Giáo dục đạo đức học Mác - Lênin với việc xây dựng đạo đức mới cho sinh viên Việt Nam
Giáo dục đạo đức cho sinh viên là một trong bốn nhiệm vụ trọng yếu của nền giáo dục đại học nước ta hiện nay. Nó không chỉ trực tiếp làm hình thành đạo đức sinh viên, mà hơn hết là tạo ra cơ sở tâm lý tích cực cho sự phát triển nhân cách sinh viên. Bởi vì, giá trị đạo đức là một trong những yếu tố cấu thành quan trọng tạo nên “diện mạo của một thời đại, một xã hội, một dân tộc, một nền văn hoá và nhân cách con người”(1). Đặc biệt, trong điều kiện mở cửa, hội nhập kinh tế và giao lưu văn hoá hiện nay, con người phát triển về đạo đức đồng thời phải là những con người có ý chí vươn lên, sáng tạo, cầu thị để ngày càng làm chủ bản thân và xã hội.
Trên thực tế hiện nay, theo các tác giả đề tài cấp Nhà nước KHXH - 04 khi nghiên cứu thực trạng đạo đức sinh viên được đo cụ thể bằng 8 chỉ số: Kính trọng, biết ơn; Tôn trọng nội quy, pháp luật; Trung thực, thẳng thắn, trọng lẽ phải; Có tinh thần trách nhiệm; Nhân ái, tình nghĩa; Giữ chữ tín; Yêu lao động; Bảo vệ môi sinh thì có khoảng từ 19 - 21% sinh viên được hỏi có quan điểm, thái độ, hành vi đạo đức phù hợp cao với chuẩn mực đạo đức mong đợi, 17 - 19% có những thiếu hụt rõ ràng về nhận thức, niềm tin và hành vi đạo đức. Số đông còn lại 60 - 62% là những người bình thường, thiếu hụt ở chỉ số này nhưng không thiếu hụt ở chỉ số khác. Hiện tượng sinh viên vi phạm luật pháp, nội quy trường học, sa đà vào các tệ nạn xã hội như ma tuý, mại dâm, thậm chí cả mại dâm nam không còn là điều hiếm hoi. Đặc biệt, có đến 45,4% đến 59,4% số sinh viên được hỏi không dằn vặt, ân hận khi bản thân làm sai luật pháp một cách không chủ định và không ai biết; 75% sinh viên làm ngơ khi thấy người khác làm sai luật pháp… Hoặc có đến 47,8% sinh viên tự nhận thấy mình chưa tự giác và cố gắng học tập trong học kỳ vừa qua… (2).
Như vậy, bên cạnh những giá trị đạo đức truyền thống cốt lõi, nhân bản được sinh viên coi trọng, cần thiết phải tìm ra các loại hình giáo dục đạo đức cụ thể để trang bị phần thiếu hụt trong đa số sinh viên để đạt mục tiêu xây dựng những thế hệ sinh viên hội đủ đức - tài. Bởi trong cấu trúc nhân cách thì “đức” được coi là “cái gốc”, là “hạt nhân” của nhân cách. Theo G.Banđzelaze thì: “đạo đức là nội dung cốt yếu của tính cách con người”(3).
Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội nên một mặt được hình thành từ chính cuộc sống hàng ngày của mỗi con người, mặt khác, quan trọng hơn đạo đức được hình thành và phát triển chủ yếu bằng con đường giáo dục. Đặc biệt với sinh viên, trên cơ sở những tố chất đạo đức đã được hình thành ở tuổi vị thành niên, bước vào môi trường đại học, đạo đức sinh viên phát triển những nét mới, những tố chất đạo đức mới khác biệt so với trước. Đây chính là quá trình phủ định biện chứng, cái mới ra đời trên cơ sở cái cũ và cái mới ấy cũng là kết quả tác động của hoàn cảnh mới. Sự định hướng giá trị trong mỗi sinh viên không phải là một hằng số bất biến, mà nó biến đổi theo từng thời gian khi điều kiện sống, điều kiện môi trường – xã hội thay đổi. Căn cứ vào đặc điểm này trong quá trình hình thành và phát triển đạo đức của sinh viên, chúng ta hoàn toàn có thể thông qua giáo dục và bằng giáo dục để xây dựng những giá trị đạo đức tốt đẹp cho mỗi sinh viên. Đây chính là quá trình chuyển văn hoá đạo đức xã hội thành văn hoá đạo đức cá nhân. Trong đó, giáo dục đạo đức học Mác - Lê nin trong các trường đại học là một yếu tố quan trọng góp phần hình thành và phát triển đạo đức mới cho mỗi sinh viên.
