng đến mọi người, nhất là thế hệ trẻ, trong đó có sinh viên các trường đại học trên cả bình diện tích cực và tiêu cực. Thực tế cho thấy, việc tác động của truyền thông đại chúng và dư luận xã hội đến sinh viên có vai trò, ý nghĩa hết sức quan trọng, cấp thiết nhằm tạo tâm lý lành mạnh trong cộng đồng sinh viên, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo của các trường đại học hiện nay. Vì vậy, bài viết làm rõ mối quan hệ giữa truyền thông đại chúng và dư luận xã hội; từ đó phân tích nội dung quản lý về tác động của truyền thông đại chúng và dư luận xã hội đến cộng đồng sinh viên, đưa ra một số yêu cầu giúp quản lý, tạo dựng bầu không khí tâm lý lành mạnh trong cộng đồng sinh viên, nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo của các trường đại học trong bối cảnh hiện nay.
Vai trò của trí tuệ nhân tạo trong hỗ trợ sinh viên ngành khoa học xã hội và nhân văn nghiên cứu khoa học
Vai trò của trí tuệ nhân tạo trong hỗ trợ sinh viên ngành khoa học xã hội và nhân văn nghiên cứu khoa học
Trí tuệ nhân tạo (AI) đang ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực đời sống, đặc biệt là trong nghiên cứu khoa học. Với sinh viên - đối tượng bước đầu tham gia vào nghiên cứu - việc định hướng, hỗ trợ từ AI đã và đang đóng vai trò ngày càng quan trọng, đặc biệt là với sinh viên ngành khoa học xã hội và nhân văn (KHXH & NV) ở Việt Nam hiện nay. Thông qua việc phân tích vai trò của AI phục vụ nhiệm vụ nghiên cứu của sinh viên, bài viết gợi mở, định hướng cách thức sử dụng AI một cách hiệu quả, giúp sinh viên tăng cường kỹ năng, công nghệ, từng bước hoàn thiện phương pháp nghiên cứu khoa học, phục vụ tốt cho nhiệm vụ học tập, nghiên cứu của bản thân.
Các cơ quan báo Đảng tham gia hiệu quả hơn bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
Các cơ quan báo Đảng tham gia hiệu quả hơn bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam Lê Quốc Minh cho rằng, phải có những giải pháp tổng thể, đồng bộ nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt động của các cơ quan báo Đảng trong tình hình mới, đảm bảo các cơ quan báo Đảng tham gia ngày càng hiệu quả hơn vào công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong bối cảnh hiện nay.
Đoàn sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền vinh dự tham gia liên hoan giao lưu lãnh đạo trẻ ASEAN – Trung Quốc lần thứ 10
Đoàn sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền vinh dự tham gia liên hoan giao lưu lãnh đạo trẻ ASEAN – Trung Quốc lần thứ 10
Nhận lời mời của Hội hữu nghị đối ngoại nhân dân Trung Quốc và Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam, Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã tổ chức tuyển chọn và cử 5 sinh viên ưu tú tham gia Liên hoan Giao lưu lãnh đạo trẻ ASEAN - Trung Quốc lần thứ 10 tại tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc từ ngày 20-24/5/2024.
Truyền cảm hứng sáng tạo và tạo động lực cho các nhà khoa học tiếp tục cống hiến
Truyền cảm hứng sáng tạo và tạo động lực cho các nhà khoa học tiếp tục cống hiến
Đồng chí Nguyễn Xuân Thắng mong muốn Giải thưởng “Nghiên cứu lý luận chính trị” sẽ là giải thưởng lớn mang tầm quốc gia về khoa học và công nghệ, với bản sắc riêng của khoa học lý luận chính trị, góp phần truyền cảm hứng sáng tạo và tạo động lực cho các nhà khoa học tiếp tục cống hiến, không ngừng đổi mới, sáng tạo để có những công trình khoa học lý luận chính trị có chất lượng.
Bình luận