Từ khoá : miền núi
3 bài viết
Phát huy vai trò người có uy tín trong bảo tồn văn hóa truyền thống vùng dân tộc, miền núi
Phát huy vai trò người có uy tín trong bảo tồn văn hóa truyền thống vùng dân tộc, miền núi
Người có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số là những già làng, trưởng bản, trưởng dòng họ trong các buôn, làng, thôn, bản. Ngoài ra còn có các vị chức sắc tôn giáo như: thầy mo, các sư sãi, thầy cả, thầy cúng… Trong cộng đồng 53 dân tộc thiểu số ở nước ta, dân tộc nào cũng có những lớp người tiêu biểu, có uy tín của dân tộc mình. Họ là những người được cộng đồng yêu mến, kính trọng và suy tôn. Lớp người này có hiểu biết sâu rộng về môi trường tự nhiên, kinh nghiệm sản xuất (trồng trọt, chăn nuôi…); am hiểu luật tục, phong tục, nếp sống của cộng đồng; giỏi ứng xử trong đối nội và đối ngoại liên quan đến đời sống và sinh mệnh của cộng đồng; gương mẫu, có đạo đức, lối sống lành mạnh, vừa có khả năng tổ chức tốt cuộc sống gia đình mình vừa có ý thức trách nhiệm giúp đỡ các thành viên khác trong cộng đồng; khi cần, họ có thể hy sinh quyền lợi của bản thân vì lợi ích của cộng đồng.
Tác động của thiết chế xã hội truyền thống đến sự tham chính của phụ nữ dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc
Tác động của thiết chế xã hội truyền thống đến sự tham chính của phụ nữ dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc
Miền núi phía Bắc bao gồm 15 tỉnh: Bắc Giang, Bắc Kạn, Cao Bằng, Điện Biên, Hà Giang, Hòa Bình, Lai Châu, Lạng Sơn, Lào Cai, Phú Thọ, Quảng Ninh, Sơn La, Thái Nguyên, Tuyên Quang và Yên Bái. Đây là địa bàn miền núi và trung du bao quanh đồng bằng sông Hồng. Là địa bàn có nhiều tiềm năng, song so với cả nước thì đây là vùng chậm phát triển về các lĩnh vực. Tỷ lệ nghèo đói của cư dân các dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm tỷ lệ cao nhất nước: Tây Bắc; 28%; Đông Bắc:17,4% cá biệt có nơi tỷ lệ hộ nghèo tới 60%. (Tỷ lệ nghèo cả nước là 10,7%). Với, hơn 12 triệu người (chiếm khoảng 14,5% dân số cả nước) theo điều tra dân số năm 2009. Trong đó đồng bào DTTS cư trú trên địa bàn khoảng 6 triệu 200 ngàn người, chiếm hơn 51% dân số toàn vùng, có tỉnh, tỷ lệ dân cư dân tộc thiểu số rất lớn: Cao Bằng 95%; Hà Giang: 87,9%; Lai Châu: 83,1%; Điện Biên: 83,1%; Hòa Bình: 72,3%. Toàn khu vực miền núi phía Bắc có 29 thành phần dân tộc. Trong 28 DTTS, dân cư chiếm khoảng 57% tổng dân số của 53 DTTS trong cả nước. Với sự phân bố dân cư tộc người xen kẽ lớn giữa các địa phương đã tạo nên sự phong phú, đa dạng trong văn hóa tộc người, thiết chế xã hội tộc người và sự chênh lệch về trình độ phát triển cùng với những khó khăn trong phát triển thể chế chính trị ở các vùng này.
Xem nhiều
- 1 Video Tư liệu: Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông 30 năm xây dựng và phát triển
- 2 Sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo trong sản xuất chương trình truyền hình
- 3 Giữ gìn và bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc ít người, góp phần củng cố, phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc
- 4 Phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Bến Tre: Thực trạng và giải pháp
- 5 Sử dụng ChatGPT trong việc cải thiện kỹ năng viết cho sinh viên học tiếng Anh
- 6 Lễ kỷ niệm và Hội thảo khoa học “30 năm - Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông”
Liên kết
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Người làm báo
- Báo Nhân Dân
- Tạp chí Tư tưởng-Văn hoá
- Tạp chí Thông tin công tác Tư tưởng
- lý luận
- Tạp chí Kiểm tra
- Tạp chí Xây dựng Đảng
- Tạp chí Dân vận
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Khoa học Chính trị