Thể chế dân chủ và pháp quyền nhân nghĩa trong buổi đầu khởi dựng Nhà nước cách mạng Việt Nam dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh
Chỉ một ngày sau khi tuyên bố trước quốc dân về nền độc lập dân tộc, trong phiên họp đầu tiên của Hội đồng Chính phủ lâm thời (ngày 3.9.1945), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã yêu cầu phải sớm tổ chức cuộc tổng tuyển cử với chế độ phổ thông đầu phiếu để hình thành một bộ máy chính quyền được quyết định bằng ý chí của nhân dân. Dù phải căng sức ứng phó với muôn vàn khó khăn, thách thức của “giặc đói”, “giặc dốt” và giặc ngoại xâm, nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã tích cực, khẩn trương chuẩn bị và tổ chức thành công cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội (ngày 6.1.1946), thành lập Chính phủ chính thức, khẳng định tính chính đáng, hợp pháp của chính thể Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Ban soạn thảo Hiến pháp được thành lập, có nhiệm vụ khẩn trương, tích cực xây dựng Hiến pháp, khẳng định chủ quyền của nhân dân và thực hiện quản lý đất nước bằng Hiến pháp và pháp luật. Hiến pháp được Quốc hội thông qua ngày 9.11.1946 đã thể chế hóa các quan điểm, tư tưởng lập hiến, lập pháp của Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Lời nói đầu của Hiến pháp long trọng khẳng định: “Nhiệm vụ của dân tộc ta trong giai đoạn này là bảo toàn lãnh thổ, giành độc lập hoàn toàn và xây dựng nước nhà trên nền tảng dân chủ”(1). Hiến pháp xác định các nguyên tắc cốt lõi là: Đoàn kết toàn dân, không phân biệt giống nòi, gái trai, giai cấp, tôn giáo; bảo đảm các quyền tự do dân chủ; thực hiện chính quyền mạnh mẽ và sáng suốt của nhân dân.
Nguồn sáng của thể chế dân chủ và pháp quyền nhân nghĩa bắt nguồn từ tinh thần “Bảy xin hiến pháp ban hành/ Trăm đều phải có thần linh pháp quyền” (“Việt Nam yêu cầu ca”) và tư tưởng xây dựng một chính quyền của “dân chúng số nhiều” (“Đường Kách mệnh”) mà Bác Hồ đã khởi xướng từ những tháng năm tìm đường cứu nước và chuẩn bị thành lập Đảng. Thể chế dân chủ và pháp quyền nhân nghĩa trong buổi đầu khởi dựng Nhà nước cách mạng Việt Nam chính là sự tiếp nối tinh thần “đem sức ta mà giải phóng cho ta” trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945.
Đặt trong bối cảnh nhân dân ta còn khoảng 90% dân số mù chữ, cả dân tộc phải dồn sức chống thù trong, giặc ngoài, mà Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khởi tạo xây dựng thể chế dân chủ hiện đại, dựa trên nguyên tắc pháp quyền, thì đó quả là một tư tưởng vượt lên hoàn cảnh, vượt trước thời đại. Thể chế dân chủ ấy được xây dựng dựa trên niềm tin tuyệt đối của nhân dân đối với lãnh tụ Hồ Chí Minh và vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, được nuôi dưỡng bởi giá trị văn hóa, sức mạnh của con người Việt Nam vốn bị dồn nén trong thời kỳ thống trị của chủ nghĩa thực dân và bùng lên mạnh mẽ khi có tự do, độc lập. Đó là một thể chế mà cách thức tổ chức và vận hành là vì nhân dân; mỗi người dân đều ý thức được quyền của chính mình nằm chung trong quyền của dân tộc, tham dự vào công việc quản lý nhà nước, xây dựng chế độ mới bằng trách nhiệm cao cả, nghĩa vụ tự giác, tình cảm thiêng liêng, thể hiện trên mọi mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội.
Chính quyền cách mạng non trẻ được nuôi dưỡng bởi nguồn lực, sức mạnh của nhân dân, được cộng hưởng, nhân lên gấp bội khi mỗi người tự ý thức bổn phận, trách nhiệm vì quốc gia độc lập, vì dân tộc trường tồn. Tài chính khánh kiệt, ngân khố trống rỗng đã được bù đắp nhanh chóng bằng nguồn lực đóng góp tự nguyện của nhân dân thông qua “Tuần lễ vàng”. Thể chế dân chủ khiến các nguồn nhân lực, vật lực, tài lực trong nhân dân được khơi thông, phát huy cao độ để phục vụ cho công cuộc kháng chiến và kiến quốc, xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng.
