Từ khoá : chính sách giáo dục

2 bài viết

Chính sách phân quyền của chủ nghĩa tân tự do trong quản lý giáo dục đại học – Kinh nghiệm triển khai tại một số nước và gợi ý đối với Việt Nam

Chính sách phân quyền của chủ nghĩa tân tự do trong quản lý giáo dục đại học – Kinh nghiệm triển khai tại một số nước và gợi ý đối với Việt Nam

Chính sách phân quyền là một trong những xu hướng đáng chú ý trong chính sách giáo dục trên toàn thế giới dưới tác động của toàn cầu hóa và chủ nghĩa tân tự do (neoliberalism - một trường phái kinh tế và chính trị tập trung vào việc giảm sự can thiệp của chính phủ trong kinh tế và thúc đẩy tự do kinh doanh và thị trường). Phân quyền được hiểu là sự chuyển giao quyền quyết định về chính sách, kế hoạch, điều hành và phân bổ nguồn lực từ Bộ đến các sở và các trường học. Cơ cấu quản lý như vậy sẽ tăng cường quyền tự chủ và năng lực cạnh tranh giữa các trường, nhưng cũng có thể gia tăng khoảng cách giữa mục tiêu giáo dục và thành tích học tập. Trong bối cảnh quản lý tập trung của Việt Nam, câu hỏi liệu việc phân quyền có thể giúp giáo dục đại học giải quyết các vấn đề về chất lượng, sự bình đẳng và trách nhiệm giải trình hay không vẫn chưa được trả lời thỏa đáng. Vì vậy, bài báo này sẽ làm rõ một số vấn đề về chính sách phân quyền của chủ nghĩa tân tự do trong quản lý giáo dục đại học và bài học kinh nghiệm từ một số nước qua thực tế triển khai.

Bảo đảm bình đẳng trong giáo dục ở vùng dân tộc thiểu số các tỉnh miền núi phía Bắc hiện nay

Bảo đảm bình đẳng trong giáo dục ở vùng dân tộc thiểu số các tỉnh miền núi phía Bắc hiện nay

(LLCT&TT) Với những cố gắng nỗ lực của các cấp, các ngành của trung ương và địa phương, sự nghiệp giáo dục ở vùng dân tộc thiểu số (DTTS) các tỉnh miền núi phía Bắc đã có những chuyển biến đáng kể. Trên cơ sở quan niệm về bảo đảm bình đẳng trong giáo dục, bài viết bước đầu khái quát thực trạng bảo đảm bình đẳng trong giáo dục ở vùng DTTS ở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam trên một số phương diện như bảo đảm cơ hội và hệ thống trường chuyên biệt, từ đó chỉ ra một số vấn đề đặt ra và giải pháp bảo đảm bình đẳng trong giáo dục ở vùng DTTS trên địa bàn này trong thời gian tới .