Rút ngắn thời lượng thể loại phóng sự thời sự - xu thế tất yếu của phát thanh hiện đại
- Tại sao lại cần những phóng sự thời sự ngắn?
Mỗi loại hình báo chí có những đặc trưng khác nhau, do đó quy định tâm lý tiếp nhận khác nhau ở mỗi đối tượng công chúng. Báo in tác động đến người đọc thông qua hệ thống văn bản viết, cho nên độc giả có thể tiếp nhận thông tin tuỳ thuộc vào sở thích, thói quen, phù hợp với thời gian, không gian riêng có của mỗi người. Họ có thể chủ động khai thác thông tin cũng như lưu giữ thông tin mà không có sự tác động quá lớn của ngoại cảnh. Vì thế, trên báo in người ta chấp nhận cả những phóng sự dài, thậm chí là phóng sự dài kỳ. Truyền hình, với những lợi thế về hình ảnh sinh động, chân thực, khiến khán giả thường xuyên bị "đánh cắp thời gian" khi ngồi trước máy thu hình. Tuy nhiên, không quá "lợi dụng" ưu thế đó, các nhà báo truyền hình hiện nay đang cố gắng đáp ứng nhu cầu thông tin của khán giả bằng cách đổi mới nội dung và hình thức các thể loại báo chí, trong đó, cố gắng sử dụng càng nhiều phóng sự ngắn càng tốt, đặc biệt là phóng sự thời sự.
Khi đến với báo phát thanh, người nghe hoàn toàn bị động trong việc tiếp nhận thông tin, bởi vì báo phát thanh tuân theo quy luật thời gian tuyến tính, có tính thoảng qua, người nghe chỉ nghe được một lần. Mặt khác, do có thói quen vừa làm việc vừa nghe đài nên thính giả thường bị phân tán tư tưởng, thông tin dễ bị trượt đi. Họ không có khả năng tiếp nhận những bài viết, những phóng sự đầy ắp dữ liệu, chi tiết, con số với thời lượng hàng chục phút. Chính vì vậy, thói quen sử dụng các phóng sự dài tất yếu sẽ bị thay thế để phù hợp với nhu cầu tiếp nhận thông tin của thính giả và sự phát triển của phát thanh hiện đại.
- Phóng sự ở Đài Tiếng nói Việt Nam hiện nay
Bên cạnh tin, ghi nhanh, phóng sự được coi là thể loại xung kích của báo phát thanh, đặc biệt là với chương trình thời sự. Theo thống kê của chúng tôi, chỉ tính riêng năm 2002, với hơn 1500 buổi phát sóng của chương trình Thời sự, phóng viên ban Thời sự đã sử dụng khoảng gần 400 tác phẩm phóng sự. Được sử dụng nhiều nhất là ở chương trình thời sự trưa 12 giờ đến 12.30 giờ hàng ngày. Sáu tháng đầu năm 2003, phóng sự có tần số xuất hiện khá dày đặc do không những được sử dụng như một thể loại độc lập trên sóng, mà nó còn được sử dụng xen kẽ với các hình thức thông tin khác như: toạ đàm, cầu phát thanh, khách mời phòng thu... Chương trình thời sự mỗi ngày trung bình sử dụng 4 phóng sự. Thể loại này cho phép nhà báo phát thanh đi vào từng ngõ ngách của cuộc sống để phản ánh và đem đến cho người nghe những trang viết sinh động, có chiều sâu. Phóng sự thời sự thường có phạm vi rộng, phản ánh mọi mặt của đời sống: kinh tế, chính trị, văn hoá, giáo dục... Hàng trăm bài đã tham gia tích cực vào quá trình phát hiện, cổ vũ các nhân tố mới. Không ít tác phẩm có chất lượng tốt và đoạt giải trong các cuộc thi viết phóng sự.
Các tác phẩm phóng sự thời sự hiện nay đã chứng tỏ kỹ năng nghề nghiệp của phóng viên được nâng lên rõ rệt: mang tính thòi sự; ngôn ngữ được chọn lọc, chau chuốt hơn; có nhiều chi tiết; chất lượng âm thanh chuẩn. Tuy nhiên, qua khảo sát của chúng tôi, về mặt hình thức, phóng sự thời sự còn tồn tại những hạn chế như:
- Hầu hết các tác phẩm phóng sự thường có thời lượng tương đối dài, từ 5 đến 10 phút (khoảng 900 đến 1800 âm tiết). Nếu tính trên báo in thì tương đương một phần hai trang hoặc hơn;
- Nhiều phóng sự sử dụng lời nói nhân vật quá dài (đôi khi, một lời phát biểu của nhân vật dài tới 2 phút);
- Tham quá nhiều chi tiết, số liệu, dữ kiện.