Có thể khái quát đạo đức cá nhân bao gồm ý thức đạo đức và năng lực đạo đức. Trong đó, ý thức đạo đức là một thể thống nhất giữa các yếu tố: lý tưởng đạo đức, tri thức đạo đức, niềm tin đạo đức, nhu cầu đạo đức và tình cảm đạo đức. Năng lực đạo đức bao gồm các năng lực nhận thức, năng lực đánh giá và năng lực thực hiện những hành vi đạo đức của mỗi chủ thể đạo đức trong thực tiễn. Sự phân chia này cũng chỉ mang tính chất tương đối bởi khi chủ thể đạo đức nhận thức, đánh giá các hiện tượng đạo đức trong thực tiễn hay thực hiện hành vi đạo đức của mình thì không chỉ đơn thuần là thể hiện năng lực đạo đức mà còn là thước đo sự phát triển của ý thức đạo đức của chủ thể ấy. Trong cấu trúc đạo đức cá nhân thì tri thức đạo đức và các quan điểm đạo đức là cơ sở lý tính quan trọng để chủ thể đạo đức lựa chọn và tiếp nhận những chuẩn mực đạo đức, những nguyên tắc đạo đức tốt đẹp, trong sáng. Đối với mỗi người nói chung và sinh viên nói riêng, những tri thức và quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về đạo đức chính là cơ sở lý tính cho việc xây dựng các giá trị đạo đức mới trên cơ sở kế thừa các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc. Làm được điều này bởi các lý do sau:
Thứ nhất, Đạo đức học Mác - Lênin chỉ ra nguồn gốc, bản chất và những quy luật đạo đức giúp cho mỗi người học hiểu rõ quy luật: mỗi thời đại, mỗi xã hội, mỗi giai cấp đều có những chuẩn mực, nguyên tắc và lý tưởng đạo đức đặc thù của nó. Bởi vì, “con người dù tự giác hay không tự giác, rút cuộc đều rút những quan niệm đạo đức của mình từ những quan hệ thực tiễn đang làm cơ sở cho vị trí giai cấp của mình, tức là từ những quan hệ kinh tế trong đó người ta sản xuất và trao đổi… Xét đến cùng, mọi học thuyết đạo đức đã có từ trước đến nay đều là sản phẩm của tình hình kinh tế xã hội lúc bấy giờ”(4).
Theo các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác thì đạo đức luôn luôn thay đổi theo sự thay đổi tồn tại xã hội hay nói cách khác, đạo đức về bản chất là một hình thái ý thức xã hội, cũng như các hình thái ý thức xã hội khác, đạo đức có nguồn gốc từ chính tồn tại xã hội của con người và bị qui định bởi tồn tại xã hội. Do đó, các ông khẳng định không có một thứ đạo đức xã hội tồn tại vĩnh viễn. Vì vậy, khi nhận thức, đánh giá một giá trị đạo đức, một hiện tượng đạo đức nào đó chúng ta không chỉ dừng lại ở nội dung khái niệm, câu chữ, ở những thể hiện bề ngoài mà phải tìm hiểu nguồn gốc kinh tế - xã hội đã sản sinh ra nó. Ăngghen đã khẳng định sự đối lập, sự vận động trong lĩnh vực đạo đức là một lĩnh vực thuộc về lịch sử loài người và “chính trong lĩnh vực này, những chân lý tuyệt đỉnh cuối cùng hiếm có hơn bao giờ hết. Từ dân tộc này sang dân tộc khác, những quan niệm về thiện và ác đã biến đổi nhiều đến mức chúng thường trái ngược hẳn nhau”(5). Cùng với sự phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội trong lịch sử là sự thay đổi các hình thái đạo đức xã hội từ đạo đức nguyên thuỷ, đạo đức chiếm hữu nô lệ, đạo đức phong kiến, đạo đức tư sản và hiện nay là đạo đức vô sản. Các tri thức đạo đức trên giúp người học nhận thức rõ sự vận động của các nền đạo đức xã hội, vạch ra tính tất yếu của sự hình thành và phát triển của nền đạo đức xã hội chủ nghĩa. Đây là tiền đề để mỗi sinh viên vững tin vào tính nhân đaọ của nền đạo đức xã hội chủ nghĩa và sự thắng lợi của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội hiện nay. Niềm tin, tình cảm đạo đức của sinh viên được hình thành trên nền tảng vững chắc của hệ thống tri thức đạo đức học Mác - Lênin và hiện thực đạo đức đang diễn ra trong xã hội làm cho họ tự nguyện tham gia tích cực vào các hoạt động đạo đức, các hoạt động xã hội.
