Tọa đàm khoa học: “Đội ngũ giảng viên lý luận chính trị các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng khu vực phía Bắc: Thực trạng nhu cầu sử dụng và giải pháp phát triển”
PGS,TS. Trần Thanh Giang, Phó Giám đốc, Phó Chủ tịch Hội đồng trường Học viện Báo chí và Tuyên truyền chủ trì Tọa đàm.
Tham dự Tọa đàm có các đồng chí lãnh đạo, nhà nghiên cứu, nhà khoa học, giảng viên LLCT đến từ hơn 20 trường: Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học quốc gia Hà Nội, Đại học Sư phạm Hà Nội, Học viện Kỹ thuật Quân sự, Đại học Xây dựng, Đại học Điện lực, Đại học Y, Học viện Thanh Thiếu niên Việt Nam, Học viện Cảnh sát nhân dân, Đại học Thủ đô, Học viện Hành chính quốc gia, Đại học Tài nguyên và Môi trường, Cao đẳng Sư phạm Trung ương, Học viện Báo chí và Tuyên truyền…

Phát biểu đề dẫn Tọa đàm, PGS,TS. Trần Thanh Giang, Phó Giám đốc, Phó Chủ tịch Hội đồng trường Học viện Báo chí và Tuyên truyền cho biết, đội ngũ giảng viên LLCT trong các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ở Việt Nam nói chung và ở khu vực phía Bắc nói riêng có vai trò quan trọng góp phần vào sự phát triển của các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng.
Giảng viên LLCT trực tiếp tham gia vào quá trình đào tạo, cung cấp những tri thức khoa học nhằm hình thành, phát triển thế giới quan khoa học, nhân sinh quan cách mạng và phương pháp luận khoa học cho người học.
Trong bối cảnh tình hình mới hiện nay, đội ngũ giảng viên LLCT phải được xây dựng, phát triển cả về số lượng, chất lượng và cơ cấu, có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phẩm chất và đạo đức nghề nghiệp, bản lĩnh chính trị vững vàng đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của hoạt động chuyên môn có tính đặc thù của đội ngũ giảng viên này.
“Tọa đàm thể hiện ý nghĩa quan trọng trong việc nghiên cứu, tìm hiểu nhu cầu sử dụng giảng dạy LLCT trong các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ở Việt Nam hiện nay nói chung và ở khu vực phía Bắc nói riêng. Sự tham gia đông đảo của các nhà khoa học, của các quý đại biểu trong buổi Tọa đàm đã thể hiện sự quan tâm của các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng đối với chủ đề Tọa đàm” - PGS,TS. Trần Thanh Giang nhấn mạnh.
Toạ đàm đã lắng nghe 4 báo cáo tham luận và 11 ý kiến phát biểu tâm huyết của các nhà nghiên cứu, nhà khoa học, các giảng viên giảng dạy LLCT đến từ các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng khu vực Hà Nội, trong đó tập trung trao đổi xoay quanh 3 vấn đề chính: Thứ nhất: Thực trạng đội ngũ giảng viên LLCT hiện nay tại các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng. Thứ hai: Nhu cầu sử dụng giảng viên LLCT trong các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng. Thứ ba: Những vấn đề đặt ra và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên LLCT tại các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng.
Các tham luận và ý kiến phát biểu, trao đổi của các nhà khoa học tại Toạ đàm đã làm rõ và đi đến thống nhất: khẳng định vị trí, vai trò của giảng viên LLCT trong việc nghiên cứu, giảng dạy, truyền đạt kiến thức các môn Triết học Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Kinh tế chính trị; khẳng định nhu cầu, bức thiết trong việc sử dụng đội ngũ giảng viên LLCT trong các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng hiện nay.
Các nhà khoa học cũng đã làm rõ những thành công trong đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng, phát triển đội ngũ giảng viên LLCT trong các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng, trong đó khẳng định, trong thời gian qua, nhìn chung, đội ngũ giảng viên LLCT đã đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ nghiên cứu, giảng dạy trong các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng.