Chủ tịch Hồ Chí Minh tha thiết kêu gọi đồng bào ai có tài năng và sáng kiến, lại sẵn lòng hăng hái giúp ích nước nhà thì xin gửi kế hoạch rõ ràng cho Chính phủ và Chính phủ sẽ nghiên cứu kỹ càng, nếu thực hiện được thì cho triển khai ngay. Trong một bài viết đăng trên báo Cứu quốc số ra ngày 14.11.1945, Người khẳng định: “Kiến thiết cần có nhân tài”. Một năm sau, Người gửi thông điệp tìm người hiền tài đến khắp mọi vùng miền, địa phương:
“Nước nhà cần phải kiến thiết. Kiến thiết cần phải có nhân tài. Trong số 20 triệu đồng bào chắc không thiếu người có tài có đức. E vì Chính phủ nghe không đến, thấy không khắp, đến nỗi những bực tài đức không thể xuất thân. Khuyết điểm đó tôi xin thừa nhận”(2).
Người yêu cầu các địa phương phải điều tra, báo cáo ngay cho Chính phủ biết những nhân tài chưa được trọng dụng (tên tuổi, nghề nghiệp, tài năng, nguyện vọng và chỗ ở), hạn một tháng phải báo cáo đầy đủ. Với tinh thần dân chủ và trọng dụng hiền tài, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã quy tụ được đông đảo nhân sĩ, trí thức, người hiền tài phục vụ công cuộc kháng chiến và kiến quốc, xây dựng một Chính phủ đoàn kết, hạn chế âm mưu chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc của các thế lực ngoại bang và phản quốc.
Chính phủ lâm thời sau khi thành lập trải qua nhiều lần cải tổ thành chính phủ liên hiệp, tập hợp đông đảo nhân sĩ, trí thức không đảng phái, lực lượng trung gian để xây dựng chính phủ đoàn kết dân tộc. Dân chủ trong hoạt động của Quốc hội, của Chính phủ đầu tiên giúp cho đội ngũ cán bộ được dịp khẳng định bản lĩnh chính trị, bộc lộ trí tuệ, tài năng, đạo đức trước nhân dân. Dân chủ trong tranh luận những vấn đề quốc gia đại sự, liên quan đến tồn vong của quốc gia - dân tộc, với bản lĩnh, trí tuệ và thực tiễn dày dạn, những người cộng sản đã xác lập và khẳng định vai trò lãnh đạo bằng khả năng dẫn dắt, sức thuyết phục, đặc biệt là vai trò, uy tín của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Không ít người không đảng phái, lực lượng trung gian từ chỗ còn hoài nghi, nhưng qua tranh luận, qua khả năng giải quyết thuyết phục những bài toán hóc búa mà thực tiễn đặt ra lúc bấy giờ, đã từng bước tin tưởng, nể phục, thừa nhận vai trò lãnh đạo của những người cộng sản. Với phong cách dân chủ, những người cộng sản thực hiện vai trò lãnh đạo, trách nhiệm cầm quyền một cách đầy thuyết phục, không chỉ cảm hóa, tập hợp, cuốn hút những người yêu nước chân chính tin và đi theo, mà còn hạn chế sự chống phá của các lực lượng chính trị thân Tưởng (Việt Quốc, Việt Cách).
Trong những ngày đầu cách mạng, dù vẫn phải điều hành đất nước bằng sắc lệnh, chưa có điều kiện xây dựng các đạo luật, nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đề cao nguyên tắc pháp quyền nhân nghĩa trong quản trị nhà nước, mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, nghiêm trị mọi hành vi đi ngược lại bản chất của Nhà nước cách mạng, xâm phạm đến lợi ích Tổ quốc, lợi ích nhân dân. Ngày 23.11.1945, Người đã ký Sắc lệnh thành lập Ban Thanh tra đặc biệt và giao trọng trách cho những người có uy tín, đạo đức, công tâm để nghiên cứu, xem xét, giải quyết đơn thư của nhân dân, giám sát cơ quan chính quyền các cấp, xử lý nghiêm các sai phạm.
Quốc lệnh do Người ký ngày 26-1-1946 xác định: “Trong một nước thưởng phạt phải nghiêm minh thì nhân dân mới yên ổn, kháng chiến mới thắng lợi, kiến quốc mới thành công”(3), quy định rõ 10 trường hợp thưởng và 10 trường hợp phạt. Nguyên tắc pháp quyền nhân nghĩa đã góp phần bảo vệ kỷ cương, phép nước, phát huy quyền dân chủ của nhân dân, trấn áp mọi hành động đi ngược lại lợi ích dân tộc, lợi ích nhân dân, bảo vệ vững chắc thành quả cách mạng.