Thứ hai, đạo đức học Mác - Lênin luận chứng một cách khoa học cho những nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức và lý tưởng đạo đức cộng sản chủ nghĩa. Hình thái đạo đức xã hội này được hình thành và phát triển trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội. Nó là sự kết tinh những giá trị đạo đức tốt đẹp của dân tộc và những giá trị đạo đức mới cho phù hợp với xu thế phát triển của thời đại.Tri thức đạo đức chính là kết quả của sự nhận thức đạo đức, là sự phản ánh đời sống đạo đức của xã hội. Nhờ những tri thức đạo đức đã được trang bị, sinh viên có cơ sở khoa học để tự khẳng định đâu là những giá trị đạo đức chân thực và giả hiệu. Điều này có một vai trò quan trọng trong điều kiện phát triển cơ chế thị trường, giao lưu hội nhập văn hoá đang tồn tại rất nhiều các nhân tố ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách của sinh viên, có như vậy, giáo dục đạo đức học Mác - Lênin mới làm tròn nhiệm vụ “dạy người” của mình. Đúng như lời của nhà triết học cổ Hy Lạp Arixtôt đã nói: chúng ta bàn về đạo đức không phải để biết đức hạnh là gì mà quan trọng là để trở thành con người đức hạnh. Đồng thời, với những tri thức đạo đức được trang bị, sinh viên ý thức được đầy đủ chiều sâu và những yêu cầu của chuẩn mực và nguyên tắc đạo đức xã hội đối với bản thân. Hơn ai hết, họ là lớp người biết phát triển và mở rộng nhu cầu thực hiện hành vi đạo đức của mình từ những điều thiện tưởng chừng giản đơn hàng ngày là giúp đỡ con người đến những điều thiện mang giá trị phổ quát là: Cần học tập nắm vững khoa học - công nghệ để góp phần nhỏ bé của mình vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
Thứ ba, cùng với việc luận chứng những giá trị tốt đẹp của nền đạo đức xã hội chủ nghĩa, Đạo đức học Mác - Lênin giúp sinh viên thấy rõ xu hướng phát triển tất yếu của hiện thực đạo đức trong tương lai để họ có đích vươn tới. Trong điều kiện xã hội hiện nay, lý tưởng đạo đức cộng sản là lý tưởng đạo đức cao đẹp nhất, định hướng cho mỗi hành động của xã hội, con người nói chung và mỗi sinh viên nói riêng. Trong mỗi bước đi, mỗi hành động, mỗi nhiệm vụ cụ thể của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam chúng ta đều có được một định hướng, một động lực tinh thần và một chân giá trị tốt đẹp soi đường, đó chính là: Lý tưởng cộng sản. Nhờ việc giáo dục lý luận Mác - Lênin nói chung và Đạo đức học Mác - Lênin nói riêng mà mỗi sinh viên đều có thể hình dung ra xu hướng phát triển của một nền đạo đức trong tương lai với mục tiêu là xây dựng cho mình một lý tưởng đạo đức cộng sản. Chủ thể của nền đạo đức mới được xây dựng từ những con người hội đủ các phẩm chất sau:
“- Có tinh thần yêu nước, tự cường dân tộc, phấn đấu vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có ý chí vươn lên đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu, đoàn kết với nhân dân thế giới trong sự nghiệp đấu tranh vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
- Có ý thức tập thể, đoàn kết, phấn đấu vì lợi ích chung.
- Có lối sống lành mạnh, nếp sống văn minh, cần kiệm, trung thực, nhân nghĩa, tôn trọng kỷ cương phép nước, qui ước của cộng đồng; có ý thức bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái.
- Lao động chăm chỉ với lương tâm nghề nghiệp, có kỹ thuật, sáng tạo, năng suất cao, vì lợi ích của bản thân, gia đình, tập thể và xã hội.
- Thường xuyên học tập nâng cao hiểu biết về trình độ chuyên môn, trình độ thẩm mỹ và thể lực(5).
