Khai giảng Chương trình tập huấn của KOICA năm 2023 tại Hàn Quốc
Đoàn cán bộ tham dự tập huấn gồm 20 thành viên là cán bộ, giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền, cùng đại diện Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, một số cơ quan báo chí: Trung tâm Truyền thông Quảng Ninh, Đài PT-TH Hà Nội, Báo Kinh tế và Đô thị, Báo Thanh Hoá, Báo Hoà Bình, Báo Bắc Ninh, Báo Bắc Giang, Tạp chí Thử nghiệm ngày nay.
Đại diện KOICA, bà Lee Jihyun giới thiệu về những đặc thù của Hàn Quốc và chương trình tập huấn. Từ 13-23/9, các học viên sẽ được tìm hiểu về việc thi hành chính sách của Chính phủ, ngành công nghiệp quảng cáo và quan hệ công chúng, ngành truyền thông thông minh, công nghiệp truyền thông và nội dung tại Hàn Quốc… Bên cạnh đó, học viên được đi nghiên cứu thực tế tại một số cơ quan báo chí - truyền thông.
TS. Nguyễn Đức Toàn, Phó Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Trưởng đoàn bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc với sự hỗ trợ tích cực và hiệu quả của KOICA cho Học viện trong những năm vừa qua. Chương trình góp phần nâng cao năng lực của cán bộ, giảng viên cũng như các nhà báo của Việt Nam về truyền thông chính sách, mở rộng mạng lưới hợp tác với các đối tác Hàn Quốc và nâng cao vị thế của Học viện. Nội dung thiết kế chương trình có nhiều nội dung hấp dẫn, với các xu hướng truyền thông chính sách hiện đại của Hàn Quốc. Các học viên có thể nghiên cứu và vận dụng trong công tác chuyên môn tại Việt Nam. TS. Nguyễn Đức Toàn mong muốn KOICA và Học viện tiếp tục phát triển mối quan hệ hợp tác chặt chẽ trong thời gian tới.
Đây là các hoạt động thuộc giai đoạn 2 (2022-2024) của Dự án "Hỗ trợ Học viện Báo chí và Tuyên truyền nâng cao năng lực thực thi chính sách của Chính phủ". Trong khuôn khổ giai đoạn 1 (2015-2018), Học viện đã đưa 60 cán bộ đi bồi dưỡng tại Hàn Quốc về truyền thông chính sách; tổ chức 4 hội thảo khoa học quốc tế và xuất bản 3 cuốn sách chuyên đề.
So với giai đoạn 1, giai đoạn 2 mở rộng các hoạt động của dự án, đồng thời chuyên biệt hoá đối tượng tham gia bồi dưỡng tại Hàn Quốc theo từng năm. Các hoạt động trong dự án sẽ gắn kết chặt chẽ với nhau, đồng thời kế thừa những kết quả của giai đoạn 1 nhằm nâng cao tính bền vững của dự án. Các hội thảo khoa học quốc tế tiếp tục được tổ chức hàng năm về chủ đề hai bên cùng quan tâm./.
Nguồn: Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Bài liên quan
- Giáo dục văn hoá doanh nghiệp cho người lao động trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa - góc nhìn từ thực tiễn thành phố Hà Nội hiện nay
- Quản lý nhà nước trong việc thực hiện xã hội hóa giáo dục (qua trường hợp Trường quốc tế Mỹ)
- Công tác tổ chức, thực hiện kiến tập, thực tập nghề nghiệp tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay - thực trạng và một vài ý kiến tham góp
- Lễ Khai giảng các lớp Cao học và Nghiên cứu sinh khóa 30 đợt 1 năm 2024
- Lễ Bế giảng trao bằng Thạc sĩ, Tiến sĩ đợt 1 năm 2024
Xem nhiều
- 1 Mạch Nguồn số 55: Lửa
- 2 Mạch Nguồn số 54: Thắp lửa trị ân
- 3 Lễ tốt nghiệp Chương trình Cử nhân quốc tế Quảng cáo, Quan hệ công chúng và Thương hiệu Khóa V
- 4 Quản lý nhà nước trong việc thực hiện xã hội hóa giáo dục (qua trường hợp Trường quốc tế Mỹ)
- 5 Khảo sát sơ bộ đánh giá chất lượng chương trình đào đạo chính quy trình độ đại học tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- 6 Họp Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức kỷ niệm 75 năm truyền thống Học viện (1949-2024)
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Thông điệp về “khát vọng hoà bình” trong tranh cổ động Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống Mỹ
Xuất hiện ở Việt Nam từ những năm 40 của thế kỷ 20, tranh cổ động gắn liền với lịch sử cách mạng Việt Nam và trở thành một phần quan trọng trong đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân Việt Nam. Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, tranh cổ động trở thành thứ vũ khí tinh thần mạnh mẽ trong hành trình giành độc lập dân tộc. Tuy nhiên, tranh cổ động không chỉ mang trong mình sứ mệnh tuyên truyền vận động, cổ vũ, tinh thần chiến đấu, thúc giục mọi người tham gia chiến đấu, mà còn mang trong đó những giá trị thẩm mỹ và giá trị nghệ thuật cùng những thông điệp về khát vọng hoà bình. Bài viết này tập trung tìm hiểu về thông điệp “khát vọng hoà bình” trong tranh cổ động Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống Mỹ (từ năm 1954 - 1975).
