Bệnh hình thức trong kiểm điểm, đánh giá cán bộ
Kiểm điểm, đánh giá thiếu nghiêm túc, không thực chất sẽ dẫn đến hậu quả là việc đánh giá, bình bầu, xếp loại cán bộ không chính xác. Từ đây sẽ dẫn tới nguy cơ sai lầm trong bố trí, sắp xếp, sử dụng cán bộ, triển khai các chính sách, đãi ngộ không phù hợp, tâm lý bất bình, mất động lực lao động, phấn đấu, cống hiến trong nội bộ đơn vị.
Nguy hại hơn, đánh giá cán bộ sai sẽ dễ dẫn đến nguy cơ thực hiện quy hoạch, đề bạt, bổ nhiệm thiếu chính xác, có thể để lọt những người không xứng đáng vào những vị trí lãnh đạo,... ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động, uy tín của tổ chức, cơ quan, đơn vị, thậm chí làm suy yếu tổ chức, đơn vị trong hệ thống chính trị, trong đó có những tác động tiêu cực, cản trở, ảnh hưởng tiến trình phát triển của đất nước.
Nhận thức rõ điều này, nhiều năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã có sự quan tâm và ban hành nhiều chủ trương, chính sách, chỉ thị, quy định, nghị định, hướng dẫn... nhằm chỉ đạo, nâng cao hiệu quả công tác kiểm điểm, đánh giá, xếp loại tập thể, cá nhân ở các cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính trị.
Năm 2018, Bộ Chính trị ban hành Quy định số 132-QĐ/TW về việc kiểm điểm và đánh giá, xếp loại chất lượng hằng năm đối với tập thể, cá nhân trong hệ thống chính trị. Sau 5 năm thực hiện Quy định số 132-QĐ/TW, công tác đánh giá, xếp loại tập thể, cá nhân cán bộ, công chức đã đạt được những kết quả tích cực, đáng ghi nhận, song có lúc, có nơi vẫn còn những yếu kém, khuyết điểm, chưa đạt hiệu quả như mong đợi. Thực tiễn ở một số cấp ngành cho thấy công tác đánh giá cán bộ vẫn là khâu còn tồn đọng không ít vấn đề phức tạp, cần chấn chỉnh.
Một trong những nguyên nhân cơ bản là do căn bệnh hình thức, nể nang, xuôi chiều trong quá trình thực hiện. Tại một số tổ chức, cơ quan, đơn vị, địa phương, việc kiểm điểm, đánh giá, xếp loại cán bộ vẫn còn tình trạng qua loa, đại khái, mang tính hình thức, chiếu lệ, làm cho có, cho xong, cho đủ quy định chứ chưa đi vào thực chất, bảo đảm hiệu quả, chất lượng, đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
Tình trạng nể nang, e ngại va chạm, sợ mất lòng, dễ dãi, xuôi chiều, dĩ hòa vi quý, thậm chí lo ngại bị trù dập, cô lập, trả thù, nhất là đánh giá, xếp loại thủ trưởng, lãnh đạo đơn vị vẫn diễn ra ở một số cơ quan, đơn vị, địa phương... Vẫn còn hiện tượng định kiến, kết bè, kết cánh, vào hùa thù ghét cá nhân trong việc đánh giá, xếp loại thi đua.
Hậu quả là một số cán bộ yếu kém về năng lực, nhân cách đạo đức... nhưng vẫn được cho qua để đánh giá tốt, xếp hạng cao, được khen thưởng, đãi ngộ, cá biệt có trường hợp được quy hoạch, bổ nhiệm, đề bạt, thăng chức. Ngược lại, không ít cán bộ có đủ năng lực, trình độ, nhân phẩm,... nhưng do không cùng "phe cánh", không đồng thuận cùng hội nhóm, bè phái… cho nên bị đánh giá, xếp loại thấp, thậm chí không được đề bạt, bổ nhiệm, hoặc bị điều động, luân chuyển công tác.
Có thể thấy chính những hạn chế trong công tác đánh giá, xếp loại là một nguyên nhân quan trọng ảnh hưởng tới chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức nước ta, từ đó tác động đến hiệu quả hoạt động của đơn vị, đến tiến trình phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.