Thứ tư, giáo dục Đạo đức học Mác - Lênin góp phần quan trọng truyền lại những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc cho những thế hệ sinh viên qua các phạm trù đạo đức cơ bản của môn học như: Phạm trù lẽ sống; Hạnh phúc; Nghĩa vụ đạo đức; Lương tâm; Thiện và ác... Đồng thời chỉ ra những nguyên tắc cơ bản của đạo đức mới như chủ nghĩa tập thể là cơ sở của đạo đức mới. Lao động tự giác, sáng tạo là cội nguồn của đạo đức mới. Đạo đức mới được xây dựng trên cơ sở kết hợp hài hòa giữa chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa quốc tế vô sản... Đây chính là những chuẩn mực đạo đức khuyến khích, định hướng và căn bản của nền đạo đức mà chúng ta vươn tới: Đạo đức cộng sản(6).
Thực tiễn đã chứng minh rằng, tài năng của con người muốn phát triển được cần phải dựa vững chắc trên sự phát triển các phẩm chất đạo đức. Sinh viên cũng vậy, khi xây dựng được các phẩm chất đạo đức trong sáng, họ sẽ là những người cần cù trong học tập, sáng tạo trong công việc, nhiệt tình trong các hoạt động xã hội và xứng đáng là những người chủ tương lai của đất nước./.
_______________________________
(1) PGS, TS Đặng Hữu Toàn (2002), “Chủ nghĩa Mác - Lê nin và công cuộc đổi mới ở Việt Nam”, Nxb.CTQG, Hà Nội, tr. 473.
(2) Phạm Minh Hạc - Nguyễn Khoa Điềm (chủ biên) (2003), Về phát triển văn hoá và xây dựng con người thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Nxb. CTQG, Hà Nội, tr. 294 - tr.300.
(3) G. Banđzelaze (1985), Đạo đức học, T.1, Nxb. Giáo dục, tr. 48.
(4) C.Mác và Ph.Ăng ghen toàn tập (1994), T.20, Nxb. CTQG, Hà Nội, tr. 136 - tr.137.
(5) Văn kiện HNTW5 khoá VIII tr. 59
(6) Học viện Chính trị quốc gia HCM, Giáo trình Đạo đức học, Nxb. CTQG, tr.93 - tr.166.
Nguồn: Bài đăng trên Tạp chí Báo chí và Tuyên truyền số 3 (tháng 5+6).2005
Bài liên quan
- Quản trị nhà nước tốt gắn liền với thể chế dân chủ ổn định và phát triển
- Chuẩn hóa đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã đáp ứng yêu cầu phát triển của tỉnh Tuyên Quang hiện nay
- Quản trị khủng hoảng truyền thông của các doanh nghiệp tổ chức sự kiện ở Việt Nam hiện nay
- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh ở Đồng bằng sông Cửu Long tham gia xây dựng chính quyền cùng cấp hiện nay
- Đổi mới phương pháp dạy và học các môn lý luận chính trị ở các trường đại học tại Việt Nam hiện nay
Xem nhiều
-
1
Mạch Nguồn số 66: LỜI HIỆU TRIỆU MÙA XUÂN
-
2
Mạch Nguồn số 68: LAN TỎA PHONG TRÀO THI ĐUA YÊU NƯỚC TẠI HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
-
3
Mạch Nguồn số 65: NHÌN LẠI 2024 "CHUYỆN LÀNG, CHUYỆN NƯỚC"
-
4
Quản trị khủng hoảng truyền thông của các doanh nghiệp tổ chức sự kiện ở Việt Nam hiện nay
-
5
[Video] Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: “Động lực mới cho phát triển kinh tế”
-
6
Đổi mới phương pháp dạy và học các môn lý luận chính trị ở các trường đại học tại Việt Nam hiện nay
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Mạch Nguồn số 69: ĐẢNG VIÊN TRẺ VỚI KHÁT VỌNG BƯỚC VÀO KỶ NGUYÊN MỚI
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua”. Lấy câu nói của Bác làm kim chỉ nam, Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổng kết phong trào thi đua và công tác khen thưởng giai đoạn 2020-2025, tuyên dương những tập thể, cá nhân xuất sắc đóng góp vào thành công của Học viện nói riêng và sự nghiệp phát triển của đất nước nói chung. Giai đoạn 2020-2025 là chặng đường đầy thử thách với những biến động sâu rộng trong bối cảnh trong nước và quốc tế, song với tinh thần “Đoàn kết - Kỷ cương - Gương mẫu - Sáng tạo - Hiệu quả”, Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học, khẳng định vai trò tiên phong trong lĩnh vực báo chí, truyền thông và lý luận chính trị. Ở giai đoạn tới, Học viện sẽ tiếp tục khẳng định vị thế và thực hiện những bước phát triển tiếp theo một cách tự tin, vững chắc trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông trân trọng giới thiệu Mạch Nguồn số 68 với chủ đề "Lan tỏa phong trào thi đua yêu nước tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền".
