Phát huy vai trò người có uy tín trong bảo tồn văn hóa truyền thống vùng dân tộc, miền núi
Trong xã hội truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số, mọi hoạt động liên quan đến lao động, sinh hoạt, gắn kết cộng đồng... đều do những người có uy tín điều hành. Trong phạm vi dòng họ, trưởng họ (trưởng tộc) là người duy trì các hoạt động của dòng họ, nhất là sinh hoạt tín ngưỡng để nhớ về tổ tiên, cội nguồn của mình, củng cố vai trò trách nhiệm của các thành viên đối với dòng họ và cộng đồng. Rộng hơn, với cộng đồng, người uy tín có vai trò và tác động tương đối lớn đến đời sống của các thành viên. Bởi lẽ, mỗi cộng đồng đều có những chuẩn mực riêng của mình về đạo đức, phong tục, tập quán. Các thành viên trong cộng đồng, từ lúc sinh ra đến khi chết đi đều phải tuân theo những chuẩn mực đó. Người có đủ uy tín, kinh nghiệm, hiểu biết để có thể giáo dục cộng đồng duy trì, giữ gìn những phong tục, tập quán đó chính là các già làng, trưởng bản, trưởng dòng họ... Bên cạnh đó, người có uy tín còn đóng vai trò quan trọng trong giải quyết mối quan hệ với các cộng đồng khác và với bộ máy chính quyền nhà nước ở địa phương.
Trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, lớp người có uy tín không ngừng có những đóng góp quan trọng trong công tác vận động đồng bào đoàn kết, giúp nhau phát triển kinh tế, nâng cao đời sống cộng đồng; duy trì phong tục tập quán, bảo tồn bản sắc văn hoá dân tộc và xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư, xây dựng nông thôn mới; vận động, tuyên truyền cộng đồng bảo vệ môi trường sinh thái nhằm mục tiêu phát triển bền vững vùng dân tộc thiểu số và miền núi; cùng với chính quyền các cấp, vận động quần chúng thực hiện các chủ trương chính sách, trong thực hiện các nhiệm vụ chính trị ở địa phương.
Tuy nhiên, những năm gần đây, tình hình trong nước, thế giới có nhiều biến chuyển, tác động không nhỏ đến đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của đất nước nói chung, vùng dân tộc thiểu số và miền núi nói riêng. Một số phong tục, tập quán cũ của đồng bào nay cần thay đổi, chỉnh sửa hoặc bổ sung cho phù hợp với cuộc sống mới (việc cướ, việc tang, ốm đau, sinh đẻ...); nhiều bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số đang bị mai một, thậm chí có nguy cơ biến mất (nhà ở, ngôn ngữ, trang phục, lễ hội...); tệ nạn xã hội (buôn bán, vận chuyển trái phép ma túy, vũ khí, chất gây nổ; buôn bán phụ nữ và trẻ em qua biên giới, mại dâm...) đang có chiều hướng gia tăng và diễn biến phức tạp ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi, nhất là vùng biên giới... Thêm vào đó, biến đổi khí hậu toàn cầu đã làm cho môi trường sinh sống của đồng bào bị ô nhiễm, thoái hóa (rừng, nước, đất...). Di dân tự do, chặt phá rừng bừa bãi cũng là một trong các nguyên nhân dẫn đến môi trường sinh sống của đồng bào ở một số khu vực như Tây Nguyên, Đông Nam bộ đang ngày càng bị thu hẹp kéo theo sự biến mất môi trường văn hóa của một số dân tộc.
Thực tiễn đó đòi hỏi sự vào cuộc của các cấp ủy, chính quyền từ Trung ương đến địa phương và sự nỗ lực, ý thức bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc mình của mỗi người dân. Nhiều chủ trương, chính sách phát triển kinh tế, xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi đã được ban hành (Chương trình 134 về hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn; Chương trình 135 về phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi; Chương trình giảm nghèo theo Quyết định 20/2007/QĐ-TTg, Chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 62 huyện nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP... ); Đề án "Bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam đến năm 2020” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong Quyết định số 1270/QĐ-TTg ngày 27.7.2011; Chiến lược Công tác Dân tộc đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 449/QĐ-TTg ngày 12.3.2013... Tất cả các chương trình, đề án, dự án, chính sách đó đã thể hiện sự nỗ lực của Đảng và Nhà nước để một mặt phát huy được lợi thế của vùng trong phát triển kinh tế - xã hội, mặt khác bảo tồn, giữ gìn được văn hóa truyền thống đặc sắc của mỗi dân tộc.
