Hội thảo khoa học “Xây dựng khung lý thuyết mô hình truyền thông tăng cường nhận thức về cơ hội từ quá trình chuyển đổi nhằm phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long, thích ứng với biến đổi khí hậu thông qua ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ”
Hội thảo là diễn đàn để các nhà khoa học, giảng viên có kinh nghiệm trao đổi, thảo luận, góp ý xây dựng khung lý thuyết và đề cương nghiên cứu chi tiết về mô hình truyền thông tăng cường nhận thức về cơ hội từ quá trình chuyển đổi nhằm phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long, thích ứng với biến đổi khí hậu thông qua ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ.
Tham dự Hội thảo có PGS,TS. Lương Khắc Hiếu, Nguyên Quyền Giám đốc Học viện, chủ nhiệm đề tài; PGS,TS. Nguyễn Xuân Phong, Phó Giám đốc Học viện Chính trị khu vực IV; PGS,TS. Trương Ngọc Nam, Nguyên Giám đốc Học viện; PGS,TS. Hà Huy Phượng, Trưởng ban Tổ chức – Cán bộ; PGS,TS. Nguyễn Minh Hoàn, Trưởng khoa Triết học; TS. Trần Doãn Tiến, Nguyên Tổng biên tập Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam; cùng các nhà khoa học trong và ngoài Học viện.
Phát biểu khai mạc Hội thảo, PGS,TS. Lương Khắc Hiếu, Nguyên Quyền Giám đốc Học viện, chủ nhiệm đề tài nhấn mạnh, Hội thảo được tổ chức với mục đích xây dựng khung lý thuyết và đề cương nghiên cứu chi tiết của đề tài, các nhà khoa học cần tập trung trả lời một số câu hỏi như: mô hình truyền thông trong bối cảnh kỹ thuật số hiện nay là mô hình gì và thông qua những kênh nào; cách thiết kế thông điệp truyền thông để đạt hiệu quả cao nhất; các yêu tố xây dựng bộ công cụ đánh giá thực trạng mô hình truyền thông; cách tăng cường nhận thức và sự thích ứng của người dân vùng đồng bằng sông Cửu Long với biến đổi khí hậu thông qua việc ứng dụng khoa học và công nghệ.
Trao đổi tại Hội thảo, PGS,TS. Hà Huy Phượng, Trưởng ban Tổ chức – Cán bộ cho rằng, trong chương I của đề tài cần cấu trúc lại theo hai hướng chính là những vấn đề lý luận và thực tiễn. Trong phần lý luận, đề tài cần tập trung vào hai mô hình truyền thông truyền thống là truyền thông một chiều và truyền thông đa chiều, thông qua hai mô hình truyền thông này chúng ta phải giải mã được chủ thể truyền thông, thông điệp truyền thông, kênh truyền thông, đối tượng tiếp nhận, các yếu tố tác động đến hiệu quả truyền thông…
Góp ý cho Ban chủ nhiệm đề tài, PGS,TS. Trương Ngọc Nam, Nguyên Giám đốc Học viện cho biết, về phần cơ sở lý thuyết, đề tài cần khai thác lý thuyết về các mô hình truyền thông nói chung đang được ứng dụng, thực hiện phổ biến trên thế giới và Việt Nam hiện nay; xây dựng được các chỉ báo để đánh giá được hiệu quả của mô hình truyền thông tăng cường nhận thức về cơ hội từ quá trình chuyển đổi nhằm phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long, thích ứng với biến đổi khí hậu thông qua ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ.
Trao đổi tại Hội thảo, TS. Trần Doãn Tiến, Nguyên Tổng biên tập Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, thành viên đề tài cho biết, đề tài “Nghiên cứu đề xuất mô hình truyền thông tăng cường nhận thức về cơ hội từ quá trình chuyển đổi nhằm phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long, thích ứng với biến đổi khí hậu thông qua ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ” cần gắn chặt với mục tiêu chuyển đổi số quốc gia vì việc xây dựng các mô hình truyền thông hiện đại phải gắn với việc chuyển đổi số.
Trao đổi tại Hội thảo, PGS,TS. Nguyễn Xuân Phong, Phó Giám đốc Học viện Chính trị khu vực IV cho biết, khu vực đồng bằng sông Cửu Long là khu vực có điều kiện tự nhiên và các nhóm đối tượng công chúng rất đặc thù như: người Kinh, người Hoa, người Khơmer. Vì vậy, đề tài cần phải xây dựng, đề xuất ra một mô hình truyền thông phù hợp với điều kiện tự nhiên, các nhóm đối tượng của vùng đồng bằng sông Cửu Long trong giai đoạn hiện nay.
