Từ khoá : Khát vọng

10 bài viết

Phản bác các luận điệu xuyên tạc, phủ nhận chủ trương “khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc” của Đảng Cộng sản Việt Nam

Phản bác các luận điệu xuyên tạc, phủ nhận chủ trương “khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc” của Đảng Cộng sản Việt Nam

Thời gian qua, các thế lực thù địch không ngừng xuyên tạc, cho rằng chủ trương “khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc” được Đại hội XIII của Đảng thông qua là “duy tâm, siêu hình”, là “chủ quan, nóng vội, duy ý chí”, chỉ là “ảo vọng viển vông, hão huyền”... Trước tình hình đó, yêu cầu, nhiệm vụ cấp thiết đặt ra hiện nay là cần nhận diện rõ và kiên quyết đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, thù địch, nhằm góp phần tăng cường sự thống nhất trong Đảng, sự đồng thuận trong xã hội về con đường, mục tiêu, động lực phát triển đất nước.

Sinh viên Việt Nam cùng cả dân tộc hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc

Sinh viên Việt Nam cùng cả dân tộc hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc

Sáng 19/12/2023, tại Cung Văn hóa lao động hữu nghị Việt Xô (Hà Nội), Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Sinh viên Việt Nam lần thứ XI, nhiệm kỳ 2023-2028 diễn ra phiên trọng thể với gần 700 đại biểu về dự. Tại Đại hội, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã có bài phát biểu quan trọng, gợi mở nhiều nội dung để Đại hội và Hội Sinh viên Việt Nam cùng nghiên cứu, tham khảo thực hiện trong thời gian tới. Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của Chủ tịch nước.

Niềm tin xã hội trong khát vọng xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

Niềm tin xã hội trong khát vọng xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

Trong lý luận của triết học Mác - Lênin, niềm tin là một hợp phần quan trọng trong thế giới quan khoa học, cái làm cơ sở, định hướng và làm nền tảng, động lực cho hoạt động của con người. Nếu như động lực phát triển của quốc gia, dân tộc được bắt đầu bằng động lực của các cá nhân trong các cộng đồng, nhóm, tầng lớp, giai cấp... thì niềm tin của các cá nhân trong các cộng đồng, nhóm, giai cấp là động lực để cộng đồng vượt qua các khó khăn, trở ngại... trở thành một động lực phát triển của cả quốc gia, dân tộc. Bài viết phân tích làm rõ niềm tin vào chủ nghĩa xã hội trong lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và trong khát vọng xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

Vai trò của gia đình trong giáo dục cho thế hệ trẻ ý chí, khát vọng phát triển đất nước theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng

Vai trò của gia đình trong giáo dục cho thế hệ trẻ ý chí, khát vọng phát triển đất nước theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng

Để hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước Việt Nam hùng cường, thịnh vượng, Đảng ta xác định “Quan tâm chăm lo công tác giáo dục, bồi dưỡng và bảo vệ trẻ em, thiếu niên, nhi đồng”...(1) Đề cao vai trò của gia đình trong nuôi dưỡng, giáo dục thế hệ trẻ. Bài viết đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm phát huy vai trò của gia đình trong giáo dục ý chí, khát vọng phát triển đất nước cho thế hệ trẻ: nâng cao nhận thức của các gia đình về vai trò, trách nhiệm trong giáo dục ý chí, khát vọng cho thế hệ trẻ; xác định nội dung giáo dục cụ thể và phương pháp giáo dục phù hợp; phát huy vai trò các chủ thể cùng gia đình trong việc giáo dục ý chí, khát vọng cho thế hệ trẻ.

Nền báo chí cách mạng và khát vọng phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới

Nền báo chí cách mạng và khát vọng phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới

(LLCT&TT) Kể từ thời điểm báo Thanh Niên do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh sáng lập ngày 21.6.1925 tại Quảng Châu, Trung Quốc để làm nhiệm vụ tuyên truyền và huấn luyện cho cách mạng đến nay đã trải qua 96 năm. Ngày 21.6 hàng năm trở thành Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, báo chí cách mạng Việt Nam luôn thực hiện sứ mệnh phụng sự đất nước, phục vụ nhân dân và đã có những cống hiến to lớn vào lịch sử đấu tranh và phát triển của dân tộc.

Đức và tài của người cán bộ và việc trọng dụng tài năng để thực hiện khát vọng Việt Nam hùng cường, thịnh vượng

Đức và tài của người cán bộ và việc trọng dụng tài năng để thực hiện khát vọng Việt Nam hùng cường, thịnh vượng

Đức và tài có quan hệ biện chứng với nhau trong nhân cách của người cán bộ cách mạng. Trong đó, đức phải được đặt lên hàng đầu. Đức không chỉ là chính trị mà còn là khoa học và văn hóa. Còn tài thể hiện ở cái trí, cái tầm gắn chặt với cái tâm. Người có tài, trong ý nghĩa đích thực phải là người có đức, tài càng lớn đức càng cao. Đất nước muốn phát triển nhanh và bền vững cần phải có nhiều cán bộ, đảng viên với thực tài, thực đức để chấn hưng dân tộc, hiện thực hóa khát vọng Việt Nam hùng cường, thịnh vượng.

Thể chế phát triển, niềm tin, khát vọng và đổi mới sáng tạo vì phồn vinh, hạnh phúc trong Dự thảo các văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng

Thể chế phát triển, niềm tin, khát vọng và đổi mới sáng tạo vì phồn vinh, hạnh phúc trong Dự thảo các văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng

Tư tưởng cốt lõi, xuyên suốt của Dự thảo các văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng là: trên cơ sở tiếp tục thực hiện ba đột phá chiến lược (thể chế, nguồn nhân lực, hạ tầng), trước tiên và cơ bản hoàn thiện đồng bộ thể chế phát triển để kiến tạo niềm tin; từ đó khơi dậy khát vọng phát triển đất nước nhằm nuôi dưỡng, thúc đẩy nhu cầu, năng lực đổi mới sáng tạo vì độc lập, tự do, hạnh phúc và phồn vinh của đất nước và người dân Việt Nam.

Khát vọng về đất nước Việt Nam cường thịnh, giàu mạnh theo tư tưởng Hồ Chí Minh

Khát vọng về đất nước Việt Nam cường thịnh, giàu mạnh theo tư tưởng Hồ Chí Minh

Những bài học kinh nghiệm quý giá từ tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh được kế thừa, vận dụng và phát triển tốt, sẽ là một trong những nhân tố quan trọng bậc nhất làm cho đất nước Việt Nam trở thành một nước hùng cường, phồn thịnh, hạnh phúc.