Tọa đàm khoa học “Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên đại học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo trong thời kỳ mới”
Tọa do PGS,TS. Lương Khắc Hiếu, Chủ tịch Hội Cựu Giáo chức và PGS,TS. Lương Quỳnh Khuê, Phó Chủ tịch Hội Cựu Giáo chức chủ trì.
Tham dự Tọa đàm có PGS,TS. Trần Thanh Giang, Phó Giám đốc, Phó Chủ tịch Hội đồng trường Học viện; các hội viên Hội Cựu Giáo chức Học viện Báo chí và Tuyên truyền; các đồng chí Ủy viên Ban chấp hành, Chi hội trưởng, Chi hội phó các chi hội trực thuộc Hội Cựu Giáo chức Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Phát biểu khai mạc và đề dẫn Tọa đàm, PGS,TS. Lương Khắc Hiếu, Chủ tịch Hội Cựu Giáo chức Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã nhấn mạnh tầm quan trọng, ý nghĩa của Tọa đàm trong việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương 8 (khóa XI) về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”.
PGS,TS. Lương Khắc Hiếu mong rằng, với ý thức trách nhiệm trước sự nghiệp giáo dục và đào tạo nước nhà, với tinh thần khách quan, khoa học, với kinh nghiệm, bản lĩnh, trí tuệ và tâm huyết của Hội Cựu Giáo chức Học viện, Tọa đàm cần thẳng thắn trao đổi về một số vấn đề quan trọng, có ý nghĩa vừa cơ bản vừa cấp bách của nền giáo dục nước nhà hiện nay.

PGS,TS. Trần Thanh Giang, Phó Giám đốc, Phó Chủ tịch Hội đồng trường Học viện Báo chí và Tuyên truyền đánh giá cao ý nghĩa của Tọa đàm đối với quá trình tổng kết 10 năm phát triển của nền giáo dục Việt Nam theo tinh thần Nghị quyết 29–NQ/TW của Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI.
PGS,TS. Trần Thanh Giang cũng giới thiệu về đội ngũ giảng viên Học viện và những định hướng của Học viện trong việc phát triển đội ngũ giảng viên đáp ứng yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo trong thời kỳ mới.

Tọa đàm đã lắng nghe 7 bài tham luận cùng nhiều phát biểu của các nhà khoa học trao đổi và thảo luận về 10 năm thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương 8 (khóa XI), trong đó, tập trung thảo luận về: vai trò, tầm quan trọng của đội ngũ giảng viên các trường đại học trong việc thúc đẩy tiến trình đổi mới giáo dục, nhất là giáo dục đại học trong thời kỳ mới; thực trạng năng lực giảng dạy, nghiên cứu khoa học của đội ngũ giảng viên các trường đại học; thực trạng năng lực quản trị giáo dục đại học của đội ngũ cán bộ quản lý tại các trường đại học ở Việt Nam.
Nhiều nhà học cũng đã phân tích và đưa ra những yêu cầu, quan điểm, định hướng, nhiệm vụ, giải pháp phát triển chất lượng đội ngũ giảng viên, đáp ứng yêu cầu đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo trong thời kỳ mới…