PGS,TS. Nguyễn Anh Tuấn, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn phát biểu, trao đổi tại Tọa đàm với chủ đề “Đội ngũ giảng viên LLCT tại các trường đại học - Nhìn từ những quy định năm 2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo”

TS. Lê Thị Thùy Dung, Trường Đại học Tài nguyên Môi trường Hà Nội phát biểu, trao đổi tại Tọa đàm về “Nâng cao chất lượng giảng viên LLCT tại Trường Đại học Tài nguyên Môi trường Hà Nội trong bối cảnh chuyển đổi số hiện nay“


Nhiều ý kiến của các nhà khoa học đã làm rõ bối cảnh hiện nay đặt ra những yêu cầu mới phải nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên LLCT; thẳng thắn chỉ ra những hạn chế, bất cập của giảng viên LLCT về trình độ chuyên môn, nhất là hạn chế về ngoại ngữ, tin học, trình độ công nghệ, hạn chế trong sử dụng các thiết bị công nghệ trong giảng dạy… so với nhu cầu sử dụng đội ngũ này ở các trường hiện nay và thời gian tới, có những mặt chưa đáp ứng được; từ đó chỉ ra hạn chế của công tác đào tạo, bồi dưỡng giảng viên LLCT.
Theo các nhà khoa học, nguyên nhân hạn chế có từ những vấn đề như: thu nhập, đời sống giảng viên LLCT còn hạn chế; hạn chế trong công tác đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng, phát triển đội ngũ giảng viên LLCT trong các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng; hạn chế về nội dung, chương trình đào tạo, tổ chức đào tạo, đội ngũ giảng viên đào tạo; bất cập về cơ chế, chính sách...
Từ thực tế, các nhà khoa học đã ra đưa ra những đề xuất giải pháp như: nâng cao chất lượng tuyển sinh đầu vào đối với giảng viên LLCT; đổi mới nội dung, chương trình đào tạo giảng viên LLCT; tăng cường kiến thức chuyên môn, chuyên sâu, ngoại ngữ, công nghệ thông tin; tích cực áp dụng phương pháp giảng dạy mới, hiện đại và ứng dụng, sử dụng các trang thiết bị kỹ thuật-công nghệ trong giảng dạy; đổi mới cơ chế, chính sách đãi ngộ đối với giảng viên LLCT; cần có chính sách phù hợp đối với đào tạo, bồi dưỡng, tuyển dụng đội ngũ giảng viên LLCT…






Sau gần 3 giờ làm việc với tinh thần trách nhiệm cao, nhiệt tình, sôi nổi, Toạ đàm khoa học “Đội ngũ giảng viên LLCT các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng khu vực phía Bắc: Thực trạng nhu cầu sử dụng và giải pháp phát triển” đã thực hiện hết chương trình và thành công tốt đẹp. PGS,TS. Trần Thanh Giang phát biểu tổng kết Tọa đàm, trong đó khẳng định, Tọa đàm đã cung cấp những luận cứ khoa học hữu ích cho công tác đào tạo giảng viên LLCT ngày càng hiệu quả trong thời gian tới.

