Tọa đàm khoa học: “Đội ngũ giảng viên lý luận chính trị các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng khu vực phía Bắc: Thực trạng nhu cầu sử dụng và giải pháp phát triển”
PGS,TS. Trần Thanh Giang, Phó Giám đốc, Phó Chủ tịch Hội đồng trường Học viện Báo chí và Tuyên truyền chủ trì Tọa đàm.
Tham dự Tọa đàm có các đồng chí lãnh đạo, nhà nghiên cứu, nhà khoa học, giảng viên LLCT đến từ hơn 20 trường: Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học quốc gia Hà Nội, Đại học Sư phạm Hà Nội, Học viện Kỹ thuật Quân sự, Đại học Xây dựng, Đại học Điện lực, Đại học Y, Học viện Thanh Thiếu niên Việt Nam, Học viện Cảnh sát nhân dân, Đại học Thủ đô, Học viện Hành chính quốc gia, Đại học Tài nguyên và Môi trường, Cao đẳng Sư phạm Trung ương, Học viện Báo chí và Tuyên truyền…
Phát biểu đề dẫn Tọa đàm, PGS,TS. Trần Thanh Giang, Phó Giám đốc, Phó Chủ tịch Hội đồng trường Học viện Báo chí và Tuyên truyền cho biết, đội ngũ giảng viên LLCT trong các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ở Việt Nam nói chung và ở khu vực phía Bắc nói riêng có vai trò quan trọng góp phần vào sự phát triển của các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng.
Giảng viên LLCT trực tiếp tham gia vào quá trình đào tạo, cung cấp những tri thức khoa học nhằm hình thành, phát triển thế giới quan khoa học, nhân sinh quan cách mạng và phương pháp luận khoa học cho người học.
Trong bối cảnh tình hình mới hiện nay, đội ngũ giảng viên LLCT phải được xây dựng, phát triển cả về số lượng, chất lượng và cơ cấu, có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phẩm chất và đạo đức nghề nghiệp, bản lĩnh chính trị vững vàng đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của hoạt động chuyên môn có tính đặc thù của đội ngũ giảng viên này.
“Tọa đàm thể hiện ý nghĩa quan trọng trong việc nghiên cứu, tìm hiểu nhu cầu sử dụng giảng dạy LLCT trong các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ở Việt Nam hiện nay nói chung và ở khu vực phía Bắc nói riêng. Sự tham gia đông đảo của các nhà khoa học, của các quý đại biểu trong buổi Tọa đàm đã thể hiện sự quan tâm của các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng đối với chủ đề Tọa đàm” - PGS,TS. Trần Thanh Giang nhấn mạnh.
Toạ đàm đã lắng nghe 4 báo cáo tham luận và 11 ý kiến phát biểu tâm huyết của các nhà nghiên cứu, nhà khoa học, các giảng viên giảng dạy LLCT đến từ các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng khu vực Hà Nội, trong đó tập trung trao đổi xoay quanh 3 vấn đề chính: Thứ nhất: Thực trạng đội ngũ giảng viên LLCT hiện nay tại các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng. Thứ hai: Nhu cầu sử dụng giảng viên LLCT trong các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng. Thứ ba: Những vấn đề đặt ra và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên LLCT tại các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng.
Các tham luận và ý kiến phát biểu, trao đổi của các nhà khoa học tại Toạ đàm đã làm rõ và đi đến thống nhất: khẳng định vị trí, vai trò của giảng viên LLCT trong việc nghiên cứu, giảng dạy, truyền đạt kiến thức các môn Triết học Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Kinh tế chính trị; khẳng định nhu cầu, bức thiết trong việc sử dụng đội ngũ giảng viên LLCT trong các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng hiện nay.
Các nhà khoa học cũng đã làm rõ những thành công trong đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng, phát triển đội ngũ giảng viên LLCT trong các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng, trong đó khẳng định, trong thời gian qua, nhìn chung, đội ngũ giảng viên LLCT đã đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ nghiên cứu, giảng dạy trong các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng.