Tổng kết Tọa đàm, PGS,TS. Lương Khắc Hiếu khẳng định, Tọa đàm thành công tốt đẹp. Các ý kiến, kiến giải khoa học thể hiện trí tuệ, sự tâm huyết và trách nhiệm cao của các cựu giáo chức Học viện Báo chí và Tuyên truyền, góp phần vào việc tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW và xác định phương hướng, quan điểm, giải pháp tiếp tục đổi mới giáo dục và đào tạo trong thời kỳ mới./.
Nguồn: Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Bài liên quan
- Hội thảo khoa học: “Cơ hội việc làm của sinh viên các trường đại học trong thời đại số”
- Hội thảo khoa học quốc gia “Đảng Cộng sản Việt Nam – 95 năm kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc”
- Học viện Báo chí và Tuyên truyền hoàn thành Xuất sắc đề tài nghiên cứu cấp Quốc gia
- Vai trò của trí tuệ nhân tạo trong hỗ trợ sinh viên ngành khoa học xã hội và nhân văn nghiên cứu khoa học
- Các cơ quan báo Đảng tham gia hiệu quả hơn bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
Xem nhiều
-
1
Đại hội Chi bộ khoa Tuyên truyền nhiệm kỳ 2025-2027
-
2
Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức Hội nghị Tuyên dương điển hình tiên tiến lần thứ VI (2025-2030)
-
3
Quản lý thông tin về khoa học quân sự trên báo chí quân đội ở Việt Nam hiện nay - thực trạng và một số giải pháp tăng cường
-
4
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức sản xuất các chương trình thiện nguyện của kênh VTV1- Đài Truyền hình Việt Nam
-
5
Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về kinh tế của Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên hiện nay
-
6
Phát huy vai trò của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Tây Ninh trong tham gia xây dựng Đảng
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Bình đẳng giới trong các cơ quan báo chí và bài học kinh nghiệm
Báo chí đóng vai trò quan trọng trong việc định hình thái độ của xã hội đối với bình đẳng giới, bằng cách vừa làm nổi bật những vấn đề bất bình đẳng đang tồn tại trong xã hội, vừa thúc đẩy sự thay đổi những định kiến hiện có. Cộng đồng phát triển quốc tế đã nhấn mạnh vai trò của truyền thông như một công cụ quan trọng để thúc đẩy bình đẳng giới, cụ thể là Kế hoạch Hành động Bắc Kinh - bản kế hoạch toàn diện nhất nhằm thu hẹp khoảng cách giới trong lĩnh vực truyền thông - đã được 189 quốc gia, trong đó có Việt Nam, thông qua tại Hội nghị Thế giới lần thứ tư về Phụ nữ của Liên Hợp Quốc. Tuy nhiên, bất chấp những cam kết quốc tế này, việc thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực truyền thông vẫn diễn ra chậm chạp, mặc dù đã đạt được những những bước tiến mới, nhưng kết quả vẫn còn rời rạc. Để thúc đẩy vấn đề bình đẳng giới trong báo chí, bài viết này tác giả phân tích một số vấn đề về sự bất bình đẳng trong các cơ quan báo chí – truyền thông trên thế giới, đồng thời đưa ra một số bài học kinh nghiệm từ tổ chức báo chí lớn trên thế giới như The New York Times và Nation Media Group, các chính sách của các quốc gia như Anh, Argentina…Từ đó chỉ ra rằng để thúc đẩy bình đẳng giới trong báo chí, cần có sự hợp tác giữa các bên liên quan, bao gồm chính phủ, tổ chức phi chính phủ và các tổ chức báo chí.
Hội thảo khoa học: “Cơ hội việc làm của sinh viên các trường đại học trong thời đại số”
Hội thảo khoa học: “Cơ hội việc làm của sinh viên các trường đại học trong thời đại số”
Chiều 26/02/2025, tại Hội trường lớn, Học viện Báo chí và Tuyên truyền phối hợp với Học viện Hành chính và Quản trị công tổ chức Hội thảo khoa học sinh viên với chủ đề: “Cơ hội việc làm của sinh viên các trường đại học trong thời đại số”. Hội thảo thu hút sự quan tâm, tham dự của đông đảo các nhà khoa học, giảng viên và sinh viên đến từ nhiều trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Hội thảo khoa học quốc gia “Đảng Cộng sản Việt Nam – 95 năm kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc”
Hội thảo khoa học quốc gia “Đảng Cộng sản Việt Nam – 95 năm kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc”
Sáng ngày 22/01/2025, tại Hà Nội, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh phối hợp Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia “Đảng Cộng sản Việt Nam – 95 năm kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc” bằng hình thức trực tiếp và trực tuyến đến điểm cầu Học viện Chính trị khu vực II, III, IV và 63 trường chính trị tỉnh, thành phố trên cả nước.
Học viện Báo chí và Tuyên truyền hoàn thành Xuất sắc đề tài nghiên cứu cấp Quốc gia
Học viện Báo chí và Tuyên truyền hoàn thành Xuất sắc đề tài nghiên cứu cấp Quốc gia
Đề tài "Vấn đề an ninh phi truyền thống: Trọng tâm là an ninh mạng trong nền an ninh quốc gia" (mã số KX.04.32/21-25) do PGS, TS. Nguyễn Thị Trường Giang chủ nhiệm đã được Hội đồng Khoa học và Công nghệ cấp Quốc gia đánh giá Xuất sắc. Là một trong 6 đề tài đầu tiên bảo vệ cấp quốc gia thuộc chương trình KX.04/21-25, với sự tham gia phối hợp của 8 đơn vị chuyên môn hàng đầu, đề tài đã đạt được nhiều thành tựu vượt trội về số lượng công bố khoa học, đào tạo nguồn nhân lực, đồng thời, đề xuất được nhiều giải pháp thiết thực cho công tác bảo đảm an ninh mạng quốc gia trong bối cảnh chuyển đổi số.
Vai trò của trí tuệ nhân tạo trong hỗ trợ sinh viên ngành khoa học xã hội và nhân văn nghiên cứu khoa học
Vai trò của trí tuệ nhân tạo trong hỗ trợ sinh viên ngành khoa học xã hội và nhân văn nghiên cứu khoa học
Trí tuệ nhân tạo (AI) đang ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực đời sống, đặc biệt là trong nghiên cứu khoa học. Với sinh viên - đối tượng bước đầu tham gia vào nghiên cứu - việc định hướng, hỗ trợ từ AI đã và đang đóng vai trò ngày càng quan trọng, đặc biệt là với sinh viên ngành khoa học xã hội và nhân văn (KHXH & NV) ở Việt Nam hiện nay. Thông qua việc phân tích vai trò của AI phục vụ nhiệm vụ nghiên cứu của sinh viên, bài viết gợi mở, định hướng cách thức sử dụng AI một cách hiệu quả, giúp sinh viên tăng cường kỹ năng, công nghệ, từng bước hoàn thiện phương pháp nghiên cứu khoa học, phục vụ tốt cho nhiệm vụ học tập, nghiên cứu của bản thân.
Bình luận