Lý thuyết tái sản xuất của C.Mác nhìn từ mô hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam
Bài viết phân tích học thuyết tái sản xuất của C.Mác dưới góc độ tiếp cận về mô hình tăng trưởng kinh tế, từ đó rút ra một số bài học đối với Việt Nam trong kiến nghị chính sách phát triển và chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn nước ta hiện nay.
1. Những nội dung cơ bản trong lý thuyết tái sản xuất của C.Mác
Để tìm hiểu về những cân đối kinh tế cơ bản trong nền kinh tế thị trường, theo C.Mác, cần xuất phát từ kết quả của sản xuất xã hội do các chủ thể kinh doanh khác nhau, gắn bó với nhau dựa trên hệ thống phân công lao động xã hội tạo ra. “...Sản phẩm hàng năm bao gồm những bộ phận của sản phẩm xã hội thay thế tư bản, tức là những bộ phận dành cho tái sản xuất tư bản xã hội, cũng như những bộ phận dành cho quỹ tiêu dùng, do công nhân và các nhà tư bản tiêu dùng, do đó, sản phẩm hàng năm bao gồm cả tiêu dùng sản xuất lẫn tiêu dùng cá nhân”(1). Như vậy, cân đối kinh tế ở đây là quan hệ giữa sản xuất và tiêu dùng thể hiện trước hết thông qua tỷ lệ giữa tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng trong sản phẩm xã hội. Tổng sản phẩm xã hội (TSPXH) là toàn bộ sản phẩm mà xã hội sản xuất ra trong một thời kỳ nhất định, thường là một năm. Từ đó, theo C.Mác, “Toàn bộ sản phẩm xã hội, do đó cả toàn bộ sản xuất xã hội, cũng phân thành hai khu vực lớn:
(1) Tư liệu sản xuất, tức là những hàng hóa có một hình thái khiến cho chúng phải - hay ít ra cũng có thể - đi vào tiêu dùng sản xuất. (Khu vực I (KVI) - Sản xuất tư liệu tiêu sản xuất (TLSX)).
(2) Vật phẩm tiêu dùng, tức là những hàng hóa có một hình thái khiến cho chúng đi vào tiêu dùng cá nhân của giai cấp các nhà tư bản và của giai cấp công nhân (Khu vực II (KVII) - Sản xuất tư liệu tiêu dùng (TLTD)).
Khi nghiên cứu các luồng dịch chuyển hiện vật và giá trị giữa hai khu vực sản xuất TLSX và TLTD của nền kinh tế, C.Mác chỉ rõ những điều kiện cân bằng tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng trên phạm vi toàn xã hội theo cơ chế thị trường. Nguồn gốc tăng trưởng kinh tế được khẳng định là do tăng trưởng của sản xuất vật chất, mức độ tăng trưởng được quyết định bởi quy mô tích lũy trước hết trong khu vực sản xuất TLSX. Bởi chỉ như vậy mới có thể khiến cho các bộ phận cấu thành tổng sản phẩm xã hội được bù đắp về mặt giá trị và hiện vật. Về mặt giá trị, TSPXH được cấu thành bởi 3 bộ phận: (1) Giá trị bù đắp cho tư bản bất biến (c) hay giá trị những TLSX đã hao phí trong quá trình sản xuất, bộ phận này được dùng để bù đắp các TLSX đã hao phí trong chu kỳ sản xuất; (2) Giá trị bù đắp cho tư bản khả biến (v) hay giá trị sức lao động đã hao phí. Khoản giá trị này bằng với tổng số tiền công trả cho sức lao động tham gia vào quá trình sản xuất; (3) Phần thứ ba là giá trị thặng dư (m) - kết tinh của lao động thặng dư. Về mặt hiện vật, TSPXH bao gồm: TLSX và TLTD, sự phân chia này là căn cứ vào mục đích sử dụng sản phẩm. Do đó, trong TSX; không những chỉ là một sự hoàn lại về mặt giá trị, mà còn là sự hoàn lại về hình thái hiện vật của sản phẩm nữa...”(2).
