Xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam trong sạch, vững mạnh theo Di chúc Chủ tịch Hồ Chí Minh
Nhân kỷ niệm 131 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, chúng ta cùng hướng về bản Di chúc thiêng liêng để tiếp tục phấn đấu và thực hiện tốt những điều căn dặn của Người. Bản Di chúc, theo Bác đây chỉ là mấy lời căn dặn trước lúc “đi xa”, với khoảng hơn 1000 chữ, nhưng lại là một văn kiện lịch sử có ý nghĩa to lớn đối với các thế hệ Việt Nam không chỉ hôm nay và mai sau. Đây được coi là quốc bảo, là tài sản tinh thần vô giá của Đảng và nhân dân Việt Nam, bởi Di chúc của Người là những mệnh lệnh của người chỉ huy, là những hoạch định của người lãnh đạo cho tương lai đất nước, là những tâm tình của người đồng chí – người đảng viên chân chính, vĩ đại của Đảng ta.
Bác bắt đầu viết di chúc từ năm 1965 nhân dịp sinh nhật lần thứ 75 của mình khi “tinh thần vẫn sáng suốt, thân thể vẫn mạnh khỏe”(1) nhưng Bác vẫn lường trước “Ai đoán biết tôi sẽ sống và phục vụ Tổ quốc, phục vụ cách mạng mấy năm, mấy tháng nữa?”(2). Điều đó cho thấy tinh thần chủ động, lạc quan của Người không màng gì đến sự sống chết. Các năm tiếp theo, mỗi khi đến dịp sinh nhật dù cho có bận đến đâu, sức khỏe không tốt nhưng Bác đều chọn thời điểm trí tuệ con người minh mẫn nhất (từ 9 đến 10 giờ sáng) để chỉnh sửa, bổ sung Di chúc. Lần cuối Bác viết Di chúc và xem lại toàn bộ các bản đã viết (từ ngày 11 đến ngày 19/5/1969, khi đó Bác tròn 79 tuổi). Thời điểm này, sức khỏe của Bác càng lúc càng rất yếu nhưng tình hình cách mạng của đất nước còn muôn vàn khó khăn, gian khổ.
Nhìn tổng thể các bản Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, chúng ta thấy đây là một công trình vĩ đại, là những lời căn dặn hết sức quan trọng, làm kim chỉ nam cho công tác xây dựng chỉnh đốn Đảng, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh. Những tư tưởng cốt lõi trong Di chúc của Người tập trung ở các nội dung: công tác xây dựng Đảng, bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau, việc chăm lo cho đời sống nhân dân, niềm tin tất thắng vào cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước để thực hiện kế hoạch xây dựng chủ nghĩa xã hội khi cả nước thống nhất, những trăn trở về phong trào cộng sản quốc tế và chỉ có một phần nhỏ trong Di chúc nói về việc riêng nhưng rốt cục lại nói về việc chung với niềm nuối tiếc vô hạn là không được phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân lâu hơn nữa. Và điều mong muốn cuối cùng của Người trước lúc đi xa là: “Toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới”(3).
Để thực hiện được mong mỏi cuối cùng đó và cũng là sự quan tâm lớn nhất của Hồ Chí Minh trước lúc “đi xa” chính là việc chăm lo, xây dựng, chỉnh đốn và đổi mới Đảng là công việc thường xuyên, liên tục của Đảng. Bởi vì, trong suốt quá trình hoạt động cách mạng của mình, Hồ Chí Minh hơn ai hết là người hiểu thấu vai trò quyết định hàng đầu của Đảng Cộng sản Việt Nam trong lãnh đạo sự nghiệp cách mạng. Cho nên, trong Di chúc người viết: “Trước hết nói về Đảng - Nhờ đoàn kết chặt chẽ, một lòng một dạ phục vụ giai cấp, phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc, cho nên từ ngày thành lập đến nay, Đảng ta đã đoàn kết, tổ chức và lãnh đạo nhân dân ta hăng hái đấu tranh tiến từ thắng lợi này đến thắng lợi khác”(4). Như vậy, theo Người thì sự lãnh đạo của Đảng có vai trò quyết định đến mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam từ khi Đảng ra đời. Và để Đảng có được sức mạnh to lớn như vậy là do sự đoàn kết chặt chẽ và hết lòng, hết sức phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Chính vì đoàn kết có vai trò quan trọng như vậy nên Bác đã viết trong Di chúc:“Các đồng chí từ Trung ương đến các chi bộ cần phải giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình”(5).