Đáng buồn là tại một số cơ quan, đơn vị, vẫn tồn tại tình trạng không ít cán bộ, công chức, thậm chí cán bộ lãnh đạo, quản lý chưa nhận thức đầy đủ và đúng đắn về tầm quan trọng của công tác kiểm điểm, đánh giá, xếp loại cán bộ, chưa lường hết những hậu quả, tác hại khôn lường của việc thực hiện đánh giá, xếp loại cán bộ sai, thậm chí còn cho rằng làm như vậy mới giúp bảo đảm sự đoàn kết của đơn vị.
Đây là một trong những lý do khiến căn bệnh hình thức, nể nang, xuôi chiều trong đánh giá cán bộ tồn tại và ăn sâu bám rễ lâu đến vậy; từ đây đòi hỏi cần phải nhận diện rõ cũng như chú trọng tuyên truyền, phổ biến sâu rộng để nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của cán bộ, công chức đối với việc thực hiện nghiêm túc công tác đánh giá, xếp loại; đồng thời có những biện pháp quyết liệt hơn để phê phán, ngăn chặn, loại bỏ triệt để căn bệnh hình thức, bảo đảm thực chất, hiệu quả hoạt động này.
Ngày 4/10/2023 vừa qua, Bộ Chính trị ban hành Quy định số 124-QĐ/TW về việc kiểm điểm và đánh giá, xếp loại chất lượng hằng năm đối với tập thể, cá nhân trong hệ thống chính trị với nhiều điểm mới được bổ sung cụ thể hơn, thiết thực hơn so với quy định cũ, đồng thời những điểm đã được nêu ở quy định cũ được điều chỉnh, bổ sung, nhấn mạnh, làm rõ hơn.
Quy định nhằm nêu cao tinh thần tự phê bình và phê bình, tự soi, tự sửa, thấy được ưu điểm để phát huy, hạn chế, khuyết điểm để khắc phục, góp phần phát hiện, ngăn chặn những biểu hiện suy thoái, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa", tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh. Sự ra đời của Quy định số 124-QĐ/TW cho thấy quyết tâm cao của Đảng ta trong việc đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác đánh giá, xếp loại tập thể, cá nhân cán bộ, công chức, viên chức trong toàn hệ thống chính trị nhằm đem lại một sự thay đổi về chất mang tính đột phá trong công tác cán bộ.
Tại Quy định số 124-QĐ/TW, từ những quan điểm chỉ đạo chung cho đến những nội dung, tiêu chí đánh giá, xếp loại… đều được nêu chi tiết, cụ thể giúp mọi tổ chức, cơ quan, đơn vị có thể dễ dàng nắm bắt và tổ chức thực hiện, đồng thời đảm bảo tính chuẩn xác trong đánh giá, xếp loại đối với các đối tượng cán bộ, công chức ở những vị trí khác nhau.
Ngay ở phần đầu, Quy định số 124-QĐ/TW đã bổ sung khẳng định rõ về mục đích của việc kiểm tra, đánh giá, xếp loại là để nêu cao tinh thần tự phê bình và phê bình, tự soi, tự sửa, thấy được ưu điểm để phát huy, nhìn nhận được hạn chế, khuyết điểm để khắc phục; chủ động phát hiện, ngăn chặn biểu hiện suy thoái, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa", tham nhũng, lãng phí, tiêu cực của các tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên.
Do đó, yêu cầu không chỉ các cấp ủy, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo, tổ chức, cơ quan, đơn vị nhất là người đứng đầu, mà từng cán bộ, đảng viên cần nâng cao nhận thức, trách nhiệm trong kiểm điểm, đánh giá, bình bầu; bảo đảm trung thực, thẳng thắn, công tâm, khách quan, công khai, thực chất; nêu cao trách nhiệm và sự gương mẫu trong quá trình thực hiện.