Khi phân tích quá trình tái sản xuất tư bản xã hội, C.Mác nêu 5 giả định: Toàn bộ nền kinh tế trong nước là nền kinh tế tư bản thuần túy (chỉ có tư bản công nghiệp, chỉ có quan hệ giữa nhà tư bản và công nhân); Mua, bán hàng hóa đúng với giá trị của nó, giá cả hàng hóa phù hợp với giá trị; Cấu tạo hữu cơ của tư bản không thay đổi; Toàn bộ tư bản cố định (máy móc, thiết bị, đều chuyển hết giá trị của nó vào sản phẩm trong một năm); Không xét đến ngoại thương.
Để làm rõ quá trình tái sản xuất xã hội, C.Mác phân tích 2 mô hình tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng. Qua phân tích, C.Mác chỉ ra các điều kiện để thực hiện tổng sản phẩm xã hội, trước hết trong mô hình TSX giản đơn:
Khu vực I: 4000c + 1000v + 1000m = 6000 (tồn tại dưới hình thái hiện vật là TLSX)
Khu vực II: 2000c + 500v + 500m = 3000 (tồn tại dưới hình thái hiện vật hiện vật là tư liệu tiêu dùng)
Như vậy là TSPXH hàng năm (KVI + KVII) là 9000.
Quan hệ trao đổi giữa 2 khu vực có thể biểu diễn như sau:
I(1000v + 100m) = IIc
Với việc thực hiện trao đổi như trên sản xuất năm sau sẽ được lặp lại và theo quy mô cũ.
1) Các điều kiện thực hiện TSX giản đơn của tư bản xã hội là:
Điều kiện thứ 1: I(v+m)=IIc. Cung của KVI về những TLSX mới tạo ra (ngoài phần để bù đắp TLSX của KVI) phải bằng cầu về TLSX của KVII; đồng thời, cung về TLTD của KVII (trừ phần để tiêu dùng trong KVII) phải bằng cầu TLTD của công nhân và nhà tư bản KVI. Điều này phản ánh quan hệ cung cầu về TLSX và TLTD của hai khu vực trong nền kinh tế. Sự thực hiện trao đổi như thế này là điều kiện cần thiết để tái sản xuất theo quy mô cũ.
Điều kiện thứ 2: I (c+v+m) = Ic+IIc, nghĩa là, tổng cung về TLSX của xã hội phải bằng tổng cầu về TLSX của cả 2 khu vực. Điều này nói lên quan hệ cung - cầu về TLSX trong xã hội.
Điều kiện thứ 3: II (c+v+m) = I(v+m) + II(v+m), nghĩa là tổng cung về TLTD của xã hội phải bằng tổng cầu về tư liệu tiêu dùng của cả hai khu vực của nền kinh tế. Nó phản ánh quan hệ cung cầu về TLTD trong xã hội.
(2) Điều kiện thực hiện sản phẩm xã hội trong TSX mở rộng.
Muốn có TSX mở rộng phải biến một phần giá trị thặng dư (m) thành tư bản bất biến phụ thêm (cft) và tư bản khả biến phụ thêm (vft). Các bộ phận tư bản phụ thêm đó phải tìm được nguồn cung về TLSX và tư liệu tiêu dùng phụ thêm dưới hình thái hiện vật tương ứng với nhu cầu đó. Muốn có thêm TLSX thì KVI phải sản xuất ra nhiều TLSX hơn trong TSX giản đơn, để không những phụ thêm TSX cho KVI mà còn cho cả KVII. Tuy nhiên, do KVI là khu vực sản xuất TLSX, vì vậy, tích lũy KVI sẽ có tính quyết định đối với toàn bộ quá trình TSX mở rộng. Mức độ tích lũy của KVI được quyết định bởi khối lượng giá trị thặng dư được tạo ra bởi KVI và tỷ lệ phân chia khối lượng giá trị thặng dư ấy thành quỹ tích lũy và quỹ tiêu dùng. Đồng thời, KVII cũng phải sản xuất ra lượng TLTD nhiều hơn để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng tăng thêm của cả hai khu vực. Do đó, cơ cấu sản phẩm xã hội có những thay đổi. C.Mác đã đưa ra mô hình TSX mở rộng như sau: Giả định m’ = 100% và, không thay đổi.