Bên cạnh việc nhấn mạnh vai trò của đoàn kết trong Đảng thì Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh còn nhấn mạnh đến cách thức để củng cố và phát triển sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng đó là “phải thực hành dân chủ rộng rãi, thường xuyên và nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình”(6). Có thể thấy đây là hai yếu tố rất quan trọng để xây dựng sự đoàn kết thống nhất trong mọi tổ chức đảng và đòi hỏi Đảng ta phải tiếp tục thực hiện trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay. Trong đó, thực hiện dân chủ rộng rãi sẽ là chìa khóa giúp Đảng ta giải quyết mọi khó khăn, vướng mắc, từ đó đề ra được những giải pháp phù hợp cho sự nghiệp cách mạng đi đến thành công; còn thực hiện tự phê bình và phê bình là quy luật phát triển của Đảng giúp cho Đảng phát huy những ưu điểm, khắc phục những khuyết điểm để Đảng ngày càng trong sạch, vững mạnh hơn.
Chủ tịch Hồ Chí Minh dành sự quan tâm nhất tới công tác xây dựng Đảng xuất phát từ lý do“Đảng ta là một đảng cầm quyền”(7). Với vai trò là một đảng cầm quyền, là lực lượng duy nhất lãnh đạo nên Người mong muốn trong Di chúc: “Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là đầy tớ thật trung thành của nhân dân”(8). Đây là trách nhiệm rất nặng nề đặt lên vai toàn Đảng nói chung và mỗi đảng viên nói riêng. Chính vì vậy, bên cạnh lời căn dặn đối với Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn dặn dò đối với mỗi cán bộ, đảng viên phải phát huy trách nhiệm của mình trong công tác bằng cách: “Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư”(9). Do vậy, ở bất kỳ giai đoạn nào đòi hỏi mỗi cán bộ, đảng viên phải không ngừng tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức cách mạng. Đạo đức cách mạng chính là đạo đức của giai cấp vô sản nhằm tạo thành cái gốc của con người xã hội xã hội chủ nghĩa, tạo nền tảng xây dựng xã hội mới thành công. Trong hệ thống phẩm chất đạo đức cách mạng mới, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt nhấn mạnh đến bốn đức tính: cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư và coi đây là cái gốc của mỗi cán bộ, đảng viên. Bác đã lặp lại các từ “thật sự” để thấy rằng Bác rất mong mỏi cán bộ, đảng viên hãy tự nguyện, tự giác trong rèn luyện đạo đức cách mạng để tạo nên phẩm chất tự thân, thấm sâu vào tư tưởng và hành động mỗi cán bộ, đảng viên. Nhận thức được tầm quan trọng của việc rèn luyện đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên hơn 50 năm qua, Đảng ta luôn chú trọng đến việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người nhằm xây dựng Đảng ta ngày càng trong sạch, vững mạnh, để lãnh đạo cách mạng Việt Nam giành được nhiều thành tựu to lớn trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Nhằm tiếp tục thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong công tác xây dựng Đảng hiện nay, chúng ta cần phải làm tốt các giải pháp sau đây:
Thứ nhất, cấp ủy đảng các cấp cần tích cực tuyên truyền sâu rộng về nội dung, ý nghĩa của Di chúc và sự cần thiết phải học tập, vận dụng, thực hiện Di chúc trong công tác xây dựng Đảng trong mọi nhiệm vụ của cơ quan, đoàn thể và trong lời nói, hành động của mỗi cán bộ, đảng viên. Việc tuyên truyền muốn đạt được hiệu quả cần thực hiện bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng như: thông qua các buổi học tập chính trị, sinh hoạt đảng, các buổi hội thảo, tọa đàm, các cuộc triển lãm, hội thi kể chuyện, văn hóa văn nghệ... Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay, cần tăng cường tuyên truyền thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng, mạng xã hội. Bởi, đây là những hình thức tuyên truyền có hiệu quả cao.
