Bế giảng trực tuyến lớp Bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ công tác tuyên giáo năm 2021 (lớp 2)
Lớp Bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ công tác tuyên giáo cho chức danh Trưởng ban, Phó Trưởng ban Tuyên giáo cấp ủy cấp huyện và tương đương (lớp 2) năm 2021 có 44 học viên đến từ các tỉnh: Thái Nguyên, Bắc Giang, Hưng Yên, Hà Nam, Hải dương và Hải Phòng. Đa số các học viên là cán bộ đang giữ chức Trưởng ban, Phó trưởng ban Tuyên giáo huyện ủy và tương đương hoặc được quy hoạch các chức danh trên. Do tình hình dịch bệnh Covid -19 đang diễn biến phức tạp và nhiệm vụ những tháng cao điểm của công tác phòng, chống dịch Covid -19 năm nay, nên lớp học sẽ được bố trí học trực tuyến để đảm bảo an toàn và đúng tiến độ theo kế hoạch.

Sau 05 ngày học tập, các học viên đã được nghe các giảng viên trình bày 10 chuyên đề, trong đó gồm có: 02 chuyên đề giới thiệu những vấn đề lý luận và thực tiễn về công tác tư tưởng, tuyên giáo trong giai đoạn hiện nay; 05 chuyên đề đi sâu vào lĩnh vực cụ thể của công tác tuyên giáo; 03 chuyên đề giới thiệu một số kỹ năng thiết yếu như: tuyên truyền miệng; xử lý điểm nóng; phát ngôn, giao tiếp báo chí; đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch.
Kết thúc khóa học, 44 học viên của lớp đã hoàn thành tốt nội dung yêu cầu của chương trình bồi dưỡng và được nhận chứng chỉ của Học viện Báo chí và Tuyên truyền (đạt 100%).
Phát biểu bế giảng khóa học, thay mặt Đảng ủy, Ban Giám đốc Học viện, PGS, TS Nguyễn Thị Trường Giang đánh giá cao tinh thần học tập nghiêm túc, tuân thủ đúng quy định, nội quy và tích cực tham gia trao đổi, thảo luận của các học viên trong toàn khóa học. Chúc mừng các học viên đã hoàn thành tốt các nội dung của khóa học và được nhận Chứng chỉ do Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền cấp.
Phó Giám đốc Học viện PGS, TS Nguyễn Thị Trường Giang khẳng định, cập nhật kiến thức, nâng cao trình độ chuyên môn định kỳ, thường xuyên đối với đội ngũ cán bộ nói chung, cán bộ tuyên giáo nói riêng để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp cách mạng là nhiệm vụ và yêu cầu quan trọng hàng đầu trong tình hình cách mạng mới hiện nay. Đồng chí bày tỏ mong muốn: "Với những kiến thức học tập được tại lớp bồi dưỡng, các học viên sẽ tiếp tục cố gắng tự học, tu dưỡng, rèn luyện qua thực tiễn công tác để nâng cao hơn nữa phẩm chất, năng lực của mình, đáp ứng nhu cầu, nhiệm vụ ngành tuyên giáo và phù hợp với yêu cầu phong phú, đa dạng của từng địa phương, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước".

Đại diện học viên, đồng chí Lê Thanh Huyền, Lớp phó lớp Bồi dưỡng đã gửi lời cảm ơn đến Ban lãnh đạo và các giảng viên, báo cáo viên của Nhà trường. Đồng chí khẳng định, tham gia lớp bồi dưỡng, học viên đã được tiếp cận và biết thêm nhiều kiến thức thông qua các chuyên đề rất bổ ích và thiết thực. Qua từng chuyên đề, các thầy cô giáo không chỉ truyền cho học viên kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm về nghề nghiệp mà còn truyền cho người học niềm tin, tinh thần say mê, nhiệt huyết với công tác tuyên giáo của Đảng. Lớp học không chỉ mang lại sự hiểu biết về lý luận, củng cố về thế giới quan, phương pháp luận khoa học, lập trường tư tưởng mà còn bồi đắp tình cảm nghề nghiệp và sự hiểu biết thêm về Học viện Báo chí và Tuyên truyền - Cái nôi đào tạo cán bộ tuyên giáo của Đảng. Đồng chí Lê Thanh Huyền hứa sau khi trở về địa phương, sẽ vận dụng những kiến thức đã tiếp thu được để tham mưu, thực hiện tốt hơn công tác chuyên môn.