- Mô hình TSX:
Năm thứ 1: I (4000c+1000v+1000m)= 6000
II (1500c+750v+750m = 3000
Năm thứ 2: giả sử 1000m của KVI, phân chia 500m cho tiêu dùng các nhà tư bản, còn 500m dành cho tích lũy để mở rộng sản xuất và cấu tạo hữu cơ không thay đổi là 4/1, thì 500m sẽ chia thành 400cft và 100vft; 400cft tồn tại dưới hình thái TLSX nên được trao đổi trong nội bộ KVI, còn 100vft tồn tại dưới hình thái TLSX nên phải được trao đổi với KVII. Vậy, KVI phải trao đổi với KVII tất cả là: 1000v+100vft+500m (tiêu dùng cá nhân nhà tư bản) = 1600. Số TLSX mà KVI có thể cung cấp cho KVII (1600) đã vượt quá khối lượng TLSX của KVII (1500) là 100, đã tạo điều kiện cho TSX mở rộng ở KVII. Vậy ở KVII, tư bản phụ thêm sẽ là 100cft + 50vft (cấu tạo hữu cơ 4/1, không thay đổi).
Cơ cấu sản xuất mới sẽ là:
I (4000c+400cft) +(1000v+100vft) + 1100m = 6600
II (1500c+100cft)+(750v+50vft)+800m = 3200
Tổng sản phẩm xã hội là 9.800
Như vậy, những điều kiện cơ bản để thực hiện TSX mở rộng tư bản xã hội bao gồm:
Thứ nhất, I(v+m) >IIc. Giá trị mới của KVI phải lớn hơn giá trị những TLSX đã tiêu dùng ở KVII. Phần giá trị mới lớn hơn đó phải có giá trị ngang bằng giá trị tư bản bất biến và tư bản khả biến bổ sung dưới hình thái hiện vật là những TLSX và sức lao động cần được tích lũy của KVI. Phần tích lũy tư bản khả biến của KVI phải có giá trị ngang bằng phần tích lũy tư bản bất biến của KVII, thể hiện tính quyết định của tích lũy trong KVI đối với tích lũy trong KVII.
Thứ hai, I(c+v+m)>Ic+IIc. KVI phải sản xuất ra khối lượng TLSX có giá trị lớn hơn giá trị những TLSX đã tiêu dùng của cả hai khu vực. Phần giá trị lớn hơn đó phải phù hợp với yêu cầu tích lũy tư bản bất biến của cả hai khu vực về giá trị và hiện vật, bao gồm những TLSX để mở rộng sản xuất TLSX, những TLSX để mở rộng sản xuất gồm TLTD thiết yếu và những TLSX để mở rộng sản xuất hàng xa xỉ.
Thứ ba, I(v+m)+II(v+m)>II(c+v+m). Giá trị mới được tạo ra trong cả hai khu vực phải lớn hơn giá trị của những TLTD đã được tạo ra trong KVII. Phần giá trị lớn hơn đó phải ngang bằng với giá trị tích lũy để bổ sung tư bản bất biến cho cả hai khu vực, đồng thời KVII phải tạo ra khối lượng TLTD và hàng xa xỉ với kết cấu đủ đáp ứng nhu cầu TSX sức lao động cho công nhân và nhà tư bản trong cả hai khu vực.
Thực chất của vấn đề nghiên cứu điều kiện thực hiện TSX giản đơn và TSX mở rộng tư bản xã hội là nghiên cứu sự trao đổi sản phẩm giữa hai khu vực của nền sản xuất xã hội. C.Mác đã rút ra các quy luật của TSX là: sản xuất TLSX phát triển nhanh nhất, sản xuất tư liệu tiêu dùng phát triển nhanh thứ hai.
