Tận dụng nguồn tài nguyên sẵn có để thực hiện công tác chuyển đổi số

Nhà báo Vũ Xuân Trường, UVBCH Hội Nhà báo Việt Nam, Chủ tịch Hội Nhà báo tỉnh Tây Ninh, Giám đốc Đài Phát thanh - Truyền hình (PT-TH) Tây Ninh cho biết, Tây Ninh là một trong số ít các địa phương trong cả nước sớm ban hành Nghị quyết về chuyển đổi số đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030.
Ngay khi có Nghị quyết về chuyển đổi số của Tỉnh ủy, Đài PT-TH Tây Ninh đã đánh giá hiện trạng và xác định mục tiêu chuyển đổi số là việc phải làm. Trên cơ sở những nguồn lực của mình như nhân lực, tài chính, văn hóa của đơn vị, Ban lãnh đạo Đài đã đề ra những kế hoạch cụ thể cho công tác chuyển đổi số, đồng thời đặt ra những mục tiêu, tầm nhìn để tìm đối tác công nghệ phù hợp với định hướng, có sự điều chỉnh, sáng tạo trong suốt quá trình thực hiện kế hoạch.
Theo nhà báo Vũ Xuân Trường, chuyển đổi số là quá trình số hóa quan hệ sản xuất, tự động hóa sản xuất kết hợp số hóa và liên kết dữ liệu đã được số hóa để tối ưu hóa nguồn lực, giảm thiểu di chuyển và đạt hiệu quả cho tốt nhất cho Đài thực hiện công tác chuyển đổi số. Xác định được điều này, Đài PT-TH Tây Ninh đã xây dựng kịch bản tiến trình chuyển đổi số rất chi tiết.
Cụ thể, Đài sẽ tổ chức lưu trữ dữ liệu tập trung, ứng dụng công nghệ và những giải pháp phục vụ cho việc lưu trữ, quản trị khai thác. Đặc biệt, các tính năng giúp cho các cán bộ, phóng viên, biên tập viên, đạo diễn có thể tìm kiếm, khai thác được tư liệu, chất liệu phù hợp với nội dung đề tài nhanh chóng, chính xác và thậm chí có thể tìm thấy các tư liệu gợi mở thêm cho biên tập viên một cách nhìn mới, thấu đáo, toàn diện hơn về vấn đề đang quan tâm; khai thác tối đa tất cả hạ tầng phân phối nội dung số hiện tại (Youtube, Facebook, Tiktok, website, ứng dụng di động,...).
Đây được xem là môi trường thử nghiệm trước khi đủ điều kiện xây dựng hệ sinh thái số riêng của Đài; triển khai phần mềm trong công tác quản lý, điều hành; ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý quy trình sản xuất; sử dụng dịch vụ đám mây (cloud) để lưu trữ dữ liệu, sản xuất nội dung trực tuyến và phát triển hệ sinh thái số của Đài; quản lý dữ liệu trên nền tảng Cloud; đón đầu xu hướng 5G để đầu tư sản xuất nội dung cho di động; thúc đẩy các mô hình kinh tế báo chí mới và chuyển đổi cơ cấu và đa dạng hóa doanh thu báo chí.

Nói về rào cản lớn nhất trong tiến trình chuyển đổi số mà các cơ quan báo chí đang phải đối diện, đó là vấn đề con người, nhất là người đứng đầu. Nhà báo Vũ Xuân Trường cho biết, yếu tố này ở Đài PT - TH Tây Ninh lại là thế mạnh để thực hiện tốt kịch bản đã đề ra vì người đứng đầu có kiến thức và am hiểu công nghệ, rất ủng hộ công tác chuyển đổi số. Bên cạnh đó, Đài còn có một đội ngũ nhân sự am hiểu, nhiệt tình và hết mình cống hiến, đặc biệt trong công tác chuyển đổi số.