Thứ hai, tăng cường sự đoàn kết thống nhất trong các tổ chức Đảng. Mỗi tổ chức Đảng là một viên gạch tạo nên nền móng, xây dựng cả hệ thống lãnh đạo vững chắc. Vì vậy, phải không ngừng tăng cường sự đoàn kết thống nhất ở các tổ chức Đảng để xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh. Muốn vậy, mỗi tổ chức Đảng phải thực hiện tốt hai nguyên tắc cơ bản nhất trong tổ chức và hoạt động của Đảng đó là: nguyên tắc tập trung dân chủ và nguyên tắc tự phê bình và phê bình. Trong đó cần chú ý, tập trung phải trên nền tảng dân chủ, dân chủ phải dưới sự chỉ đạo của tập trung; còn tự phê bình và phê bình phải dựa trên tình đồng chí, phải góp ý chân thành để cùng nhau tiến bộ. Và một giải pháp rất quan trọng để xây dựng được sự đoàn kết thống nhất trong trong các tổ chức Đảng đó là các cấp ủy phải luôn lắng nghe, thấu hiểu tâm tư, nguyện vọng của cán bộ, đảng viên và nhân dân nhằm giải quyết hài hòa lợi ích giữa các cá nhân với nhau cũng như lợi ích giữa cá nhân với tập thể. Khi lợi ích của mỗi cá nhân được giải quyết hài hòa với lợi ích của tập thể thì mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân sẽ sát cánh cùng với tập thể hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ chính trị được giao. Không những thế, các cấp ủy đảng cần lãnh đạo các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội phát động, tổ chức thực hiện tốt các hoạt động phong trào tập thể, giao lưu văn hóa, văn nghệ, thể thao... để tạo điều kiện cho đông đảo cán bộ, đảng viên, nhân dân tham gia. Thông qua các phong trào đó, mọi người sẽ hiểu và gắn bó, đoàn kết với nhau hơn.
Thứ ba, mỗi cán bộ, đảng viên cần tích cực học tập, tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Đặc biệt là phải tự giác, tích cực trong việc xây dựng, rèn luyện những phẩm chất đạo đức cách mạng mà Người đã chỉ ra trong Di chúc đó là “cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư”. Việc rèn luyện đạo đức cách mạng của mỗi cán bộ, đảng viên là một nhiệm vụ rất quan trọng để xây dựng Đảng ta thực sự trong sạch, vững mạnh. Bởi toàn Đảng chỉ mạnh khi mỗi đảng viên đều tốt và cái gốc của đảng viên tốt đó chính là có phẩm chất đạo đức tốt. Tuy nhiên, phẩm chất đạo đức tốt không phải ngẫu nhiên mà có, mà phải được rèn giũa, tu dưỡng hàng ngày, trong từng hành động, lời nói, công việc cụ thể của mỗi cán bộ, đảng viên.
Tóm lại, Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một di sản vô giá của dân tộc Việt Nam. Từng lời căn dặn trong Di chúc đều là sự kết tinh từ tinh hoa nhân loại, từ trí tuệ, đạo đức và tâm hồn cao đẹp của vị cha già kính yêu hết lòng vì dân, vì nước. Những giá trị lý luận và thực tiễn của Di chúc luôn soi sáng con đường cách mạng của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
_______________________________
(1), (2) Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, T.15, tr.612.
(3) Hồ Chí Minh, Toàn tập, Sđd, t.15, tr.623
(5), (6), (7), (8), (9) Hồ Chí Minh, Toàn tập, Sđd, t.15, tr.622
Bài liên quan
- Công tác dân tộc qua những bài học cụ thể của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ ngày đầu thành lập nước
- Từ tư tưởng của Hồ Chí Minh "Học không bao giờ cùng..." đến nhiệm vụ nghiên cứu, học tập của giảng viên giảng dạy lý luận chính trị hiện nay
- Thực hành dân chủ và nguyên tắc tập trung dân chủ trong Đảng theo Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Bước phát triển về chuẩn mực “Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”
- Tác phẩm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp cận từ góc độ học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
Xem nhiều
- 1 Video Tư liệu: Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông 30 năm xây dựng và phát triển
- 2 Sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo trong sản xuất chương trình truyền hình
- 3 Giữ gìn và bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc ít người, góp phần củng cố, phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc
- 4 Phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Bến Tre: Thực trạng và giải pháp
- 5 Sử dụng ChatGPT trong việc cải thiện kỹ năng viết cho sinh viên học tiếng Anh
- 6 Lễ kỷ niệm và Hội thảo khoa học “30 năm - Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông”
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Đặc điểm, nguyên tắc tổ chức sản xuất và sáng tạo nội dung truyền hình đa nền tảng trong bối cảnh chuyển đổi số hiện nay
Cuộc cách mạng 4.0 đang tạo ra sự thay đổi sâu rộng trong ngành truyền hình với sự xuất hiện của truyền hình đa nền tảng. Khác với truyền hình truyền thống, truyền hình đa nền tảng đã và đang định hình lại cách thức tổ chức sản xuất và sáng tạo nội dung thông qua các đặc trưng nổi bật như tính thời sự, khả năng lan truyền thông tin nhanh chóng, tính đa dạng và tương tác cao, quản lý và lưu trữ hiệu quả. Vận hành một mô hình sản xuất truyền hình đa nền tảng cần tuân thủ các nguyên tắc cơ bản, trong đó nhấn mạnh đến các nguyên tắc về thông tin chính xác, kết hợp sản xuất nội dung với công nghệ mới, phát triển đa dạng các nền tảng...