Dựa trên những kiến giải của C.Mác về sản xuất, V.I.Lênin đã phân tích mô hình tái sản xuất mở rộng tư bản xã hội trong nhiều năm và xem xét cấu tạo hữu cơ của tư bản () thay đổi do sự phát triển của lực lượng sản xuất dưới sự tác động của tiến bộ kỹ thuật. V.I.Lênin thấy rằng cấu tạo hữu cơ của tư bản đều tăng lên nhưng cấu tạo hữu cơ của tư bản KVI tăng nhanh hơn KVII. Căn cứ vào đó, V.I.Lênin nêu ra biểu so sánh về sự tăng lên của các bộ phận khác nhau của tổng sản phẩm xã hội và đi đến kết luận: sản xuất tư liệu sản xuất để sản xuất tư liệu sản xuất phát triển nhanh nhất, sau đến là sản xuất tư liệu sản xuất để chế tạo tư liệu tiêu dùng và cuối cùng chậm nhất là sản xuất tư liệu tiêu dùng. Đây là quy luật ưu tiên phát triển sản xuất tư liệu sản xuất - quy luật kinh tế của tái sản xuất tư bản mở rộng trong điều kiện kỹ thuật ngày càng tiến bộ.
Nghĩa là, để nền kinh tế phát triển ổn định, luôn phải bảo đảm tỷ lệ cân đối về kết cấu giữa các khu vực của nền kinh tế (KVI, KVII) và trong nội bộ từng khu vực. Nếu những quan hệ tỷ lệ cần thiết để tái sản xuất mở rộng bị phá vỡ sẽ phát sinh khả năng khủng hoảng kinh tế. Nền kinh tế thị trường cạnh tranh vận động theo các quy luật kinh tế, những điều kiện của tái sản xuất sẽ biến thành những điều kiện cho một quá trình không bình thường của tái sản xuất, gây ra khả năng khủng hoảng.
Từ học thuyết tái sản xuất của C.Mác và sự phát triển học thuyết tái sản xuất của V.I.Lênin trong điều kiện phát triển mới của khoa học kỹ thuật về những điều kiện thực hiện tổng sản phẩm xã hội trong tái sản xuất giản đơn và mở rộng cho thấy, để quá trình sản xuất có thể diễn ra bình thường và kinh tế vĩ mô được ổn định thì cần bảo đảm sự cân bằng các cân đối lớn của nền kinh tế quốc dân (hay còn gọi là cân đối vĩ mô của nền kinh tế quốc dân).
Lý luận tái sản xuất tư bản xã hội của C.Mác đã đặt nền móng cho mô hình tăng trưởng kinh tế hiện đại với sự chuyển đổi nền kinh tế sang chủ yếu tăng trưởng theo chiều sâu, thể hiện sự thay đổi vị trí, vai trò của các yếu tố sản xuất. Từ những nghiên cứu về lý luận tái sản xuất của C.Mác có thể rút ra một số định hướng vận dụng vào xây dựng mô hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam như sau:
* Về bảo đảm sự cân đối giữa hai khu vực của nền kinh tế:
Nghiên cứu những điều kiện thực hiện tổng sản phẩm xã hội trong điều kiện TSX giản đơn và TSX mở rộng của nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa C.Mác đã chỉ rõ, để quá trình tái sản xuất xã hội trong kinh tế thị trường có thể diễn ra bình thường, ổn định thì phải tuân thủ những tính quy luật nhất định bảo đảm cân đối kinh tế cơ bản trong tái sản xuất xã hội. Trong điều kiện nền kinh tế vận hành tự phát theo cơ chế thị trường, những cân đối kinh tế kể trên thường xuyên được tự phát thiết lập rồi lại bị phá vỡ. Tuy nhiên, nền kinh tế phải luôn bảo đảm sự cân đối giữa sản xuất và tiêu dùng, cân đối giữa tích lũy và tiêu dùng, cân đối hai khu vực của nền kinh tế.
* Về cơ cấu nền kinh tế:
Nền kinh tế quốc dân được cấu thành bởi nhiều ngành, những ngành này vừa sản xuất, vừa tiêu dùng các loại sản phẩm, bao gồm cả sản phẩm của chính ngành mình. Vì vậy, giữa sản xuất và tiêu dùng ở các ngành sản xuất tồn tại mối liên hệ mật thiết. Nền kinh tế muốn duy trì tái sản xuất thì việc sản xuất và tiêu dùng trong các ngành sản xuất cũng phải điều chỉnh quan hệ theo tỷ lệ nhất định. Cơ cấu ngành nghề phải bảo đảm sự phát triển cân đối (giữa các ngành nghề trong cùng khu vực, với khu vực khác và nhu cầu của xã hội); cơ cấu ngành nghề đó có lợi cho việc phân bổ tối ưu nguồn lực và sự chuyển dịch cơ cấu ngành nghề đó ra sao.