Quy định số 124-QĐ/TW cũng nêu rõ, để đem lại hiệu quả thực chất công tác kiểm điểm, đánh giá, xếp loại cán bộ thì các tiêu chí để tập thể, cá nhân căn cứ vào đó kiểm điểm, đánh giá, bình bầu cần rõ ràng, cụ thể, chi tiết và thiết thực. Do đó, bên cạnh các tiêu chí về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, trách nhiệm với công việc, thì cần phải bổ sung nhiều tiêu chí khác để bảo đảm tính chuẩn xác trong đánh giá cán bộ đáp ứng yêu cầu của công cuộc phát triển đất nước trong thời đại mới, trong đó không thể thiếu các tiêu chí quan trọng như trách nhiệm nêu gương, việc thực hiện những điều đảng viên không được làm, đối chiếu với những biểu hiện suy thoái, tự diễn biến, tự chuyển hóa, tinh thần đoàn kết thống nhất nội bộ,…
Đặc biệt, trong Quy định số 124-QĐ/TW, việc đánh giá cá nhân đã có sự phân định rõ giữa cá nhân giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý hay không. Đương nhiên, với cán bộ càng giữ chức vụ cao thì những yêu cầu đánh giá, xếp loại càng phải cao hơn, nghiêm khắc hơn với những tiêu chí cụ thể, rõ ràng, không chỉ đánh giá về những mặt cơ bản cốt yếu của cán bộ lãnh đạo như năng lực, trình độ, phẩm chất, trách nhiệm nêu gương của bản thân và gia đình… mà còn đánh giá cả khả năng quy tụ, xây dựng đoàn kết nội bộ, tinh thần năng động, đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm; khả năng xử lý những vấn đề khó, phức tạp, nhạy cảm trong thực hiện nhiệm vụ, và sự tín nhiệm của cán bộ, đảng viên.
Hơn thế, cán bộ lãnh đạo quản lý còn phải chịu trách nhiệm nếu để xảy ra những vấn đề bức xúc, phức tạp, có đơn, thư khiếu nại, tố cáo; mất đoàn kết nội bộ; tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, suy thoái, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa"; có tập thể, cá nhân thuộc quyền quản lý bị kỷ luật, khởi tố,...
Với những điểm bổ sung cụ thể, rõ ràng, thiết thực đó, Quy định số 124-QĐ/TW không chỉ giúp nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo, tổ chức, cơ quan, đơn vị và mỗi cán bộ, đảng viên trong thực hiện nghiêm túc việc đánh giá, xếp loại, ngăn chặn và đẩy lùi căn bệnh hình thức, nể nang, xuôi chiều, dĩ hòa vi quí… trong quá trình thực hiện đánh giá xếp loại mà còn giúp các cơ quan, đơn vị có căn cứ, cơ sở để thực hiện đúng và bảo đảm tính chính xác, chân thực, hiệu quả của công tác kiểm điểm, đánh giá, xếp loại cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức.
Với quyết tâm chính trị cao như vậy, đồng thời tăng cường sự chỉ đạo, phối kết hợp của các cơ quan, ban, ngành, địa phương, trong thời gian tới chắc chắn sẽ có những sự thay đổi tích cực đối với công tác đánh giá, xếp loại cán bộ, góp phần xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong bối cảnh mới, thực hiện khát vọng xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc./.
Nguồn: Bài đăng trên báo Nhân dân điện tử ngày 05/12/2023
Bài liên quan
- Hệ thống chính trị Việt Nam truyền thống và hiện đại từ góc nhìn đổi mới
- Tinh - gọn - mạnh - hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả
- Giữ gìn và bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc ít người, góp phần củng cố, phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc
- Xu hướng hòa bình, hợp tác, phát triển trên thế giới và vai trò của Việt Nam hiện nay
- Phát huy vai trò của ngành công nghiệp xuất bản trong việc gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc
Xem nhiều
- 1 Video Tư liệu: Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông 30 năm xây dựng và phát triển
- 2 Sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo trong sản xuất chương trình truyền hình
- 3 Giữ gìn và bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc ít người, góp phần củng cố, phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc
- 4 Phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Bến Tre: Thực trạng và giải pháp
- 5 Sử dụng ChatGPT trong việc cải thiện kỹ năng viết cho sinh viên học tiếng Anh
- 6 Lễ kỷ niệm và Hội thảo khoa học “30 năm - Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông”
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Uy tín giả- tác hại thật - Bài 3: Ngăn chặn, đẩy lùi uy tín giả
Uy tín giả là một biến thể nguy hại của chủ nghĩa cá nhân, trái ngược với những yêu cầu về phẩm chất đích thực và đạo đức cách mạng. Vì vậy, ngăn chặn, đẩy lùi uy tín giả là loại bỏ những thói hư tật xấu đang ngấm ngầm làm tha hóa cán bộ, đảng viên. Chống uy tín giả cũng là chống chủ nghĩa cá nhân, củng cố uy tín đích thực của người cán bộ, đảng viên, người lãnh đạo.
