Từ khoá : Triết học

2 bài viết

Mâu thuẫn trong nhận thức - cách đặt vấn đề của các nhà triết học cổ đại

Mâu thuẫn trong nhận thức - cách đặt vấn đề của các nhà triết học cổ đại

Một trong những quy luật cơ bản của phép biện chứng chi phối giới tự nhiên, xã hội và tư duy con người là quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập, còn gọi là quy luật mâu thuẫn. Theo đó, động lực của sự phát triển nằm ở sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập trong các sự vật, hiện tượng. Mâu thuẫn trong nhận thức thể hiện sự chi phối của quy luật mâu thuẫn trong nhận thức con người. Đặt ra và tìm cách giải quyết những mâu thuẫn này chính là nỗ lực của các nhà triết học, nhà khoa học nhằm lý giải biện chứng của quá trình nhận thức thế giới khách quan. Ngay từ thời cổ đại, các nhà triết học ở cả phương Đông và phương Tây đã có cách đặt vấn đề rất độc đáo và sâu sắc về mâu thuẫn trong nhận thức. Nhiều luận điểm của họ cho tới hơn 2000 năm sau vẫn còn ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của triết học và khoa học hiện đại.

Giáo dục đạo đức học Mác - Lênin với việc xây dựng đạo đức mới cho sinh viên Việt Nam

Giáo dục đạo đức học Mác - Lênin với việc xây dựng đạo đức mới cho sinh viên Việt Nam

Giáo dục đạo đức cho sinh viên là một trong bốn nhiệm vụ trọng yếu của nền giáo dục đại học nước ta hiện nay. Nó không chỉ trực tiếp làm hình thành đạo đức sinh viên, mà hơn hết là tạo ra cơ sở tâm lý tích cực cho sự phát triển nhân cách sinh viên. Bởi vì, giá trị đạo đức là một trong những yếu tố cấu thành quan trọng tạo nên “diện mạo của một thời đại, một xã hội, một dân tộc, một nền văn hoá và  nhân cách con người”(1). Đặc biệt, trong điều kiện mở cửa, hội nhập kinh tế và giao lưu văn hoá hiện nay, con người phát triển về đạo đức đồng thời phải là những con người có ý chí vươn lên, sáng tạo, cầu thị để ngày càng làm chủ bản thân và xã hội.