Nhiều ý kiến của các nhà khoa học đã làm rõ bối cảnh hiện nay đặt ra những yêu cầu mới phải nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên LLCT; thẳng thắn chỉ ra những hạn chế, bất cập của giảng viên LLCT về trình độ chuyên môn, nhất là hạn chế về ngoại ngữ, tin học, trình độ công nghệ, hạn chế trong sử dụng các thiết bị công nghệ trong giảng dạy… so với nhu cầu sử dụng đội ngũ này ở các trường hiện nay và thời gian tới, có những mặt chưa đáp ứng được; từ đó chỉ ra hạn chế của công tác đào tạo, bồi dưỡng giảng viên LLCT.
Theo các nhà khoa học, nguyên nhân hạn chế có từ những vấn đề như: thu nhập, đời sống giảng viên LLCT còn hạn chế; hạn chế trong công tác đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng, phát triển đội ngũ giảng viên LLCT trong các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng; hạn chế về nội dung, chương trình đào tạo, tổ chức đào tạo, đội ngũ giảng viên đào tạo; bất cập về cơ chế, chính sách...
Từ thực tế, các nhà khoa học đã ra đưa ra những đề xuất giải pháp như: nâng cao chất lượng tuyển sinh đầu vào đối với giảng viên LLCT; đổi mới nội dung, chương trình đào tạo giảng viên LLCT; tăng cường kiến thức chuyên môn, chuyên sâu, ngoại ngữ, công nghệ thông tin; tích cực áp dụng phương pháp giảng dạy mới, hiện đại và ứng dụng, sử dụng các trang thiết bị kỹ thuật-công nghệ trong giảng dạy; đổi mới cơ chế, chính sách đãi ngộ đối với giảng viên LLCT; cần có chính sách phù hợp đối với đào tạo, bồi dưỡng, tuyển dụng đội ngũ giảng viên LLCT…
Sau gần 3 giờ làm việc với tinh thần trách nhiệm cao, nhiệt tình, sôi nổi, Toạ đàm khoa học “Đội ngũ giảng viên LLCT các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng khu vực phía Bắc: Thực trạng nhu cầu sử dụng và giải pháp phát triển” đã thực hiện hết chương trình và thành công tốt đẹp. PGS,TS. Trần Thanh Giang phát biểu tổng kết Tọa đàm, trong đó khẳng định, Tọa đàm đã cung cấp những luận cứ khoa học hữu ích cho công tác đào tạo giảng viên LLCT ngày càng hiệu quả trong thời gian tới.
Ngày 09/6/2023, tại TP. Hồ Chí Minh, Học viện Báo chí Tuyên truyền phối hợp với Học viện Chính trị khu vực II tổ chức Tọa đàm khoa học với chủ đề: “Nhu cầu sử dụng giảng viên LLCT trong các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ở Việt Nam hiện nay: Thực trạng và giải pháp”. Toạ đàm đầu tiên được tổ chức tại TP.HCM thu hút các nhà khoa học, đại diện lãnh đạo các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng các tỉnh phía Nam. Tọa đàm đã thành công tốt đẹp. Tiếp nối thành công đó, Toạ đàm “Đội ngũ giảng viên LLCT các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng khu vực phía Bắc: Thực trạng nhu cầu sử dụng và giải pháp phát triển” được Học viện tổ chức tại Hà Nội. Tọa đàm nhằm góp phần nghiên cứu làm rõ thực trạng nhu cầu sử dụng đội ngũ giảng viên LLCT, qua đó có cơ sở cho việc tổng hợp báo cáo kiến nghị với các cơ quan quản lý các cấp về những giải pháp phát triển đội ngũ giảng viên LLCT trong các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ở Việt Nam trong thời gian tới.