Nguồn: Cổng Thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Bài liên quan
- Lễ Khai giảng các lớp Cao học và Nghiên cứu sinh khóa 31 đợt 1 năm 2025
- Phiên họp lần thứ 35 của Hội đồng Kiểm định chất lượng giáo dục
- Nâng cao chất lượng giáo dục lý luận chính trị ở các trường đại học trong bối cảnh chuyển đổi số
- Truyền thông xây dựng thương hiệu chương trình liên kết đào tạo quốc tế tại Việt Nam
- NGÀY HỘI TƯ VẤN TUYỂN SINH - HƯỚNG NGHIỆP - VIỆC LÀM 2025: AJC OPEN DAY - JOB FAIR 2025
Xem nhiều
-
1
Video Đại hội đại biểu Đảng bộ Học viện Báo chí và Tuyên truyền lần thứ XII, nhiệm kỳ 2025-2030
-
2
[Video] Khai mạc Hội Báo toàn quốc 2025
-
3
Quan điểm của Hồ Chí Minh về phát triển kinh tế và nâng cao đời sống của nhân dân
-
4
Đồng chí GS,TS Nguyễn Xuân Thắng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng uỷ, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng lý luận Trung ương dự và phát biểu chỉ đạo tại Đại hội Đại biểu Đảng bộ Học viện Báo chí và Tuyên truyền lần thứ XII, nhiệm kỳ 2025 - 2030
-
5
Đại hội Đảng bộ Học viện Báo chí và Tuyên truyền lần thứ XII, nhiệm kỳ 2025-2030 thành công tốt đẹp
-
6
Hoạt động truyền thông của các câu lạc bộ tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền và Học viện Ngoại giao
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Thông điệp về thích ứng với biến đổi khí hậu trên báo mạng điện tử khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long năm 2024
Biến đổi khí hậu (BĐKH) đang tác động ngày càng sâu rộng đến đời sống kinh tế - xã hội ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), khu vực được xem là trọng điểm nông nghiệp và sinh kế của Việt Nam. Trong bối cảnh đó, truyền thông, đặc biệt là báo mạng điện tử (BMĐT) địa phương, đóng vai trò quan trọng trong việc truyền tải thông điệp và nâng cao nhận thức cộng đồng về thích ứng với biến đổi khí hậu. Nghiên cứu này sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng và công cụ thu thập dữ liệu tự động, với tổng cộng 561 bài viết được mã hóa, phân tích từ ba tờ BMĐT (Báo Hậu Giang, Báo Cà Mau và Báo Cần Thơ) trong năm 2024. Trên cơ sở đó, nghiên cứu đề xuất những khuyến nghị định hướng nâng cao chất lượng thông điệp về thích ứng với BĐKH tại ĐBSCL trong giai đoạn hiện nay
Lễ Khai giảng các lớp Cao học và Nghiên cứu sinh khóa 31 đợt 1 năm 2025
Lễ Khai giảng các lớp Cao học và Nghiên cứu sinh khóa 31 đợt 1 năm 2025
Sáng 28/6/2025, Học viện Báo chí và Tuyên truyền long trọng tổ chức Lễ Khai giảng các lớp Cao học và Nghiên cứu sinh khóa 31 đợt 1 năm 2025. Lễ Khai giảng diễn ra trực tiếp tại Hội trường C và trực tuyến trên phần mềm Microsoft Teams.
Phiên họp lần thứ 35 của Hội đồng Kiểm định chất lượng giáo dục
Phiên họp lần thứ 35 của Hội đồng Kiểm định chất lượng giáo dục
Ngày 24/6/2025, Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tổ chức Phiên họp lần thứ 35 Hội đồng Kiểm định chất lượng giáo dục để thẩm định kết quả đánh giá chất lượng giáo dục các chương trình đào tạo (CTĐT) và cơ sở giáo dục (CSGD) đã hoàn thành quy trình đánh giá ngoài. Các cơ sở giáo dục được Hội đồng tổ chức thẩm định kết quả đánh giá chất lượng tại Phiên họp gồm: Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Đại học Phenikaa. Phiên họp được tổ chức bằng hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến.
Nâng cao chất lượng giáo dục lý luận chính trị ở các trường đại học trong bối cảnh chuyển đổi số
Nâng cao chất lượng giáo dục lý luận chính trị ở các trường đại học trong bối cảnh chuyển đổi số
Chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ, đặt ra yêu cầu cấp thiết đối với việc nâng cao hiệu quả giảng dạy lý luận chính trị ở các trường đại học. Nội dung, phương pháp và hình thức dạy học cần được đổi mới để phát huy tư duy độc lập và khả năng vận dụng lý luận vào thực tiễn của sinh viên. Bài viết phân tích vai trò, cơ hội, thách thức và đề xuất các giải pháp trọng tâm để nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục trong bối cảnh chuyển đổi số.
Truyền thông xây dựng thương hiệu chương trình liên kết đào tạo quốc tế tại Việt Nam
Truyền thông xây dựng thương hiệu chương trình liên kết đào tạo quốc tế tại Việt Nam
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng, các trường đại học tại Việt Nam ngày càng mở rộng các chương trình liên kết đào tạo quốc tế nhằm đáp ứng nhu cầu giáo dục chất lượng cao và chuẩn quốc tế. Việc quảng bá các chương trình này không chỉ nhằm thu hút sinh viên mà còn nâng cao vị thế, thương hiệu của các trường đại học Việt Nam trên trường quốc tế. Tuy nhiên, nhiều thách thức vẫn tồn tại như: sự cạnh tranh khốc liệt từ các chương trình đào tạo quốc tế do các trường đại học nước ngoài trực tiếp tổ chức tại Việt Nam hoặc qua hình thức học trực tuyến; sự thiếu đồng bộ và chưa chuyên nghiệp trong hoạt động truyền thông của một số cơ sở giáo dục trong nước, hạn chế trong năng lực xây dựng và quản trị thương hiệu một cách bài bản, chiến lược. Trong bối cảnh đó, việc xây dựng và nâng cao hiệu quả của chiến lược quảng bá nói chung và hệ thống nhận diện thương hiệu nói riêng trở thành yêu cầu cấp thiết, đòi hỏi sự đầu tư nghiêm túc, đồng bộ và linh hoạt để các chương trình liên kết đào tạo quốc tế tại Việt Nam không chỉ duy trì mà còn phát triển bền vững và khẳng định vị thế trên thị trường toàn cầu.
Bình luận