Hệ thống chính trị Việt Nam truyền thống và hiện đại từ góc nhìn đổi mới
Hệ thống chính trị Việt Nam truyền thống và hiện đại từ góc nhìn đổi mới
Nhìn toàn bộ tiến trình lịch sử chính trị của dân tộc, “Hệ thống chính trị” nước ta dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam là một thiết chế chính trị mạnh, mô hình này phù hợp với hoàn cảnh Việt Nam và đúng với quy luật vận động của lịch sử. Và, cũng từ thực tế lịch sử, có thể thấy sức mạnh thực sự của Hệ thống chính trị mà chúng ta đang có chủ yếu không phải do tính chất nhất nguyên mà là do uy tín của Đảng, Nhà nước và lãnh tụ Hồ Chí Minh. Sức sống của hệ thống chính trị là sự phù hợp, thống nhất giữa mục đích của Đảng với nguyện vọng của nhân dân, với nhu cầu phát triển của đất nước. Hệ thống chính trị Việt Nam đương đại, trên cơ sở kết tinh các giá trị thiết chế truyền thống gắn với hiện đại không ngừng đổi mới phát triển khẳng định sức mạnh của Hệ thống tổ chức quyền lực Chính trị Việt Nam có vai trò quyết định thành công xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.
Tinh - gọn - mạnh - hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả
Tinh - gọn - mạnh - hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả
Xây dựng tổ chức bộ máy hiệu lực, hiệu quả là công việc khó khăn, phức tạp, đòi hỏi sự đoàn kết, thống nhất, dũng cảm, sự hy sinh của từng cán bộ, đảng viên cùng với quyết tâm rất cao của toàn Đảng, cả hệ thống chính trị, trước hết là người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể các cấp. Tạp chí Cộng sản trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề: “Tinh - gọn - mạnh - hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả”:
Giữ gìn và bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc ít người, góp phần củng cố, phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc
Giữ gìn và bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc ít người, góp phần củng cố, phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc
Với cộng đồng 54 dân tộc anh em, Việt Nam là quốc gia có nền văn hóa đa dạng, phong phú, có những nét riêng, trở thành tài sản quý giá làm nên bản sắc văn hóa Việt Nam độc đáo, đặc sắc. Giữ gìn và bảo vệ các giá trị di sản văn hóa truyền thống chính là góp phần củng cố phát triển khối đại đoàn kết dân tộc - một sức mạnh nội sinh to lớn và vĩ đại, làm nên mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam, dưới lá cờ vẻ vang của Đảng.
Xu hướng hòa bình, hợp tác, phát triển trên thế giới và vai trò của Việt Nam hiện nay
Xu hướng hòa bình, hợp tác, phát triển trên thế giới và vai trò của Việt Nam hiện nay
Trong bối cảnh hiện nay sự cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn, chạy đua vũ trang, các cuộc xung đột tôn giáo, sắc tộc vẫn diễn ra ở nhiều nơi, đặc biệt là cuộc xung đột quân sự giữa Nga và Ukraina ở Đông Âu, giữa Israel và Palestine vùng các tổ chức hồi giáo ở Trung Đông diễn biến ngày càng căng thẳng đe dọa tới hòa bình, an ninh khu vực và thế giới. Tuy vậy, hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn là mục tiêu hướng tới của các nước, là xu hướng chính trị -xã hội tất yếu của nhân loại, từ đó đặt ra vai trò, trách nhiệm của các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Bình luận