* Tăng tích lũy để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
Lý luận tái sản xuất của C.Mác đã chia tư bản thành tư bản bất biến và tư bản khả biến. Theo mô hình này, kết quả cuối cùng của sản xuất đạt được mức độ cao cả về số lượng và chất lượng nhưng lại sử dụng tiết kiệm các loại tài nguyên thiên nhiên, nguyên vật liệu.
Theo những chỉ dẫn của C.Mác, để thực hiện mô hình tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu, cần chủ động, tích cực nghiên cứu và sử dụng thành tựu khoa học công nghệ vào sản xuất, mà trong điều kiện ngày nay đó là phải chuyển đổi sang nền sản xuất dựa vào các loại công nghệ cao, công nghệ tiết kiệm sức lao động, công nghệ tiết kiệm nguyên vật liệu,...
Quá trình thực hiện nhiệm vụ này một mặt gắn bó chặt chẽ với phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao thông qua những cải cách cơ bản trong việc đào tạo các chuyên gia và công nhân kỹ thuật lành nghề, mặt khác đòi hỏi sự thâm nhập ngày càng sâu hơn của khoa học kỹ thuật vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Hệ quả của việc thực hiện phương hướng này là những sự thay đổi trong cơ cấu (cấu trúc) toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Trước hết, đó là sự thay đổi tỷ lệ giữa các ngành công nghiệp khai khoáng và công nghiệp chế biến, giữa hai nhóm ngành sản xuất tư liệu sản xuất và sản xuất hàng tiêu dùng theo hướng có lợi cho sản xuất các loại thành phẩm. Đồng thời, vai trò và tỷ trọng của các ngành công nghiệp hóa chất, hóa lọc dầu, kỹ thuật vô tuyến điện, điện tử, sản xuất phương tiện liên lạc, sản xuất loại vật liệu mới,... tức là những ngành bảo đảm đẩy nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuật sẽ tăng thêm. Như vậy, nếu như các điều kiện khác không đổi, tích lũy tăng lên sẽ góp phần mở rộng sản xuất. Do đó, nâng cao tỷ lệ tích lũy là nhân tố quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
* Điều kiện để thực hiện sản phẩm: sự phát triển của thị trường
Phân tích tái sản xuất xã hội, C.Mác khẳng định để nền kinh tế duy trì trạng thái ổn định thì phải bảo đảm cân đối giữa giá trị của sản phẩm hàng hóa và lượng tiền cần thiết để phục vụ lưu thông khối lượng hàng hóa đó. Như vậy, điều kiện quan trọng để các khu vực của nền kinh tế duy trì trạng thái cân bằng là phải bảo đảm một khối lượng cần thiết để phục vụ cho lưu thông. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc cần phải phát triển thị trường tạo điều kiện cho lưu thông hàng hóa diễn ra trong trạng thái bình thường.
2. Những gợi ý chính sách trong mô hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam hiện nay
Để thực hiện tái sản xuất phải bảo đảm các tỷ lệ cân đối: Các cân đối vĩ mô của nền kinh tế quốc dân là hệ thống các chỉ tiêu được thể hiện dưới dạng các cân đối tổng hợp. Các cân đối vĩ mô trong nền kinh tế quốc dân phải được xem xét một cách tổng thể trong các mối quan hệ của nền kinh tế, như: mối quan hệ giữa các ngành trong việc sản xuất và sử dụng sản phẩm; mối quan hệ giữa tích lũy tài sản và tiêu dùng cuối cùng của dân cư; mối quan hệ giữa khả năng sản xuất và nhu cầu tiêu dùng, giữa sản xuất với xuất khẩu, giữa tích lũy và TSX trong nước với khả năng đi vay, đầu tư và viện trợ từ nước ngoài.