Kết luận Hội thảo, PGS,TS. Lương Khắc Hiếu, Nguyên Quyền Giám đốc Học viện, chủ nhiệm đề tài khẳng định, Hội thảo đã tiếp thu được nhiều ý kiến quý báu và thiết thực, là cơ sở giúp Ban chủ nhiệm đề tài hoàn thiện khung lý thuyết và đề cương chi tiết, xây dựng bộ công cụ đánh giá thực trạng mô hình truyền thông tăng cường nhận thức về cơ hội từ quá trình chuyển đổi nhằm phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long, thích ứng với biến đổi khí hậu thông qua ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ. Các ý kiến cũng đã chỉ rõ việc xây dựng, đề xuất các mô hình truyền thông phải phù hợp với những điều kiện, đặc thù của vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Nguồn: Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Bài liên quan
- Hội thảo khoa học “Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực cho hoạt động xuất bản Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới”
- Hội thảo khoa học: “Thực trạng và vấn đề đặt ra trong nghiên cứu, vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong phát triển báo chí, truyền thông Việt Nam hiện nay”
- Hội thảo “Ứng dụng chuyển đổi số trong hoạt động các đơn vị chức năng của Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay”
- Hội thảo khoa học cấp Bộ: “Nhận diện và đấu tranh phòng, chống cơ hội chính trị ở Việt Nam: Lý luận - Thực tiễn”
- Hội thảo khoa học quốc tế: “Nghiên cứu, giảng dạy chủ nghĩa Mác - Lênin ở các trường đại học: Kinh nghiệm Việt Nam và Trung Quốc”
Xem nhiều
- 1 Mạch Nguồn số 55: Lửa
- 2 Nhà báo Nguyễn Phú Trọng
- 3 Mạch Nguồn số 54: Thắp lửa trị ân
- 4 Lễ tốt nghiệp Chương trình Cử nhân quốc tế Quảng cáo, Quan hệ công chúng và Thương hiệu Khóa V
- 5 Khảo sát sơ bộ đánh giá chất lượng chương trình đào đạo chính quy trình độ đại học tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- 6 Họp Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức kỷ niệm 75 năm truyền thống Học viện (1949-2024)
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Mã số chuẩn Quốc tế các sản phẩm Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông và khung điểm năm 2024
Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông, Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay cơ bản đã đáp ứng được các yêu cầu về quy trình xuất bản đối với một tạp chí khoa học chuyên ngành, trong đó bao gồm: Xuất bản đều kỳ, đúng kỳ hạn (tạp chí in) và cập nhật thường xuyên, ổn định (tạp chí điện tử); công tác thẩm định, phản biện được thực hiện bởi các chuyên gia khoa học có uy tín; chất lượng nội dung được đảm bảo, thường xuyên có tên trong danh mục các tạp chí khoa học được tính điểm và được Hội đồng Giáo sư Nhà nước phê duyệt và tính khung điểm cao cho một số ngành, chuyên ngành. Tạp chí cũng đã được Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia cấp mã số chuẩn quốc tế ISSN (International Standard Serial Number), theo Văn bản số 22/TTKHCN-ISSN, V/v cấp Mã số chuẩn quốc tế cho xuất bản phẩm nhiều kỳ.
Hội thảo khoa học “Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực cho hoạt động xuất bản Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới”
Hội thảo khoa học “Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực cho hoạt động xuất bản Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới”
Cách mạng công nghiệp 4.0 dẫn đến sự ra đời của nhiều phương thức xuất bản và phát hành mới, cùng với sự thay đổi về thị hiếu và đòi hỏi ngày càng cao trong trải nghiệm của công chúng đối với các xuất bản phẩm, đã tác động lớn đến hoạt động xuất bản, in và phát hành sách tại Việt Nam. Công tác đào tạo nguồn nhân lực cho ngành Xuất bản tại Việt Nam cần phải thay đổi để bắt kịp xu thế mới, vì chính sự tồn tại và phát triển của ngành.
Hội thảo khoa học: “Thực trạng và vấn đề đặt ra trong nghiên cứu, vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong phát triển báo chí, truyền thông Việt Nam hiện nay”
Hội thảo khoa học: “Thực trạng và vấn đề đặt ra trong nghiên cứu, vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong phát triển báo chí, truyền thông Việt Nam hiện nay”
Sáng 11/6/2024, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Ban Chủ nhiệm đề tài KX.02.31/21-25 tổ chức Hội thảo khoa học: “Thực trạng và vấn đề đặt ra trong nghiên cứu, vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong phát triển báo chí - truyền thông Việt Nam hiện nay”. Hội thảo thuộc khuôn khổ đề tài khoa học cấp Nhà nước “Nghiên cứu, vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong phát triển báo chí, truyền thông Việt Nam thời kỳ đổi mới” (mã số KX.02.31/21-25), do Học viện Báo chí và Tuyên truyền là cơ quan chủ trì và PGS,TS. Mai Đức Ngọc làm chủ nhiệm đề tài.
Hội thảo “Ứng dụng chuyển đổi số trong hoạt động các đơn vị chức năng của Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay”
Hội thảo “Ứng dụng chuyển đổi số trong hoạt động các đơn vị chức năng của Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay”
Chiều 27/3/2024, Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề: “Ứng dụng chuyển đổi số trong hoạt động các đơn vị chức năng của Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay”.
Hội thảo khoa học cấp Bộ: “Nhận diện và đấu tranh phòng, chống cơ hội chính trị ở Việt Nam: Lý luận - Thực tiễn”
Hội thảo khoa học cấp Bộ: “Nhận diện và đấu tranh phòng, chống cơ hội chính trị ở Việt Nam: Lý luận - Thực tiễn”
Chiều 27/12/2023, tại Hà Nội, Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức Hội thảo khoa học cấp Bộ: “Nhận diện và đấu tranh phòng, chống cơ hội chính trị ở Việt Nam: Lý luận - Thực tiễn”. Các nhà khoa học đã thảo luận một cách sâu sắc, cụ thể và toàn diện những vấn đề lý luận và thực tiễn trong nhận diện và đấu tranh phòng, chống cơ hội chính trị ở Việt Nam hiện nay.
Bình luận