Tuy nhiên, ở Đài PT - TH Tây Ninh lại có những thách thức không nhỏ khác mà cả tập thể đang nỗ lực để vượt qua. Đó là, Đài không đủ nguồn lực tài chính để đầu tư vào hạ tầng, trang thiết bị hiện đại; hiếm nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu. Trình độ, kỹ năng ứng dụng khoa học công nghệ, phân tích dữ liệu thông tin của nguồn nhân lực cũng chưa đáp ứng. Khoảng cách giữa hiểu và làm; năng lực chuyển đổi số trong sáng tạo nội dung báo chí thật sự đang là thách thức cốt lõi của Đài PT - TH Tây Ninh, cũng như các cơ quan báo, đài trong quá trình chuyển đổi số hiện nay.
Khi được hỏi về vấn đề Đài PT - TH Tây Ninh sẽ làm gì để có thể làm chủ được công nghệ, hạn chế sự lệ thuộc vào công ty công nghệ, nhà báo Vũ Xuân Trường vui vẻ cho biết, tuy chúng tôi có những khó khăn, thách thức nhưng vẫn trong tầm kiểm soát với những giải pháp hết sức căn cơ. Cụ thể, Đài PT - TH Tây Ninh đã đưa ra mô hình, mục tiêu và lộ trình chuyển đổi số, từ đó tìm kiếm những nhà cung cấp dịch vụ phù hợp để hợp tác và chuyển giao cho Đài; Đài phối hợp với các cơ quan chức năng để nghiên cứu, xây dựng mô hình chuyển đổi số cho Đài theo lộ trình cụ thể và phù hợp với điều kiện thực tiễn; tìm kiếm các đơn vị, doanh nghiệp công nghệ cung cấp nền tảng và chuyển giao công nghệ cho lực lượng nhân sự của Đài quản trị, quản lý và làm chủ hệ thống.
“Đặc biệt, tận dụng tối đa nguồn tài nguyên sẵn có của Đài về nhân sự, tư liệu, dữ liệu để thực hiện công tác chuyển đổi số phù hợp với từng giai đoạn, từng công việc một cách sáng tạo theo kịch bản đề ra” - nhà báo Vũ Xuân Trường chia sẻ./.
Nguồn: Bài đăng trên Tạp chí Người Làm báo điện tử ngày 5.8.2022
Bài liên quan
- Nâng cao hiệu quả hoạt động marketing kỹ thuật số trong thời đại 4.0
- Chuyển đổi số báo chí: Cơ hội, thách thức và giải pháp từ góc độ quản lý
- Vấn đề ứng dụng trí thông minh nhân tạo trong báo chí, truyền thông ở Việt Nam hiện nay
- Nghiên cứu hành vi chia sẻ tri thức của thế hệ Gen Z thông qua các hội nhóm trên mạng xã hội tại Việt Nam
- Cảnh giác trước những trào lưu độc hại trên mạng xã hội TikTok
Xem nhiều
-
1
Mạch Nguồn số 37: Thương nhớ Bác!
-
2
Kênh truyền thông Mạch Nguồn trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch
-
3
Mạch nguồn số 38: Tuổi trẻ với pháp luật
-
4
Mô hình tổ chức đảng trong các tập đoàn kinh tế, tổng công ty, ngân hàng thương mại hiện nay - vấn đề đặt ra và đề xuất
-
5
Gần 2.000 tân sinh viên K43 tham gia “Tuần sinh hoạt công dân - sinh viên đầu khóa, năm học 2023 - 2024"
-
6
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh khai giảng năm học 2023-2024
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Phát triển khoa học lý luận chính trị theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng
Đây là chủ đề Hội thảo khoa học cấp Bộ do Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức sáng ngày 07/9/2023. Những vấn đề lý luận và thực tiễn, cũng như thực trạng phát triển khoa học lý luận chính trị theo quan điểm Đại hội XIII đã được các nhà khoa học thảo luận sâu sắc, cụ thể và toàn diện tại Hội thảo.