Quản trị nhà nước tốt gắn liền với thể chế dân chủ ổn định và phát triển
Quản trị nhà nước tốt gắn liền với thể chế dân chủ ổn định và phát triển
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và chuyển đổi số, các quốc gia ngày càng nhận thức rõ rằng hiệu quả quản trị nhà nước không chỉ là vấn đề kỹ thuật, mà còn là kết quả của một thể chế chính trị phù hợp. Trong đó, thể chế dân chủ với các nguyên tắc minh bạch, trách nhiệm giải trình và sự tham gia của người dân được xem là nền tảng quan trọng để xây dựng một nhà nước hiện đại, pháp quyền và phát triển bền vững.
Chuẩn hóa đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã đáp ứng yêu cầu phát triển của tỉnh Tuyên Quang hiện nay
Chuẩn hóa đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã đáp ứng yêu cầu phát triển của tỉnh Tuyên Quang hiện nay
Trong bối cảnh tỉnh Tuyên Quang đang tích cực thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới, nâng cao và đẩy mạnh cải cách hành chính, yêu cầu đặt ra là phải có một đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã thực sự vững vàng về chính trị, giỏi về chuyên môn, đáp ứng tốt nhiệm vụ trong tình hình mới. Tuy nhiên, thực tế hiện nay vẫn còn những hạn chế nhất định về chất lượng, cơ cấu, trình độ và năng lực điều hành của cán bộ chủ chốt ở cấp xã, ảnh hưởng đến hiệu quả công việc và lòng tin của nhân dân. Việc nghiên cứu, đánh giá và đề xuất giải pháp chuẩn hóa đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã là yêu cầu cấp thiết nhằm góp phần nâng cao chất lượng hệ thống chính trị cơ sở và đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của tỉnh trong giai đoạn tới.
Quản trị khủng hoảng truyền thông của các doanh nghiệp tổ chức sự kiện ở Việt Nam hiện nay
Quản trị khủng hoảng truyền thông của các doanh nghiệp tổ chức sự kiện ở Việt Nam hiện nay
Trong bối cảnh truyền thông số và mạng xã hội phát triển mạnh mẽ, vai trò của truyền thông trong việc kiến tạo, duy trì và bảo vệ hình ảnh công chúng của doanh nghiệp ngày càng trở nên trọng yếu. Đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tổ chức sự kiện – một lĩnh vực đặc thù, nơi giá trị thương hiệu gắn liền với tính chuyên nghiệp, uy tín tổ chức và trải nghiệm truyền thông trực tiếp của công chúng – thì công tác quản trị khủng hoảng truyền thông không chỉ là yêu cầu tất yếu mà còn là yếu tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển bền vững. Thực tiễn truyền thông tại Việt Nam cho thấy, không ít sự kiện, lễ hội hay chương trình giải trí quy mô lớn từng vướng vào các khủng hoảng truyền thông ở nhiều cấp độ, từ sai sót trong tổ chức đến các phản ứng tiêu cực trên không gian mạng, gây tổn hại nghiêm trọng đến hình ảnh thương hiệu và mức độ tín nhiệm từ phía công chúng. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn và tính cấp thiết nêu trên, bài viết tập trung phân tích hiện trạng công tác quản trị khủng hoảng truyền thông trong các doanh nghiệp tổ chức sự kiện tại Việt Nam hiện nay, nhận diện các nguyên nhân chủ yếu dẫn đến khủng hoảng, đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực truyền thông ứng phó và bảo vệ hình ảnh doanh nghiệp trong môi trường truyền thông số nhiều biến động.
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh ở Đồng bằng sông Cửu Long tham gia xây dựng chính quyền cùng cấp hiện nay
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh ở Đồng bằng sông Cửu Long tham gia xây dựng chính quyền cùng cấp hiện nay
Thời gian qua, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh ở Đồng bằng sông Cửu Long đã tích cực thực hiện chức năng tham gia công tác xây dựng chính quyền cùng cấp, góp phần thực hiện hiệu quả nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh, quốc phòng và sự phát triển của các tỉnh, thành phố trong vùng. Bài viết bàn về một số vấn đề lý luận về Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh ở Đồng bằng sông Cửu Long tham gia xây dựng chính quyền cùng cấp hiện nay về nguyên tắc, nội dung, phương thức; từ đó, chỉ rõ vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh ở Đồng bằng sông Cửu Long tham gia xây dựng chính quyền cùng cấp.
Bình luận