Nguyên tắc pháp quyền nhân nghĩa thể hiện rõ ở từng điều khoản của Hiến pháp năm 1946 với chế định tất cả quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam. Cùng với bảo đảm quyền dân chủ đại diện thông qua nghị viện nhân dân, Hiến pháp còn quy định cụ thể những quyền dân chủ trực tiếp, như “Nhân dân có quyền phúc quyết về Hiến pháp và những việc quan hệ đến vận mệnh quốc gia” (Điều 21); “Nghị viện nhân dân do công dân Việt Nam bầu ra” (Điều 24); “Nghị viện họp công khai, công chúng được vào nghe” (Điều 30)… Lần đầu tiên trong lịch sử dân tộc Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân được ghi nhận trong Hiến pháp. Mô hình tổ chức và cơ chế vận hành của Nhà nước theo Hiến pháp năm 1946 bảo đảm kiểm soát quyền lực nhà nước, thực hiện chủ quyền của nhân dân, phát huy dân chủ rộng rãi, bảo vệ các nguyên tắc pháp quyền.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sáng tạo nên tư tưởng pháp quyền nhân nghĩa làm nền tảng cho xây dựng và thực thi pháp luật dựa trên đạo lý, vì lợi ích của đất nước, của nhân dân. Khác với hiến pháp và pháp luật các nước tư bản phục vụ cho sự cai trị của giai cấp tư sản, Hiến pháp và pháp luật trong chế độ ta là vì lợi ích quốc gia - dân tộc, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, trấn áp mọi hành vi xâm phạm lợi ích Tổ quốc, lợi ích chính đáng của toàn thể nhân dân. Thời gian đầu vận hành của Nhà nước cách mạng vẫn còn những ý kiến khác nhau về xử lý mối quan hệ giữa chính trị và chuyên môn, hành chính và tư pháp, nhất là giữa những người được đào tạo dưới chế độ cũ với cán bộ trưởng thành từ thực tiễn cách mạng…
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã giải tỏa khúc mắc về những mối quan hệ trên bằng những lý giải thấu tình, đạt lý với việc phân tách “ba tư cách” của người cán bộ tư pháp: Là bậc trí thức, phải hy sinh đấu tranh, dũng cảm hơn nữa, để làm gương cho dân; là viên chức của Nhà nước, phải tuyệt đối trung thành với chính quyền dân chủ; là người phụ trách thi hành pháp luật, phải nêu cao tấm gương “phụng công thủ pháp, chí công vô tư” cho nhân dân noi theo(4). Nói cách khác, theo Người, phải ứng xử với các vấn đề pháp lý bằng đạo lý vì nước, vì dân; người làm công tác bảo vệ công lý phải tự mình làm gương cho dân, phải đề cao liêm chính tư pháp. Người căn dặn cán bộ tư pháp xử án phải công tâm, liêm khiết, trong sạch; nhưng như thế chưa đủ, mà phải biết gần dân, giúp dân, hiểu dân, học dân để giúp mình thêm liêm khiết, thêm công bằng. Đó chính là pháp quyền nhân nghĩa Hồ Chí Minh.
Với những giá trị vượt thời đại, thể chế dân chủ và pháp quyền nhân nghĩa Hồ Chí Minh đã được Đảng ta kế thừa, vận dụng, phát triển, tiếp tục soi sáng công cuộc hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa hiện nay./.
__________________________________________________
(1) Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, Nxb. CTQG Sự thật, H., T.12, tr. 366
(2) Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, Sđd, T. 4, tr. 504
(3) Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, Sđd, T. 12, tr. 189
(4) Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, Sđd, T. 5, tr. 472 - 473
Nguồn: Bài đăng trên Tạp chí Cộng sản điện tử ngày 1.9.2021
Bài liên quan
- Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về bản lĩnh chính trị của đảng cách mạng và định hướng giải pháp nâng cao bản lĩnh chính trị của Đảng hiện nay
- Tư tưởng, tấm gương và phong cách báo chí Hồ Chí Minh
- Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về công tác cán bộ và vận dụng vào thực tiễn xây dựng đội ngũ cán bộ của Đảng ta hiện nay
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với tự do, hạnh phúc của nhân dân và giá trị đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay
- Vấn đề động lực trong triết lý phát triển Hồ Chí Minh - tiếp cận từ góc nhìn biện chứng
Xem nhiều
-
1
Phát huy vai trò của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Tây Ninh trong tham gia xây dựng Đảng
-
2
Xây dựng chính quyền điện tử tại Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ hướng tới chính quyền số năm 2030: cơ hội và thách thức
-
3
Tương lai cho thế hệ vươn mình
-
4
THÔNG BÁO VỀ VIỆC XUẤT BẢN TẠP CHÍ CHUYÊN ĐỀ TỪ NĂM 2025
-
5
Chi bộ Văn phòng Đảng – Hội đồng trường – Đoàn thể tổ chức thành công Đại hội Chi bộ nhiệm kỳ 2025-2027
-
6
Chi bộ Ban Kế hoạch – Tài chính tổ chức thành công Đại hội Chi bộ nhiệm kỳ 2025-2027
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Xây dựng chính quyền điện tử tại Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ hướng tới chính quyền số năm 2030: cơ hội và thách thức
Bài viết nghiên cứu về quá trình triển khai xây dựng chính quyền điện tử của Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ, tập trung vào nghiên cứu thực trạng những ưu điểm, hạn chế trong quá trình triển khai thực hiện chỉ ra những cơ hội và thách thức trong tương lai. Bên cạnh đó, bài viết tham khảo kinh nghiệm thực tiễn mô hình chính quyền điện tử ở một số quốc gia tiên tiến về chính quyền điện tử, chính quyền số, tham khảo kinh nghiệm, thành tựu xây dựng chính quyền điện tử ở một số địa phương dẫn đầu trong triển khai xây dựng chính quyền điện tử trong nước. Từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm tận dụng các cơ hội và chuẩn bị tốt cho những thách thức trong công tác chuyển đổi số, xây dựng chính quyền điện tử của Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ, hướng tới chính quyền số năm 2030.
Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về bản lĩnh chính trị của đảng cách mạng và định hướng giải pháp nâng cao bản lĩnh chính trị của Đảng hiện nay
Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về bản lĩnh chính trị của đảng cách mạng và định hướng giải pháp nâng cao bản lĩnh chính trị của Đảng hiện nay
Nâng cao bản lĩnh chính trị của Đảng ta là một bộ phận rất quan trọng của công tác xây dựng Đảng về chính trị; bao trùm, chi phối mạnh mẽ những nội dung khác của công tác xây dựng Đảng về chính trị, nhằm giữ vững và nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng. Để công việc này đạt hiệu quả, cần nhận thức sâu sắc quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về bản lĩnh chính trị của đảng cách mạng, vận dụng tốt quan điểm ấy trong xác định giải pháp nâng cao bản lĩnh chính trị của Đảng hiện nay.
Tư tưởng, tấm gương và phong cách báo chí Hồ Chí Minh
Tư tưởng, tấm gương và phong cách báo chí Hồ Chí Minh
Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa kiệt xuất, nhà báo vĩ đại, khai sinh nền báo chí cách mạng Việt Nam. Người để lại cho chúng ta khối lượng đồ sộ, nhiều thể loại các tác phẩm báo chí; hệ thống quan điểm tư tưởng, lý luận toàn diện và sâu sắc về báo chí cách mạng Việt Nam và phong cách nghề nghiệp của người làm báo. Bài viết khái quát những cống hiến chủ yếu của Người trên lĩnh vực báo chí nhằm hưởng ứng cuộc vận động “Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh” hiện nay, góp phần xây dựng nền báo chí Việt Nam chuyên nghiệp, nhân văn, hiện đại theo chủ trương Đại hội lần thứ XIII của Đảng.
Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về công tác cán bộ và vận dụng vào thực tiễn xây dựng đội ngũ cán bộ của Đảng ta hiện nay
Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về công tác cán bộ và vận dụng vào thực tiễn xây dựng đội ngũ cán bộ của Đảng ta hiện nay
Chủ tịch Hồ Chí Minh là lãnh tụ vĩ đại của Đảng ta, vị “cha già” của dân tộc, người dẫn lối, chỉ đường, đưa con thuyền cách mạng Việt Nam đến bến bờ độc lập. Bác đã đi xa, nhưng di sản về lý luận Người để lại vẫn còn nguyên giá trị. Trong kho tàng di sản quý báu đó, quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về công tác cán bộ có giá trị soi đường trong hoạt động thực tiễn xây dựng Đảng, tạo đà cho đất nước phát triển theo hướng bền vững. Trong phạm vi bài viết, tác giả không có tham vọng sẽ hệ thống hoá được toàn bộ các quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về công tác cán bộ mà chỉ trình bày khái quát những quan điểm cơ bản của Người, qua đó làm rõ thêm giá trị khi vận dụng vào thực tiễn công tác cán bộ của Đảng ta hiện nay.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với tự do, hạnh phúc của nhân dân và giá trị đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với tự do, hạnh phúc của nhân dân và giá trị đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với tự do, hạnh phúc của nhân dân là một nội dung quan trọng trong hệ thống tư tưởng của Người. Hồ Chí Minh lựa chọn độc lập dân tộc gắn với tự do, hạnh phúc của nhân dân theo con đường cách mạng vô sản có ý nghĩa sâu sắc đối với tiến trình phát triển của dân tộc Việt Nam. Đó là sự lựa chọn vô cùng đúng đắn, phù hợp với dân tộc và xu thế của thời đại. Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay, tư tưởng của Hồ Chí Minh về một nền độc lập dân tộc gắn liền với tự do, hạnh phúc của nhân dân vẫn còn nguyên giá trị, được Đảng ta tiếp tục khẳng định và hiện thực hóa trong thực tiễn xây dựng đất nước.
Bình luận