Như chúng tôi đã phân tích ở trên, thời lượng phóng sự dài là trái với tâm lý cũng như khả năng thu nhận thông tin của người nghe. Để bài phóng sự phát huy được thế mạnh của nó, người viết báo phải từ góc độ tâm lý cũng như nhu cầu tiếp nhận thông tin của công chúng để suy ra cách thức viết bài. Nên nhớ là phải viết những cái người nghe cần chứ không phải viết những gì chúng ta có. Một bài phóng sự ngồn ngộn chi tiết, ngôn ngữ sinh động, ý kiến nhân vật rất "đắt", nhưng dài tới gần chục phút thì nhiều khi lại phản tác dụng. Vậy, phải làm sao để tác phẩm đó "thuận" theo ý người đọc, làm người ta tiếp nhận dễ dàng nhất?
- Những biện pháp đổi mới thể loại phóng sự
Chúng ta hãy nhìn sang phóng sự thời sự truyền hình. Mặc dù truyền hình vẫn là phương tiện truyền thông "số một" hiện nay, nhưng các phóng viên, biên tập viên cũng không muốn để khán giả phải tốn hàng chục, vài chục phút để chỉ nghe được một vấn đề duy nhất. Cũng thời lượng ấy, ngày nay, chương trình thời sự truyền hình đã đem đến cho người xem gấp đôi, gấp ba số lượng thông tin.
Có người cho rằng, nếu yêu cầu phóng sự chỉ dài 2 -3 phút thì khác gì một cái tin dài. Làm thế thì dễ quá. Nhưng đó chính là một sự nhầm lẫn. Một phóng sự không phải là phép cộng lạnh lùng của vài cái tin. Một phóng sự tuy rất ngắn cũng phải có những đặc trưng riêng của nó: phải có vấn đề (một mâu thuẫn nào đó cần giải quyết), có bối cảnh, có sự thẩm định của "cái tôi" tác giả, sử dụng ngôn ngữ nhân vật và ngôn ngữ giàu tính biểu cảm...
Nhà báo phát thanh phải dũng cảm thực hiện những phóng sự ngắn - đó là những phóng sự thời sự với thời lượng 2 - 4 phút. Để đạt được mức độ ngắn lý tưởng cho một phóng sự mà không làm giảm lượng thông tin, phóng viên nên tuân thủ những nguyên tắc sau đây:
- Sử dụng lối kết cấu đơn tuyến, mô tả sự việc theo trình tự thời gian để người nghe dễ hình dung diễn biến của sự kiện, sự việc.
- Cố gắng lựa chọn những chi tiết tiêu biểu nhất. Tránh đưa nhiều chi tiết rườm rà làm bài viết dài thêm.
- Viết câu ngắn. Tuyệt đối tránh những câu có nhiều chủ vị, câu đảo trật tự thành phần câu.
- Sử dụng từ ngữ đơn giản, thuận với tai người nghe. Nên chọn lựa những từ ngữ giàu hình ảnh, sinh động để làm tăng sức hấp dẫn cho bài phóng sự.
- Trích dẫn một cách chọn lọc tiếng động và lời nói nhân vật. Chỉ nên sử dụng 2 - 3 tiếng động và lời nhân vật, thời lượng 20 - 30 giây/ mỗi tiếng động, lời nhân vật là hợp lý.
Để thực hiện các nguyên tắc trên một cách dễ dàng, tốt nhất, khi đứng trước một sự kiện, vấn đề có thể là chủ đề cho một bài phóng sự, nhà báo nên tự đặt cho mình câu hỏi: Chuyện gì? Công chúng muốn được biết chi tiết nào nhất?, từ đó bố trí sắp xếp hợp lý các chi tiết, lựa chọn tiếng động, chau chuốt từ ngữ... phù hợp với thời lượng tối đa là 4 phút.