Nâng cao hiệu quả hoạt động marketing kỹ thuật số trong thời đại 4.0
Nâng cao hiệu quả hoạt động marketing kỹ thuật số trong thời đại 4.0
(LLCT&TTĐT) Với sự phát triển của công nghệ, các nền tảng truyền thông, marketing kỹ thuật số bắt đầu xuất hiện. Khi marketing kỹ thuật số trở nên phổ biến, marketing truyền thống dần trở thành một lựa chọn thứ cấp cho các doanh nghiệp thời đại mới. Marketing kỹ thuật số cho phép các thương hiệu tiếp cận đối tượng mục tiêu với chi phí thấp hơn cùng tỷ lệ chuyển đổi tốt hơn. Để có thể áp dụng được marketing kỹ thuật số hiệu quả, người thực hành nghề trước tiên cần hiểu rõ khái niệm, bản chất, vai trò của hoạt động này, từ đó, nắm bắt hiệu quả các xu hướng và vận dụng kịp thời trong các chiến dịch truyền thông, quảng bá.
Chuyển đổi số báo chí: Cơ hội, thách thức và giải pháp từ góc độ quản lý
Chuyển đổi số báo chí: Cơ hội, thách thức và giải pháp từ góc độ quản lý
(LLCT&TT) Cùng với “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” đã được Chính phủ phê duyệt tháng 6/2020, chuyển đổi số trong lĩnh vực báo chí cũng được Nhà nước đặc biệt quan tâm. Dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở báo chí, phát thanh, truyền hình, thông tin điện tử, cơ sở xuất bản thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã xác định rõ mục tiêu: “Đến năm 2030, 100% cơ quan báo chí thực hiện chuyển đổi số”. Trong lĩnh vực báo chí, chuyển đổi số là một bước ngoặt, tạo cơ hội thay đổi toàn diện về chất của tờ báo và tiếp nhận của công chúng, nhưng đồng thời cũng đem đến cho báo chí nhiều thách thức, khó khăn, buộc phải có giải pháp xử lý, thích ứng từ góc độ quản lý.
Vấn đề ứng dụng trí thông minh nhân tạo trong báo chí, truyền thông ở Việt Nam hiện nay
Vấn đề ứng dụng trí thông minh nhân tạo trong báo chí, truyền thông ở Việt Nam hiện nay
Hiện nay, các phần mềm sử dụng trí thông minh nhân tạo và dữ liệu lớn đang ngày càng được sử dụng rộng rãi trong đời sống xã hội, đặc biệt là trong lĩnh vực báo chí, truyền thông, nhằm trợ giúp việc sản xuất nội dung, chia sẻ tin tức, tương tác với độc giả và tìm hiểu thông tin người dùng… Bài viết khái quát về trí thông minh nhân tạo và việc ứng dụng trong lĩnh vực báo chí, truyền thông; đề xuất một số giải pháp ứng dụng trí thông minh nhân tạo vào hoạt động báo chí, truyền thông ở Việt Nam hiện nay.
Nghiên cứu hành vi chia sẻ tri thức của thế hệ Gen Z thông qua các hội nhóm trên mạng xã hội tại Việt Nam
Nghiên cứu hành vi chia sẻ tri thức của thế hệ Gen Z thông qua các hội nhóm trên mạng xã hội tại Việt Nam
(LLCT&TTĐT) Việc thấu hiểu Gen Z (thế hệ sinh từ cuối những năm 1990 đến năm 2012) ngày càng trở thành một nhiệm vụ cấp thiết không chỉ cho các nhà xã hội học, nhà quản lý, nhà truyền thông, chuyên gia kinh tế mà cho cả các nhà hoạch định chính sách bởi Gen Z sẽ đóng góp một phần đáng kể vào sự phát triển kinh tế, xã hội và chính trị trong một hai thập kỷ tới. Nghiên cứu này tìm hiểu về hành vi chia sẻ tri thức của Gen Z thông qua các hội nhóm trên Facebook - mạng xã hội phổ biến nhất trên thế giới cũng như ở Việt Nam vào thời điểm này (theo báo cáo Digital Report 2022 của Viện Nghiên cứu Reuters (Đại học Oxford). Nghiên cứu được thực hiện với mẫu khảo sát gần 500 người là sinh viên và học sinh cấp 3 thuộc thế hệ Gen Z đang học tập trên địa bàn Hà Nội.
Bình luận