Từ khoá : an ninh con người

2 bài viết

An ninh con người trong đại dịch Covid-19: Vấn đề đặt ra đối với Việt Nam

An ninh con người trong đại dịch Covid-19: Vấn đề đặt ra đối với Việt Nam

(LLCT&TT) An ninh con người và bảo đảm an ninh con người đang là mối quan tâm hàng đầu của nhiều quốc gia trên thế giới, Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế chung đó. Trong đại dịch Covid-19, mức độ rủi ro đe dọa an ninh con người ngày càng gia tăng và trở nên phức tạp hơn bởi những tác động khó kiểm soát của tình hình dịch bệnh. Mỗi quốc gia có cách thức ứng xử và giải quyết vấn đề an ninh con người nói chung, an ninh con người trong đại dịch Covid-19 nói riêng. Quan tâm đến nội hàm của vấn đề an ninh con người và những tác động của nó đến an ninh con người ở Việt Nam trong đại dịch Covid-19 là nội dung của bài viết.

An ninh con người

An ninh con người

An ninh con người (human security) là khái niệm xuất hiện trong giai đoạn có nhiều biến cố lớn của thế giới, Liên bang Xô viết sụp đổ, Chiến tranh lạnh kết thúc, trật tự thế giới đơn cực hình thành và sự xuất hiện những khuynh hướng mới trong việc xem xét và nghiên cứu khái niệm an ninh. Ngay từ đầu những năm 1990, các mối đe dọa đến với con người từ nhiều phía và rất đa dạng..., xung đột gia tăng đi cùng với xu thế toàn cầu hóa; các chủ thể phi nhà nước gây bất ổn an ninh cho các quốc gia và cộng đồng quốc tế..., khiến cho vai trò quốc gia, dân tộc, quyền lực, sức mạnh cứng, sức mạnh mềm, đối tượng, đối tác... đan xen và việc bảo đảm an ninh cũng được xem xét lại. Theo đó, lý thuyết về “an ninh lấy con người làm trung tâm”(1) đã xuất hiện và bắt đầu được quan tâm nghiên cứu ở nhiều quốc gia và các tổ chức quốc tế.