Phân tích những điều kiện thực hiện tổng sản phẩm xã hội trong TSX giản đơn và mở rộng cho thấy: để quá trình sản xuất có thể diễn ra bình thường và kinh tế vĩ mô được ổn định cần bảo đảm sự thăng bằng các cân đối lớn của nền kinh tế quốc dân (hay còn gọi là cân đối vĩ mô của nền kinh tế quốc dân).
Các cân đối vĩ mô của nền kinh tế quốc dân là hệ thống các chỉ tiêu được thể hiện dưới dạng các cân đối tổng hợp, gồm 2 phần: thu và chi hay nguồn và sử dụng, phản ánh sự vận động trong phạm vi toàn bộ nền kinh tế quốc dân của các hiện tượng và các quá trình kinh tế, sự tác động qua lại giữa các yếu tố trong quá trình sản xuất sản phẩm vật chất và sản phẩm dịch vụ, kết quả sản xuất kinh doanh của toàn bộ nền kinh tế nói chung và của từng ngành kinh tế nói riêng, thể hiện hạch toán các nguồn thu - chi trong lĩnh vực tài chính, đầu tư xã hội, các nguồn thu - chi đối với nước ngoài(3).
Thứ nhất, Chính sách tài chính, tiền tệ và đầu tư
Lý thuyết tái sản xuất của C.Mác chỉ rõ, tùy theo thời kỳ chu chuyển dài hay ngắn mà cần có một khối lượng tư bản tiền tệ nhỏ hay lớn để tư bản hoạt động, nghĩa là nền kinh tế phải bảo đảm cân đối về giá trị và hiện vật. Do đó, những công việc kinh doanh có tính chất lâu dài hơn đòi hỏi phải ứng ra một số tư bản tiền tệ lớn hơn cho một thời gian lâu hơn, tuy nhiên trong thời gian đó lại chưa thể cung cấp sản phẩm để thu tiền về, do đó tiền nằm lại trong lưu thông. Vì thế, trong điều kiện đẩy mạnh CNH, HĐH, chuyển đổi mô hình tăng trưởng ở Việt Nam hiện nay, các chủ trương đầu tư của Nhà nước cần tính đến sự cân đối về nguồn lực cho đầu tư và huy động nguồn lực cho phát triển nhằm tạo động lực cho chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu. Chính sách tiền tệ phải bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, tạo thuận lợi cho các chủ thể kinh doanh trong tiếp cận nguồn vốn, trong đó có nguồn vốn tín dụng của Nhà nước. Đối với nguồn lực đầu tư từ ngân sách nhà nước cần phải tính đến sự cân đối giữa các dự án nhỏ và vừa trong ngắn hạn với những dự án lớn có tính chất dài hạn như xây dựng thủy điện, đường sắt, đường cao tốc… và các công trình không có tác động lan tỏa đến sản xuất. Đồng thời, trong điều kiện nguồn lực còn hạn hẹp, Nhà nước tạo lập môi trường thuận lợi nhằm huy động đầu tư của các doanh nghiệp trong nền kinh tế.
Thứ hai, Chính sách phát triển nguồn nhân lực
Khi phân tích mô hình tái sản xuất, C.Mác đã đề cập tới cân đối giữa các yếu tố sản xuất: giữa tư liệu sản xuất và sức lao động để sản xuất ra tổng sản phẩm xã hội. C.Mác khẳng định, thiên nhiên không thể chế tạo ra máy móc… Tất cả những cái đó đều là sản phẩm lao động của con người… Tất cả những cái đó đều là của bộ óc con người, do bàn tay con người tạo ra, đều là sức mạnh đã vật chất hóa của tri thức. Như vậy, con người là chủ thể phát hiện, khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên… để tạo nên sự tăng trưởng kinh tế; nguồn lực vốn là kết quả của lao động và tích lũy của con người mà có, nguồn lực khoa học công nghệ cũng do con người tạo ra. Đây chính là chìa khóa chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam. Do vậy, chính sách của Nhà nước trong giai đoạn tiếp theo cần đầu tư mạnh vào vốn con người với chất lượng và cơ cấu hợp lý, tạo động lực cơ bản cho sự phát triển và chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế sang chiều sâu.