Giáo dục văn hoá doanh nghiệp cho người lao động trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa - góc nhìn từ thực tiễn thành phố Hà Nội hiện nay
Giáo dục văn hoá doanh nghiệp cho người lao động trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa - góc nhìn từ thực tiễn thành phố Hà Nội hiện nay
Thực tế thời gian qua, nhờ chú trọng giáo dục văn hóa doanh nghiệp, các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hà Nội đã có những bước phát triển nhất định, thích ứng với những thay đổi lớn của tình hình trong và ngoài nước. Nhờ đẩy mạnh giáo dục văn hóa doanh nghiệp cho người lao động, các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hà Nội đã xây dựng được đội ngũ nhân viên có kỹ năng xuất sắc và tính kỷ luật cao, có tư duy sáng tạo, tác phong linh hoạt, cơ bản phù hợp với yêu cầu của thời đại 4.0.
Quản lý nhà nước trong việc thực hiện xã hội hóa giáo dục (qua trường hợp Trường quốc tế Mỹ)
Quản lý nhà nước trong việc thực hiện xã hội hóa giáo dục (qua trường hợp Trường quốc tế Mỹ)
Thời gian qua, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong thực hiện xã hội hóa giáo dục. Ngoài nguồn lực đầu tư của Nhà nước còn có thêm nguồn lực của các chủ thể khác đầu tư cho giáo dục. Người học có thêm nhiều cơ hội để lựa chọn mô hình trường dân lập, tư thục, chương trình quốc tế, chương trình tích hợp, liên kết với nước ngoài… Tuy nhiên, thực hiện xã hội hóa không có nghĩa là thương mại hóa mà phải có sự hướng dẫn, kiểm tra, kiểm soát của nhà nước. Bài viết này đề cập quan niệm về xã hội hóa giáo dục ở Việt Nam; Vụ việc Trường quốc tế Mỹ Việt Nam và trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục của các cơ quan chức năng.
Công tác tổ chức, thực hiện kiến tập, thực tập nghề nghiệp tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay - thực trạng và một vài ý kiến tham góp
Công tác tổ chức, thực hiện kiến tập, thực tập nghề nghiệp tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay - thực trạng và một vài ý kiến tham góp
Thực tập và kiến tập nghề nghiệp là những học phần thuộc khối kiến thức chuyên ngành của các chương trình đào tạo, được Học viện Báo chí Tuyên truyền đặc biệt quan tâm. Bài viết sẽ tập trung làm rõ vai trò, tầm quan trọng của thực tập, kiến tập nghề nghiệp; thực trạng và những vấn đề đang tồn tại, nảy sinh trong quá trình tổ chức, thực hiện công tác này tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Từ đó, đề xuất một vài ý kiến nhằm góp phần cải tiến, nâng cao hơn chất lượng, hiệu quả thực tập, kiến tập nghề nghiệp trong thời gian tới.
Lễ Khai giảng các lớp Cao học và Nghiên cứu sinh khóa 30 đợt 1 năm 2024
Lễ Khai giảng các lớp Cao học và Nghiên cứu sinh khóa 30 đợt 1 năm 2024
Sáng 22/6/2024, Học viện Báo chí và Tuyên truyền long trọng tổ chức Lễ khai giảng các lớp Cao học và Nghiên cứu sinh khóa 30 đợt 1 năm 2024. Lễ Khai giảng diễn ra trực tiếp tại Hội trường C và trực tuyến trên phần mềm Microsoft Teams.
Bình luận