Khi đưa ra nguyên tắc viết giản dị, kết cấu đơn tuyến, câu ngắn, sinh động... là yêu cầu nhà báo phải nắm vững được đặc trưng và những nguyên tắc viết cho phát thanh. Điều này mỗi phóng viên phải tự ý thức để rèn nghề, phong cách viết của mình nếu muốn có được những bài phóng sự đạt chất lượng. Ở đây, chúng tôi xin đi sâu về cách phóng viên thu thập và sử dụng lời nói nhân vật, tiếng động trong phóng sự, bởi vì trên thực tế, hầu hết các phóng sự còn vấp phải tình trạng trích lời nói nhân vật, tiếng động ... dài tràn lan, tuỳ hứng, tuỳ tiện, làm người nghe khó hiểu, khó nhớ.
Khi trích dẫn lời nói nhân vật, tiếng động, nên chú ý:
- Thứ nhất, không lạm dụng quá nhiều lời nói nhân vật, bởi vì không phải lúc nào chúng ta cũng gặp được những nhân chứng am hiểu vấn đề và có "duyên" nói trước máy.
- Thứ hai, sử dụng lời nói của quần chúng nhằm tăng tính dân chủ, khách quan của vấn đề; tuyệt đối tránh tình trạng khi đi xuống cơ sở chỉ chăm chăm lấy ý kiến của lãnh đạo.
- Thứ ba, để có những lời phát biểu ngắn gọn, trúng vấn đề, khi đưa máy ghi âm ra, bạn nên chủ động yêu cầu đối tượng "nói có trọng tâm, nói ngắn để phát sóng được". Trường hợp không thể thực hiện được ý định đó, hãy dũng cảm gạt bỏ tất cả những lời nói bạn cho là "cũng quan trọng" để nhặt lấy lời nói "quan trọng nhất".
Trong đời sống báo chí hiện đại, việc đổi mới về nội dung và hình thức thể loại là một yêu cầu có tính bắt buộc. Với cách nhìn nhận mới đó, rút ngắn thời lượng phóng sự là một yêu cầu cần thiết. Nó không hề làm giảm tầm quan trọng của thể loại phóng sự, mà ngược lại, còn làm tăng giá trị thể loại, làm cho nó có thể trở thành thể loại "xung kích" của báo phát thanh hiện đại./.
____________________________
Bài đăng trên Tạp chí Báo chí và Tuyên truyền số 1 (tháng 1+2)/2005
Trương Thị Kiên
Bài liên quan
- Quản lý thông tin về văn hóa tôn giáo trên báo chí của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
- Thông điệp về thích ứng với biến đổi khí hậu trên báo mạng điện tử khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long năm 2024
- Quản lý thông tin về phòng, chống mua bán người trên truyền hình Việt Nam hiện nay
- Doanh nghiệp đặc sản vùng miền với truyền thông trách nhiệm xã hội
- Thái độ tiếp nhận của sinh viên đối với các sản phẩm truyền thông tạo ra bởi trí tuệ nhân tạo trên nền tảng Tiktok
Xem nhiều
-
1
Thực hành tiết kiệm
-
2
Video Đại hội đại biểu Đảng bộ Học viện Báo chí và Tuyên truyền lần thứ XII, nhiệm kỳ 2025-2030
-
3
[Video] Khai mạc Hội Báo toàn quốc 2025
-
4
Về ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong giám sát chất lượng báo chí
-
5
Quan điểm của Hồ Chí Minh về phát triển kinh tế và nâng cao đời sống của nhân dân
-
6
Phát huy tư tưởng nhân văn trong hoạt động báo chí của Hồ Chí Minh ở thời đại 4.0
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Bảo đảm chủ quyền quốc gia trên không gian mạng nhằm phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia trong kỷ nguyên mới
Bảo đảm chủ quyền quốc gia trên không gian mạng nhằm phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia có ý nghĩa to lớn, là yếu tố then chốt để thúc đẩy sự phát triển đất nước. Việc xây dựng và duy trì không gian mạng an toàn, ổn định và tự chủ sẽ là nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững, cho sự vươn mình của dân tộc Việt Nam trong thời đại ngày nay.