Thứ ba, Chính sách khoa học công nghệ
Trong điều kiện phát triển mới của cách mạng khoa học công nghệ, chính sách của Nhà nước phải tính đến sự thay đổi của những cân đối lớn của nền kinh tế. Đó là sự cân đối giữa các khu vực và nội bộ từng khu vực, những điểm nghẽn phát triển của các khu vực và trong từng khu vực, xu hướng phát triển của các khu vực có phù hợp với nhu cầu phát triển xã hội, sự liên kết giữa các ngành nghề, cơ cấu cho phép tối ưu hóa phân bổ các nguồn lực, sự đổi mới, ứng dụng khoa học công nghệ trong các khu vực...
Thực trạng mô hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam hiện nay cho thấy, kết cấu kinh tế về cơ bản bảo đảm được tính ổn định. Tuy nhiên, giá trị tăng thêm của hai nhóm ngành nông nghiệp và công nghiệp so với giá trị sản xuất đều sụt giảm, tăng trưởng phụ thuộc nhiều vào khu vực FDI nhưng chưa tạo ra tác động lan tỏa sang phát triển sản xuất ở các khu vực khác. Cấu trúc ngành cho thấy hiệu quả của các ngành sản xuất vật chất giảm sút, mặc dù sản xuất, xuất khẩu nhiều nhưng phần giá trị gia tăng Việt Nam nhận được ngày càng ít trong khi đất đai được sử dụng không hiệu quả, tài nguyên mất đi và môi trường bị ảnh hưởng tiêu cực.
Như vậy, trọng điểm của giai đoạn phát triển tiếp theo là điều chỉnh cơ cấu ngành nghề trụ cột của nền kinh tế, xử lý mối quan hệ giữa ngành nghề truyền thống với ngành nghề kỹ thuật cao. Theo đó, Nhà nước cần đầu tư có trọng điểm vào lĩnh vực công nghệ mà nước ta đang có lợi thế và đẩy mạnh chuyển giao kết quả cho các doanh nghiệp. Ngoài ra, cần khuyến khích hoạt động nghiên cứu và phát triển của doanh nghiệp… Tuy nhiên, để chính sách khoa học công nghệ thực sự phát huy hiệu quả, các cơ quan tham mưu chính sách phải làm tốt công tác dự báo về xu hướng thay đổi những cân đối lớn của nền kinh tế Việt Nam và thế giới./.
_________________________
(1) C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, t.24, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1994, tr.574.
(2) C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, phần 2, t.24, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1994, tr.577.
(3) https://www.nxbctqg.org.vn.
Nguồn: Bài đăng trên Tạp chí Lý luận chính trị số 4.2020
Bài liên quan
- Quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin về quản lý phát triển xã hội và sự vận dụng ở Việt Nam hiện nay
- Ăngghen bàn về chủ nghĩa xã hội pháp quyền
- Chỉ dẫn của V.I.Lênin về Nhà nước trong tác phẩm Nhà nước và cách mạng và sự vận dụng của Đảng ta trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
- Vận dụng tư tưởng của V.I.Lênin về đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch ở nước ta hiện nay
- Đôi nét về triết học ngoài mác-xít hiện đại
Xem nhiều
- 1 Video Tư liệu: Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông 30 năm xây dựng và phát triển
- 2 Sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo trong sản xuất chương trình truyền hình
- 3 Giữ gìn và bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc ít người, góp phần củng cố, phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc
- 4 Phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Bến Tre: Thực trạng và giải pháp
- 5 Sử dụng ChatGPT trong việc cải thiện kỹ năng viết cho sinh viên học tiếng Anh
- 6 Lễ kỷ niệm và Hội thảo khoa học “30 năm - Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông”
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên về học tập tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Nghiên cứu dựa trên các điều tra khảo sát hàng năm của khoa Xã hội học và Phát triển đối với sinh viên đang học tập tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền nhằm đánh giá về nhiều vấn đề xã hội trong có đánh giá về giảng viên và cơ sở vật chất thông qua 48 biến số. Kết quả nghiên cứu năm 2024 với 734 sinh viên cho thấy, phần lớn sinh viên đánh giá ở mức cao hơn so với một số đánh giá của sinh viên tại các trường đại học khác. Có 7 nhóm yếu tố được đánh giá ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên về giảng viên và cơ sở vật chất gồm: Chất lượng giảng viên; Chuyên môn của giảng viên; Phương pháp dạy của giảng viên; Năng lực tổ chức môi trường học tập; Phẩm chất sư phạm của giảng viên; Cố vấn học tập; Cơ sở vật chất. Đối với biến phụ thuộc đo lường về sự hài lòng của sinh viên dựa trên thang đo niềm tin (được đánh giá với thang đo từ 0-9 điểm) thông qua 9 biến số về quản lý, giảng viên, cơ chế đào tạo, phương pháp giảng dạy, thư viện và cơ sở vật chất của giảng đường.
Quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin về quản lý phát triển xã hội và sự vận dụng ở Việt Nam hiện nay
Quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin về quản lý phát triển xã hội và sự vận dụng ở Việt Nam hiện nay
Các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác - Lênin, mặc dù không để lại những tác phẩm chuyên nghiên cứu về quản lý phát triển xã hội, nhưng qua các tác phẩm về kinh tế - chính trị, chính trị - xã hội của các ông, có thể rút ra những luận điểm cơ bản về quản lý phát triển xã hội. Các luận điểm này giúp các nhà quản lý xã hội thấy được bức tranh toàn cảnh xã hội một cách duy vật, cụ thể, với tính cách là kết quả hoạt động thực tiễn xã hội của con người.
Ăngghen bàn về chủ nghĩa xã hội pháp quyền
Ăngghen bàn về chủ nghĩa xã hội pháp quyền
Sau khi hai tác phẩm kinh điển “Tinh thần pháp luật” của Montesquieu và “Bàn về khế ước xã hội” của Rousseau chuyển bị về mặt lý luận cho Cách mạng dân chủ tư sản Pháp ra đời người ta thường nói đến thuộc tính pháp quyền gắn liền với nền dân chủ tư sản, người ta nói đến nhà nước pháp quyền tư sản, hệ thống dân chủ tư sản. Đến chủ nghĩa xã hội thì thuộc tính pháp quyền này lại ít được nhắc đến. Liệu chủ nghĩa xã hội có mang thuộc tính pháp quyền hay không và thuộc tính pháp quyền này khác với thuộc tính pháp quyên dân chủ tư sản như thế nào?
Chỉ dẫn của V.I.Lênin về Nhà nước trong tác phẩm Nhà nước và cách mạng và sự vận dụng của Đảng ta trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Chỉ dẫn của V.I.Lênin về Nhà nước trong tác phẩm Nhà nước và cách mạng và sự vận dụng của Đảng ta trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Trong tác phẩm Nhà nước và cách mạng, lần đầu tiên vấn đề nhà nước được V.I.Lênin trình bày một cách có hệ thống. Giá trị lý luận và thực tiễn của tác phẩm là đã làm sáng tỏ tính quy luật trong sự sinh thành, vận động và phát triển, đưa ra những dự báo khoa học về xu hướng và điều kiện về sự tự tiêu vong của nhà nước trong tiến trình tới chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản. Tác phẩm vẫn giữ nguyên giá trị khoa học, cách mạng và tính thời sự. Trong tình hình hiện nay, nắm vững thực chất và vận dụng tư tưởng của tác phẩm là cơ sở vững chắc để xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
Vận dụng tư tưởng của V.I.Lênin về đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch ở nước ta hiện nay
Vận dụng tư tưởng của V.I.Lênin về đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch ở nước ta hiện nay
Đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng vừa là nhiệm vụ thường xuyên, vừa là công việc lâu dài đối với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Đó là nhiệm vụ khó khăn và phức tạp bởi “đấu tranh chính trị là hình thức đấu tranh cao nhất của giai cấp vô sản”(1). Bài viết nghiên cứu tư tưởng của V.I.Lênin về đấu tranh chống những quan điểm sai trái, thù địch, phân tích ý nghĩa lý luận, thực tiễn sâu sắc và vận dụng tư tưởng của V.I.Lênin vào cuộc đấu tranh trên mặt trận tư tưởng ở nước ta hiện nay.
Bình luận