Ngày 09/6/2023, tại TP. Hồ Chí Minh, Học viện Báo chí Tuyên truyền phối hợp với Học viện Chính trị khu vực II tổ chức Tọa đàm khoa học với chủ đề: “Nhu cầu sử dụng giảng viên LLCT trong các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ở Việt Nam hiện nay: Thực trạng và giải pháp”. Toạ đàm đầu tiên được tổ chức tại TP.HCM thu hút các nhà khoa học, đại diện lãnh đạo các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng các tỉnh phía Nam. Tọa đàm đã thành công tốt đẹp. Tiếp nối thành công đó, Toạ đàm “Đội ngũ giảng viên LLCT các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng khu vực phía Bắc: Thực trạng nhu cầu sử dụng và giải pháp phát triển” được Học viện tổ chức tại Hà Nội. Tọa đàm nhằm góp phần nghiên cứu làm rõ thực trạng nhu cầu sử dụng đội ngũ giảng viên LLCT, qua đó có cơ sở cho việc tổng hợp báo cáo kiến nghị với các cơ quan quản lý các cấp về những giải pháp phát triển đội ngũ giảng viên LLCT trong các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ở Việt Nam trong thời gian tới.
Nguồn: Cổng Thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Bài liên quan
- Hội thảo khoa học: “Cơ hội việc làm của sinh viên các trường đại học trong thời đại số”
- Hội thảo khoa học quốc gia “Đảng Cộng sản Việt Nam – 95 năm kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc”
- Học viện Báo chí và Tuyên truyền hoàn thành Xuất sắc đề tài nghiên cứu cấp Quốc gia
- Vai trò của trí tuệ nhân tạo trong hỗ trợ sinh viên ngành khoa học xã hội và nhân văn nghiên cứu khoa học
- Các cơ quan báo Đảng tham gia hiệu quả hơn bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
Xem nhiều
-
1
Đại hội Chi bộ khoa Tuyên truyền nhiệm kỳ 2025-2027
-
2
Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức Hội nghị Tuyên dương điển hình tiên tiến lần thứ VI (2025-2030)
-
3
Quản lý thông tin về khoa học quân sự trên báo chí quân đội ở Việt Nam hiện nay - thực trạng và một số giải pháp tăng cường
-
4
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức sản xuất các chương trình thiện nguyện của kênh VTV1- Đài Truyền hình Việt Nam
-
5
Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về kinh tế của Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên hiện nay
-
6
Phát huy vai trò của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Tây Ninh trong tham gia xây dựng Đảng
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Chi bộ Khoa Ngoại ngữ tổ chức thành công Đại hội Chi bộ nhiệm kỳ 2025-2027
Sáng 10/03/2025, tại phòng họp số 9, tầng 10, Nhà A1, Chi bộ Khoa Ngoại ngữ tổ chức thành công Đại hội Chi bộ nhiệm kỳ 2025-2027.
Hội thảo khoa học: “Cơ hội việc làm của sinh viên các trường đại học trong thời đại số”
Hội thảo khoa học: “Cơ hội việc làm của sinh viên các trường đại học trong thời đại số”
Chiều 26/02/2025, tại Hội trường lớn, Học viện Báo chí và Tuyên truyền phối hợp với Học viện Hành chính và Quản trị công tổ chức Hội thảo khoa học sinh viên với chủ đề: “Cơ hội việc làm của sinh viên các trường đại học trong thời đại số”. Hội thảo thu hút sự quan tâm, tham dự của đông đảo các nhà khoa học, giảng viên và sinh viên đến từ nhiều trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Hội thảo khoa học quốc gia “Đảng Cộng sản Việt Nam – 95 năm kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc”
Hội thảo khoa học quốc gia “Đảng Cộng sản Việt Nam – 95 năm kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc”
Sáng ngày 22/01/2025, tại Hà Nội, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh phối hợp Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia “Đảng Cộng sản Việt Nam – 95 năm kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc” bằng hình thức trực tiếp và trực tuyến đến điểm cầu Học viện Chính trị khu vực II, III, IV và 63 trường chính trị tỉnh, thành phố trên cả nước.
Học viện Báo chí và Tuyên truyền hoàn thành Xuất sắc đề tài nghiên cứu cấp Quốc gia
Học viện Báo chí và Tuyên truyền hoàn thành Xuất sắc đề tài nghiên cứu cấp Quốc gia
Đề tài "Vấn đề an ninh phi truyền thống: Trọng tâm là an ninh mạng trong nền an ninh quốc gia" (mã số KX.04.32/21-25) do PGS, TS. Nguyễn Thị Trường Giang chủ nhiệm đã được Hội đồng Khoa học và Công nghệ cấp Quốc gia đánh giá Xuất sắc. Là một trong 6 đề tài đầu tiên bảo vệ cấp quốc gia thuộc chương trình KX.04/21-25, với sự tham gia phối hợp của 8 đơn vị chuyên môn hàng đầu, đề tài đã đạt được nhiều thành tựu vượt trội về số lượng công bố khoa học, đào tạo nguồn nhân lực, đồng thời, đề xuất được nhiều giải pháp thiết thực cho công tác bảo đảm an ninh mạng quốc gia trong bối cảnh chuyển đổi số.
Vai trò của trí tuệ nhân tạo trong hỗ trợ sinh viên ngành khoa học xã hội và nhân văn nghiên cứu khoa học
Vai trò của trí tuệ nhân tạo trong hỗ trợ sinh viên ngành khoa học xã hội và nhân văn nghiên cứu khoa học
Trí tuệ nhân tạo (AI) đang ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực đời sống, đặc biệt là trong nghiên cứu khoa học. Với sinh viên - đối tượng bước đầu tham gia vào nghiên cứu - việc định hướng, hỗ trợ từ AI đã và đang đóng vai trò ngày càng quan trọng, đặc biệt là với sinh viên ngành khoa học xã hội và nhân văn (KHXH & NV) ở Việt Nam hiện nay. Thông qua việc phân tích vai trò của AI phục vụ nhiệm vụ nghiên cứu của sinh viên, bài viết gợi mở, định hướng cách thức sử dụng AI một cách hiệu quả, giúp sinh viên tăng cường kỹ năng, công nghệ, từng bước hoàn thiện phương pháp nghiên cứu khoa học, phục vụ tốt cho nhiệm vụ học tập, nghiên cứu của bản thân.
Bình luận