Quản lý thông tin về văn hóa tôn giáo trên báo chí của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
Quản lý thông tin về văn hóa tôn giáo trên báo chí của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
Trong bối cảnh xã hội ngày càng phát triển và đa dạng, công tác quản lý thông tin về tôn giáo trở nên quan trọng trong việc duy trì ổn định chính trị, bảo đảm đoàn kết dân tộc và nâng cao nhận thức cộng đồng về các giá trị văn hóa, đạo đức tôn giáo. Báo chí của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQ) đóng vai trò tích cực trong việc tuyên truyền các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, và các phong trào thi đua, cuộc vận động do MTTQ phát động liên quan đến đời sống của đồng bào tôn giáo. Vì vậy, nghiên cứu quản lý thông tin về văn hoá tôn giáo trên báo chí của MTTQ góp phần củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, bảo vệ sự ổn định xã hội.
Thông điệp về thích ứng với biến đổi khí hậu trên báo mạng điện tử khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long năm 2024
Thông điệp về thích ứng với biến đổi khí hậu trên báo mạng điện tử khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long năm 2024
Biến đổi khí hậu (BĐKH) đang tác động ngày càng sâu rộng đến đời sống kinh tế - xã hội ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), khu vực được xem là trọng điểm nông nghiệp và sinh kế của Việt Nam. Trong bối cảnh đó, truyền thông, đặc biệt là báo mạng điện tử (BMĐT) địa phương, đóng vai trò quan trọng trong việc truyền tải thông điệp và nâng cao nhận thức cộng đồng về thích ứng với biến đổi khí hậu. Nghiên cứu này sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng và công cụ thu thập dữ liệu tự động, với tổng cộng 561 bài viết được mã hóa, phân tích từ ba tờ BMĐT (Báo Hậu Giang, Báo Cà Mau và Báo Cần Thơ) trong năm 2024. Trên cơ sở đó, nghiên cứu đề xuất những khuyến nghị định hướng nâng cao chất lượng thông điệp về thích ứng với BĐKH tại ĐBSCL trong giai đoạn hiện nay
Quản lý thông tin về phòng, chống mua bán người trên truyền hình Việt Nam hiện nay
Quản lý thông tin về phòng, chống mua bán người trên truyền hình Việt Nam hiện nay
Trong bối cảnh nạn mua bán người ngày càng diễn biến phức tạp và tinh vi, truyền hình Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng và hỗ trợ phòng ngừa loại tội phạm này. Tuy nhiên, việc quản lý thông tin về phòng, chống mua bán người trên truyền hình hiện vẫn tồn tại những bất cập cả về nội dung, hình thức lẫn quy trình sản xuất và phối hợp giữa các bên liên quan. Bài viết khảo sát thực trạng tại ba kênh truyền hình tiêu biểu VTV1, QPVN và ANTV để đánh giá chất lượng quản lý thông tin và đề xuất các giải pháp tăng cường hiệu quả truyền thông, góp phần nâng cao nhận thức xã hội về phòng, chống mua bán người và bảo vệ quyền con người trong giai đoạn mới.
Doanh nghiệp đặc sản vùng miền với truyền thông trách nhiệm xã hội
Doanh nghiệp đặc sản vùng miền với truyền thông trách nhiệm xã hội
Trong kỷ nguyên phát triển bền vững và tiêu dùng có trách nhiệm, truyền thông trách nhiệm xã hội (CSR) không chỉ là một xu hướng nhất thời, mà đã trở thành trụ cột quan trọng trong chiến lược xây dựng thương hiệu và tạo lập niềm tin của doanh nghiệp đối với cộng đồng. Đối với các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh đặc sản vùng miền – nơi sản phẩm mang trong mình cả giá trị văn hóa, lịch sử và phong tục bản địa – CSR không chỉ dừng lại ở cam kết về chất lượng, mà còn là lời khẳng định trách nhiệm với môi trường, văn hoá địa phương và cộng đồng xã hội. Truyền thông CSR vì thế đóng vai trò trung gian chiến lược giúp doanh nghiệp kể câu chuyện về sản phẩm, lan tỏa giá trị nhân văn và tạo lập mối quan hệ lâu dài với công chúng. Bài báo nhằm đưa ra một số định hướng giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản trị truyền thông CSR tại các doanh nghiệp đặc sản vùng miền trong bối cảnh hiện đại.
Bình luận