Nguồn: Cổng Thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Bài liên quan
- Vai trò của trí tuệ nhân tạo trong hỗ trợ sinh viên ngành khoa học xã hội và nhân văn nghiên cứu khoa học
- Các cơ quan báo Đảng tham gia hiệu quả hơn bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
- Đoàn sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền vinh dự tham gia liên hoan giao lưu lãnh đạo trẻ ASEAN – Trung Quốc lần thứ 10
- Truyền cảm hứng sáng tạo và tạo động lực cho các nhà khoa học tiếp tục cống hiến
- Hội thảo khoa học “Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực cho hoạt động xuất bản Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới”
Xem nhiều
- 1 Ảnh hưởng của truyền thông xã hội đến hoạt động báo chí
- 2 Công tác dân tộc qua những bài học cụ thể của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ ngày đầu thành lập nước
- 3 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên về học tập tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- 4 Truyền thông về cơ hội phát triển bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu khi ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ ở đồng bằng sông Cửu long trên báo chí Việt Nam
- 5 Mấy vấn đề cơ chế tài chính đáp ứng phục vụ nhiệm vụ chiến lược của Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay
- 6 Một số phương tiện truyền thông mới trên nền tảng web 3.0 hiện nay
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Tăng cường giáo dục thanh niên theo tư tưởng Hồ Chí Minh
Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nhấn mạnh tầm quan trọng chiến lược của công tác giáo dục thanh niên. Người đã chỉ rõ sự cần thiết; nội dung, phương thức giáo dục thanh niên và trách nhiệm của các chủ thể trong công tác này. Bài viết trình bày khái quát tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục thanh niên và đề xuất giải pháp vận dụng tư tưởng của Người vào công tác giáo dục thanh niên Việt Nam góp phần phát huy vai trò của thanh niên trong kỷ nguyên mới của dân tộc.
Vai trò của trí tuệ nhân tạo trong hỗ trợ sinh viên ngành khoa học xã hội và nhân văn nghiên cứu khoa học
Vai trò của trí tuệ nhân tạo trong hỗ trợ sinh viên ngành khoa học xã hội và nhân văn nghiên cứu khoa học
Trí tuệ nhân tạo (AI) đang ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực đời sống, đặc biệt là trong nghiên cứu khoa học. Với sinh viên - đối tượng bước đầu tham gia vào nghiên cứu - việc định hướng, hỗ trợ từ AI đã và đang đóng vai trò ngày càng quan trọng, đặc biệt là với sinh viên ngành khoa học xã hội và nhân văn (KHXH & NV) ở Việt Nam hiện nay. Thông qua việc phân tích vai trò của AI phục vụ nhiệm vụ nghiên cứu của sinh viên, bài viết gợi mở, định hướng cách thức sử dụng AI một cách hiệu quả, giúp sinh viên tăng cường kỹ năng, công nghệ, từng bước hoàn thiện phương pháp nghiên cứu khoa học, phục vụ tốt cho nhiệm vụ học tập, nghiên cứu của bản thân.
Các cơ quan báo Đảng tham gia hiệu quả hơn bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
Các cơ quan báo Đảng tham gia hiệu quả hơn bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam Lê Quốc Minh cho rằng, phải có những giải pháp tổng thể, đồng bộ nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt động của các cơ quan báo Đảng trong tình hình mới, đảm bảo các cơ quan báo Đảng tham gia ngày càng hiệu quả hơn vào công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong bối cảnh hiện nay.
Đoàn sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền vinh dự tham gia liên hoan giao lưu lãnh đạo trẻ ASEAN – Trung Quốc lần thứ 10
Đoàn sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền vinh dự tham gia liên hoan giao lưu lãnh đạo trẻ ASEAN – Trung Quốc lần thứ 10
Nhận lời mời của Hội hữu nghị đối ngoại nhân dân Trung Quốc và Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam, Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã tổ chức tuyển chọn và cử 5 sinh viên ưu tú tham gia Liên hoan Giao lưu lãnh đạo trẻ ASEAN - Trung Quốc lần thứ 10 tại tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc từ ngày 20-24/5/2024.
Truyền cảm hứng sáng tạo và tạo động lực cho các nhà khoa học tiếp tục cống hiến
Truyền cảm hứng sáng tạo và tạo động lực cho các nhà khoa học tiếp tục cống hiến
Đồng chí Nguyễn Xuân Thắng mong muốn Giải thưởng “Nghiên cứu lý luận chính trị” sẽ là giải thưởng lớn mang tầm quốc gia về khoa học và công nghệ, với bản sắc riêng của khoa học lý luận chính trị, góp phần truyền cảm hứng sáng tạo và tạo động lực cho các nhà khoa học tiếp tục cống hiến, không ngừng đổi mới, sáng tạo để có những công trình khoa học lý luận chính trị có chất lượng.
Bình luận