Sức hấp dẫn của báo chí - truyền thông trong kỷ nguyên số
Nhận thức rõ điều đó, các cơ sở giáo dục nhanh chóng xây dựng chương trình đào tạo một cách bài bản, chuyên sâu nhằm cung cấp cho xã hội những phóng viên, nhà báo, chuyên viên truyền thông giỏi và năng động.
Với thời gian dài đào tạo các ngành về báo chí và truyền thông, Đại học (ĐH) Duy Tân đã tạo được thương hiệu đáng tin cậy để các bạn trẻ tìm đến theo học và hiện thực hóa ước mơ trở thành chuyên gia truyền thông hay nhà báo trong tương lai.
Ngành văn báo chí: Nâng cao nghiệp vụ cho người cầm bút
Có không ít các cuộc tranh luận về sự "lên ngôi" của các loại hình báo chí hiện đại như báo điện tử, đa dạng các hình thức truyền hình,… đang thay thế dần các loại hình báo chí truyền thống như báo in, báo nói,…
Tuy nhiên, khi nhiều người già vẫn giữ thói quen đón chờ một tờ báo giấy mỗi sáng hay không ít người trẻ vẫn bật radio để nghe tin tức trên các phương tiện giao thông, lúc thảnh thơi đọc các tạp chí giải trí thì sự thành công thật sự không nằm ở mới hay cũ, truyền thống hay hiện đại mà là ở sân chơi của những tài năng có thể giữ chân được độc giả hay thính giả của chính mình.
Những tài năng đó không đâu khác chính là ở các nhà báo, phóng viên biết độc giả của mình cần gì, thích gì để từ đó nâng cao nghiệp vụ, cung cấp đến mọi người những thông tin "nóng" và chính xác.
Hiểu sâu vấn đề đó, 13 năm qua Khoa Khoa học Xã hội & Nhân văn ĐH Duy Tân luôn kiên định trong việc đào tạo và nâng cao nghiệp vụ cho tất cả các sinh viên theo học ngành văn báo chí tại trường. Dù ngay khi vào trường, nhiều sinh viên có thể đã định hướng theo đuổi các loại hình báo chí khác nhau nhưng ĐH Duy Tân luôn khuyến khích và yêu cầu sinh viên phải trang bị đầy đủ các kiến thức về tất cả các loại hình và lĩnh vực từ văn học - ngôn ngữ đến báo chí đến truyền thông.
Bởi tất cả các loại hình báo chí truyền thống hay hiện đại hiện nay đều đòi hỏi các cây bút phải giỏi tay nghề, có khả năng viết lách, biên tập, lập luận, nhận biết vấn đề để có thể xử lý một cách thấu đáo.
Theo học tại trường, sinh viên văn báo chí sẽ được học tập theo một mô hình đào tạo rất thú vị là PBL (Problem-Based Learning/Project-Based Learning - Học theo Vấn đề/Học theo Dự án). Đây là phương pháp đào tạo đã được nhiều quốc gia có nền giáo dục phát triển áp dụng để sinh viên có thể nắm bắt tốt kiến thức, có tư duy sáng tạo và có khả năng phản ứng nhanh trước nhiều vấn đề có thể nảy sinh.
Ngoài ra, trong quá trình học, sinh viên còn được giới thiệu thực tập tại các nhà xuất bản, tòa soạn báo, đài truyền hình,… để cho ra đời các bài báo, ấn phẩm và nhiều chương trình truyền hình chất lượng.
Chia sẻ về cơ hội cũng như thách thức đối với các tân cử nhân văn báo chí, ThS. Võ Thị Kim Ngân - Trưởng bộ môn Báo chí & Truyền thông bày tỏ: "Tính đến nay ĐH Duy Tân có đến 90% tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành văn báo chí có việc làm và nhiều bạn hiện đang công tác tại các cơ quan báo đài địa phương hay các công ty truyền thông trên cả nước.