Một thực tế không thể phủ nhận khi thực thi các chương trình, dự án, chính sách ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi, đó là sự đóng góp của lớp người có uy tín trong tuyên truyền, vận động cộng đồng tích cực tham gia học tập, hưởng ứng, thực hiện tốt chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Bởi lẽ, trong cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam, mỗi dân tộc có phong tục, tập quán, ngôn ngữ, lối sống, tâm lý riêng mà một bộ phận đội ngũ cán bộ làm công tác dân tộc ở địa phương, nhất là cấp cơ sở còn mỏng và yếu, chưa được đào tạo bài bản về nghiệp vụ công tác dân tộc, ít am hiểu ngôn ngữ, phong tục tập quán của tất cả các dân tộc thiểu số trong vùng (Đắk Lắk: 47 dân tộc, Đăk Nông: 46 dân tộc, Ninh Thuận: 28 dân tộc...) nên khó có thể tuyên truyền, vận động đồng bào thực thi chính sách dân tộc hiệu quả. Do đó, muốn chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước đến được với đồng bào hiệu quả cần phải thông qua lớp người có uy tín ở cộng đồng. Họ chính là cầu nối giữa Đảng, chính quyền với nhân dân và ngược lại.
Nhận thức được vai trò to lớn, quan trọng của lớp người có uy tín đối với cộng đồng các dân tộc thiểu số, năm 1947, Chủ tịch Hồ Chủ tịch đã có lời khen ngợi, động viên kịp thời ông Đinh Công Phủ - Lang đạo vùng Mai Đà (Lương Sơn - Hòa Bình): “Tôi được tin rằng: Đồng bào họ Đinh đã nêu lên cái khẩu hiệu ái quốc và oanh liệt là: Họ Đinh thề không đội trời chung với giặc Pháp. Tôi lại được tin rằng: Lúc giặc Pháp xâm lược vào tỉnh Hòa Bình ông đã tận tâm giúp việc kháng chiến chống giặc. Vậy tôi thay mặt Chính phủ gửi lời khen ông và đồng bào họ Đinh và tặng ông một bức ảnh làm kỷ niệm thân ái”. Ngày nay, phát huy truyền thống đó, Đảng và Nhà nước đã có sự quan tâm bằng cả tinh thần và vật chất đối với lớp người có uy tín, thể hiện bằng việc ban hành nhiều chủ trương, chính sách dành cho người có uy tín. Nghị quyết số 24, Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá IX về công tác dân tộc chỉ ra: “Có chính sách động viên, bồi dưỡng và phát huy vai trò những người có uy tín trong đồng bào dân tộc”; Văn bản số 04/HD - BCA (16.3.2009) của Bộ Công an hướng dẫn thực hiện công tác vận động người có uy tín... Gần đây nhất, Quyết định số 18/2011/QĐ-TTg ngày 18.3.2011 của Thủ tướng Chính phủ về Chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số... Đây chính là sự ghi nhận đóng góp to lớn của lớp người có uy tín đối với cộng đồng; đồng thời động viên lớp người có uy tín tiếp tục đóng góp cho sự phát triển kinh tế-xã hội của vùng dân tộc thiểu số và miền núi nói riêng và đất nước nói chung.
Tuy vậy, để người có uy tín phát huy hơn nữa vai trò của mình đối với cộng đồng trong tình hình mới, hàng năm Ban Dân tộc các địa phương cần tham mưu cho Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh tăng cường công tác tập huấn, tổ chức tham quan nhằm trang bị cho họ những kiến thức mới về khoa học - kỹ thuật để áp dụng trong đời sống và kỹ năng tuyên truyền vận động đồng bào, trang bị một số hiểu biết về cộng đồng các dân tộc Việt Nam, những chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đối với đồng bào dân tộc thiểu số ở địa phương. Trên cơ sở những hiểu biết mới, với mối quan hệ và tầm ảnh hưởng của mình trong cộng đồng, những người có uy tín trong đồng bào các dân tộc thiểu số sẽ luôn là chỗ dựa vững chắc của cấp ủy, chính quyền các cấp trong việc tuyên truyền và tổ chức cho bà con thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị, kinh tế - xã hội của đất nước nói chung và vùng dân tộc thiểu số nói riêng./.