Công tác dân tộc qua những bài học cụ thể của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ ngày đầu thành lập nước
Công tác dân tộc qua những bài học cụ thể của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ ngày đầu thành lập nước
Ngay sau khi nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời vào ngày 2/9/1945, chính quyền cách mạng non trẻ của chúng ta đã phải đương đầu với nạn “thù trong, giặc ngoài”, ở cả 2 miền Nam, Bắc vấn đề về xung đột dân tộc trở thành tâm điểm có nguy cơ gây ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn vong của nhà nước cách mạng non trẻ. Với trí tuệ uyên bác, sự lãnh đạo thiên tài của Chủ tịch Hồ Chí Minh, các vấn đề tưởng chừng hết sức phức tạp ấy lại được Người khéo léo giải quyết thành công, đem lại bài học có giá trị cách mạng sâu sắc về công tác dân tộc cả trong quá khứ, hiện tại và tương lai.
Từ tư tưởng của Hồ Chí Minh "Học không bao giờ cùng..." đến nhiệm vụ nghiên cứu, học tập của giảng viên giảng dạy lý luận chính trị hiện nay
Từ tư tưởng của Hồ Chí Minh "Học không bao giờ cùng..." đến nhiệm vụ nghiên cứu, học tập của giảng viên giảng dạy lý luận chính trị hiện nay
Chủ tịch Hồ Chí Minh - lãnh tụ vĩ đại của Đảng và dân tộc Việt Nam, là anh hùng giải phóng dân tộc và nhà văn hóa kiệt xuất, Người đã để lại di sản quý báu về tư tưởng, đạo đức, phong cách cho Đảng và Nhân dân ta. Di sản Hồ Chí Minh bao quát rộng lớn các vấn đề của cách mạng Việt Nam, trong đó có tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục - đào tạo. Trong giới hạn của bài viết này, chúng tôi chỉ đề cập đến lời dạy của Người trong Thư gửi “Quân nhân học báo” tháng 4/1949: “Học không bao giờ cùng. Học mãi để tiến bộ mãi. Càng tiến bộ, càng thấy càng phải học thêm”(1) là vấn đề có ý nghĩa thời sự đối với việc nghiên cứu, học tập của cán bộ, đảng viên nói chung, giảng viên làm công tác giảng dạy lý luận chính trị nói riêng hiện nay.
Thực hành dân chủ và nguyên tắc tập trung dân chủ trong Đảng theo Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Thực hành dân chủ và nguyên tắc tập trung dân chủ trong Đảng theo Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một văn kiện lịch sử đặc biệt, có giá trị to lớn cả về lý luận và thực tiễn, hàm chứa nhiều nội dung sâu sắc về xây dựng Đảng cầm quyền, đặc biệt là vấn đề thực hành dân chủ và nguyên tắc tập trung dân chủ trong Đảng. Trải qua 55 năm, di huấn của Người về vấn đề này vẫn còn nguyên giá trị lịch sử và thời đại.
Bước phát triển về chuẩn mực “Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”
Bước phát triển về chuẩn mực “Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”
Suy ngẫm tư tưởng Hồ Chí Minh về “Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư” và nghiên cứu Điều 3 Quy định số 144 để thấy được bước phát triển của Đảng về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới.
Bình luận