Tiêu biểu như bạn Nguyễn Thị Thuận - Phóng viên báo Người lao động (Tp. Hồ Chí Minh), Đặng Xuân Huy - Chuyên viên Đài Truyền thanh huyện Điện Bàn, Quảng Nam, Lê Hoàng Hiệp - Phóng viên báo Đà Nẵng, Nguyễn Thanh Hảo - Biên tập viên Công ty Truyền thông giải trí Điền Quân, Nguyễn Thanh Đức - Phóng viên báo Zing,…"
Ngành truyền thông đa phương tiện: Cơ hội "vàng" giữa thời đại công nghệ số
… và lập câu lạc bộ cùng nhiều sân chơi thú vị giúp sinh viên giao lưu, nâng cao nghiệp vụ
Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin đã tạo tiền đề để cho sự ra đời nhiều ngành nghề mới hấp dẫn, trong đó có ngành truyền thông đa phương tiện. Ngành học này đang trở thành "đích ngắm" hấp dẫn và thu hút đông đảo các sĩ tử tham gia lựa chọn vào các mùa tuyển sinh gần đây.
Tại ĐH Duy Tân, ngày càng có nhiều thí sinh đăng ký theo học ngành truyền thông đa phương tiện, bởi sự hấp dẫn từ ngành học mang đến cho sinh viên cơ hội được sáng tạo và truyền tải đến độc giả các thông điệp ý nghĩa thông qua các sản phẩm tinh tế và đầy tính nghệ thuật. Sau 4 năm học, tốt nghiệp ngành truyền thông đa phương tiện, các tân sinh viên có đủ năng lực để xây dựng: chương trình truyền hình, phim điện ảnh, kỹ xảo điện ảnh, ấn phẩm đồ họa, mô phỏng ứng dụng trong y học, công nghiệp, du lịch,…
Đặc biệt, các bạn cũng có thể tạo ra các sản phẩm đồ họa đa phương tiện như: banner quảng cáo, video viral (video lan truyền trên mạng) hay xây dựng website, thiết kế giao diện,…Sinh viên theo học các ngành báo chí và truyền thông tại ĐH Duy Tân đang có một lợi thế rất lớn. Ngoài việc được tiếp thu nền tảng kiến thức sâu rộng về phát thanh, truyền hình, báo điện tử, tổ chức sự kiện, thiết kế thông điệp truyền thông, xử lý khủng hoảng truyền thông, sản xuất điện ảnh - truyền hình,… sinh viên còn được thực tập trong hệ thống nhà xưởng, phòng học có trang thiết bị hiện đại.
Trong đó, có xưởng phim Silver Swallows Studio, Tạp chí Khoa học Công nghệ DTU, Trung tâm Truyền thông Duy Tân, Trung tâm Công nghệ Thông tin CIT, Trung tâm Công nghệ phần mềm CSE,… hỗ trợ trực tiếp giúp sinh viên được thực tập và nâng cao tay nghề để có thể làm tốt công việc và nhận một mức lương như mơ ước trong tương lai.
Nguồn: https://tuoitre.vn/suc-hap-dan-cua-bao-chi-truyen-thong-trong-ky-nguyen-so-20200310142629149.htm
Bài liên quan
- Nhà báo đấu tranh chống tin giả trên mạng xã hội
- Một số vấn đề lý luận cơ bản về xây dựng và quản trị thương hiệu trực tuyến
- Báo chí thực hiện chức năng giám sát và phản biện xã hội - vấn đề và giải pháp
- Đào tạo báo chí trong bối cảnh mới
- Vai trò của biên tập và yêu cầu luật hóa quy trình biên tập xuất bản hiện nay
Xem nhiều
- 1 Video Tư liệu: Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông 30 năm xây dựng và phát triển
- 2 Sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo trong sản xuất chương trình truyền hình
- 3 Giữ gìn và bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc ít người, góp phần củng cố, phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc
- 4 Phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Bến Tre: Thực trạng và giải pháp
- 5 Sử dụng ChatGPT trong việc cải thiện kỹ năng viết cho sinh viên học tiếng Anh
- 6 Lễ kỷ niệm và Hội thảo khoa học “30 năm - Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông”
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Uy tín giả - tác hại thật - Bài 2: Nhận diện uy tín giả
Uy tín giả nảy sinh, xâm nhập, lây lan trong đời sống chính trị, xã hội do nhiều nguyên nhân, trong đó, yếu tố chủ quan của tổ chức và cá nhân cán bộ, đảng viên là nguyên nhân trực tiếp, phổ biến.