Nguồn: Bài đăng trên Tạp chí điện tử Dân tộc ngày 1.10.2013
Bài liên quan
- Tương lai cho thế hệ vươn mình
- Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tư tưởng, góp phần tạo mọi điều kiện thuận lợi để đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
- Nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên của Đảng bộ huyện Quốc Oai, Thành phố Hà Nội hiện nay
- Bảo đảm thực hiện tốt dân chủ ở cơ sở
- Đổi mới tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị “tinh - gọn - mạnh - hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả” theo tinh thần định hướng của Đồng chí GS, TS. Tổng Bí thư Tô Lâm
Xem nhiều
-
1
Đại hội Chi bộ khoa Tuyên truyền nhiệm kỳ 2025-2027
-
2
Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức Hội nghị Tuyên dương điển hình tiên tiến lần thứ VI (2025-2030)
-
3
Quản lý thông tin về khoa học quân sự trên báo chí quân đội ở Việt Nam hiện nay - thực trạng và một số giải pháp tăng cường
-
4
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức sản xuất các chương trình thiện nguyện của kênh VTV1- Đài Truyền hình Việt Nam
-
5
Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về kinh tế của Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên hiện nay
-
6
Phát huy vai trò của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Tây Ninh trong tham gia xây dựng Đảng
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Tiếp tục phát huy vai trò lãnh đạo của Tỉnh uỷ Tây Ninh trong công tác cán bộ nữ trên địa bàn tỉnh
Công tác cán bộ nữ có ý nghĩa quan trọng trong sự phát triển bền vững của đất nước, góp phần thực hiện mục tiêu bình đẳng giới và phát huy tối đa tiềm năng của phụ nữ trong mọi lĩnh vực. Trong giai đoạn hiện nay, khi mà những yêu cầu đổi mới và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng thì việc đào tạo, bồi dưỡng, bố trí cán bộ nữ lại càng trở nên quan trọng hơn. Nếu làm tốt công tác này, sẽ tạo ra môi trường, cơ hội để đội ngũ này phát huy tài năng, trí tuệ của mình; đồng thời sự tham gia của cán bộ nữ trong bộ máy nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội sẽ giúp xây dựng những chính sách thiết thực, phù hợp với nhu cầu thực tiễn cuộc sống, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em. Do đó, việc quan tâm đến công tác cán bộ nữ trong giai đoạn hiện nay không chỉ là yêu cầu cấp thiết mà còn là động lực quan trọng để thúc đẩy sự phát triển công bằng, tiến bộ và thịnh vượng của xã hội.
Tương lai cho thế hệ vươn mình
Tương lai cho thế hệ vươn mình
Trong suốt tiến trình lịch sử dựng nước và giữ nước, thanh niên - thế hệ trẻ luôn giữ vị trí quan trọng, được ví như rường cột quyết định sự hưng thịnh của dân tộc. Trong mọi thời kỳ cách mạng từ khi có Đảng lãnh đạo đến nay, thanh niên luôn là lực lượng tiên phong, đóng vai trò nòng cốt, từ đấu tranh giành độc lập, thống nhất đất nước đến công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội. Có thể nói, lịch sử của Đảng ta từ khi ra đời đến nay luôn có dấu ấn, thể hiện rõ vai trò của các thế hệ thanh niên ưu tú, xuất sắc của dân tộc. Các đồng chí Tổng Bí thư đầu tiên, các nhà lãnh đạo tài ba của Đảng, các trí thức lớn của Việt Nam đều đã giữ các cương vị trọng trách ngay từ khi còn đang tuổi thanh niên.
Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tư tưởng, góp phần tạo mọi điều kiện thuận lợi để đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tư tưởng, góp phần tạo mọi điều kiện thuận lợi để đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Công tác tư tưởng có vai trò trọng yếu trong thành công của sự nghiệp cách mạng của dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng. Bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, công tác tư tưởng lại càng có vai trò quan trọng để tạo sự đồng thuận, đoàn kết, thống nhất cao trong toàn Đảng, đại đoàn kết toàn dân tộc; qua đó tạo nên sức mạnh vô địch, là điều kiện tiên quyết để đạt được mục tiêu, kỳ vọng, đích đến của kỷ nguyên mới, kỷ nguyên đưa Việt Nam sánh vai các cường quốc năm châu.
Nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên của Đảng bộ huyện Quốc Oai, Thành phố Hà Nội hiện nay
Nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên của Đảng bộ huyện Quốc Oai, Thành phố Hà Nội hiện nay
Dưới sự lãnh đạo của Huyện ủy Quốc Oai, Thành phố Hà Nội công tác nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên của Đảng bộ huyện ngày càng đạt kết quả tích cực. Nâng cao chất lượng đảng viên là cơ sở, tiêu chí quan trọng trong xây dựng tổ chức cơ sở đảng vững mạnh, toàn diện. Bài viết làm rõ thực trạng chất lượng đội ngũ đảng viên của Đảng bộ huyện Quốc Oai, Thành phố Hà Nội hiện nay, chỉ rõ những khó khăn, thách thức; từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên của Đảng bộ huyện Quốc Oai, Thành phố Hà Nội thời gian tới.
Bảo đảm thực hiện tốt dân chủ ở cơ sở
Bảo đảm thực hiện tốt dân chủ ở cơ sở
Thực hiện dân chủ ở cơ sở - xã, phường, thị trấn, cộng đồng dân cư, cơ quan, đơn vị, tổ chức – là phương thức phát huy quyền làm chủ của nhân dân trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, để nhân dân biết, nhân dân bàn, nhân dân làm, nhân dân kiểm tra, nhân dân thụ hưởng. Thực hiện dân chủ ở cơ sở là vấn đề quan trọng, luôn được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước. Để dân chủ ở cơ sở được hiện thực hóa, việc đảm bảo thực hiện với những cơ chế cụ thể là vấn đề cấp thiết.
Bình luận