Nhà báo đấu tranh chống tin giả trên mạng xã hội
Nhà báo đấu tranh chống tin giả trên mạng xã hội
Báo chí là kênh giữ vai trò chủ đạo trong việc định hướng dư luận xã hội, bác bỏ và ngăn chặn các dòng thông tin sai lệch, đặc biệt là tin giả từ mạng xã hội. Mỗi nhà báo là một chiến sĩ, vừa có nhiệm vụ truyền tải, dẫn dắt dòng thông tin thời sự đúng đắn, chính xác, bổ ích cho công chúng, vừa đấu tranh chống lại những tác động tiêu cực của tin giả, lành mạnh hóa môi trường thông tin.
Một số vấn đề lý luận cơ bản về xây dựng và quản trị thương hiệu trực tuyến
Một số vấn đề lý luận cơ bản về xây dựng và quản trị thương hiệu trực tuyến
(LLCT&TT) Mạng xã hội phát triển đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của mọi người dân, đặc biệt là thế hệ trẻ. Khi cộng đồng mạng xã hội lớn mạnh cũng trở thành một “thế giới thu nhỏ”, tạo cơ hội cho doanh nghiệp phát triển thương hiệu của mình. Bên cạnh những ưu việt mà mạng xã hội mang lại cho thương hiệu như: gia tăng nhận thức về thương hiệu, tiết kiệm chi phí truyền thông, giúp khách hàng dễ dàng tương tác với thương hiệu hơn, thì việc quản trị danh tiếng thương hiệu trên mạng xã hội đang là vấn đề cấp thiết thu hút sự chú ý của nhiều nhà quản trị chiến lược truyền thông hiện đại. Bài viết này sẽ cung cấp những vấn đề lý luận cơ bản như khái niệm thương hiệu, tài sản thương hiệu cũng như hoạt động quản trị thương hiệu doanh nghiệp trực tuyến.
Báo chí thực hiện chức năng giám sát và phản biện xã hội - vấn đề và giải pháp
Báo chí thực hiện chức năng giám sát và phản biện xã hội - vấn đề và giải pháp
(LLCT&TT) Báo chí là loại hình phương tiện truyền thông đại chúng vô cùng quan trọng trong đời sống xã hội. Vai trò, tầm quan trọng của báo chí không chỉ là phản ánh đời sống xã hội qua việc thông tin nhanh nhất, chân thực nhất những vấn đề mang tính thời sự trong nước và quốc tế, là việc định hướng thông tin và dư luận xã hội mà còn có vai trò giám sát và phản biện xã hội. Trong bối cảnh đất nước ta đang đổi mới và hội nhập quốc tế mạnh mẽ để phát triển thì vai trò của báo chí trong việc thông tin, định hướng thông tin và giám sát, phản biện xã hội càng quan trọng hơn bao giờ hết. Bài viết góp phần làm sáng tỏ hơn một số vấn đề lý luận và thực tiễn của báo chí trong việc thực hiện chức năng giám sát và phản biện xã hội như là một phương tiện, phương thức phát huy dân chủ XHCN và bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân trong bối cảnh mới.
Đào tạo báo chí trong bối cảnh mới
Đào tạo báo chí trong bối cảnh mới
(LLCT&TT) Khoa học công nghệ phát triển đã tác động mạnh mẽ đến đời sống xã hội, thay đổi thói quen, điều kiện tiếp nhận thông tin của công chúng và ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển của báo chí. Sự thay đổi của báo chí trong môi trường số đã đặt ra nhiều vấn đề, trong đó có vấn đề đào tạo nhà báo tại các cơ sở đào tạo báo chí chuyên nghiệp. Yêu cầu đặt ra đối với các cơ sở đào tạo báo chí là không chỉ tạo nguồn nhân lực báo chí thích ứng với yêu cầu mới mà còn đặt nền tảng để nguồn nhân lực thích ứng trong thời gian dài hơn do bối cảnh công nghệ thay đổi và phát triển rất nhanh.
Bình luận