Danh nhân Việt Nam tuổi Tuất
Trong số danh nhân ảnh hưởng lớn tới tiến trình lịch sử Việt Nam, có khá nhiều vị tuổi Tuất. Đó là:
- Lý Công Uẩn: Sinh năm Giáp Tuất 974, quê Bắc Ninh, vị vua đầu nhà Lý, hiệu Thái Tổ. Thuở nhỏ làm con nuôi đại sư Lý Khánh Văn, dày công tu học và luyện tập. Nghị lực, thông minh, văn võ song toàn, trưởng thành được tiến cử vào quan trường, thăng đến chức Điện tiền Chỉ huy sứ, phụ trách quân cấm vệ. Nhà Tiền Lê suy yếu, năm 1009 Lê Ngoạ Triều mất. Được ủng hộ rộng rãi, suy tôn lên ngôi, năm 1010 ông chính thức đăng quang, khai sinh vương triều Lý và cho rời kinh đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) về Đại La (Hà Nội), đổi tên là Thăng Long. Ông còn thực thi cải cách mạnh mẽ công quyền, kinh tế, văn hoá, lễ nghi và chấn hưng Phật giáo.
- Trần Quốc Tuấn, sinh năm Bính Tuất 1226, quê Nam Định, danh tướng thời Trần, anh hùng dân tộc. Giỏi ứng biến, giàu mưu lược, võ thuật cao cường, được triều đình trọng dụng, phong làm Tiết chế, thống lĩnh toàn bộ quân đội. Là thiên tài quân sự, ông từng lãnh dạo quân dân nhà Trần đánh bại các cuộc xâm lược của giặc Nguyên Mông - đế quốc mạnh nhất thế giới bấy giờ, bảo vệ vững chắc độc lập tổ quốc. Ông cũng để lại nhiều bài học về đức độ, xử thế, dùng người và những tác phẩm chính luận, quân sự nổi tiếng: Hịch tướng sĩ, Binh thư yếu lược, Vạn Kiếp tông bí truyền thư.
- Nguyễn Chích: Sinh năm Nhâm Tuất 1382, quê Thanh Hoá, danh tướng, khai quốc công thần thời Hậu Lê. Xuất thân từ cảnh nghèo khổ nhưng vốn mạnh mẽ, linh hoạt, nồng nàn yêu nước, ông chiêu tập hàng ngàn người trong vùng, xây đồn đắp luỹ làm căn cứ kháng chiến chống giặc Minh. Sau đó, đem quân phò giúp Lê Lợi cho đến khi khởi nghĩa Lam Sơn toàn thắng năm 1427. Tận tuỵ phục vụ ba đời vua Lê (Thái Tổ, Thái Tông, Nhân Tông), ông xứng danh đại thần với chức Tổng quản, lừng lẫy với những chiến công đánh quân Minh phía Bắc, giặc Chiêm Thành phương Nam và dẹp yên nhiều cuộc phản loạn nội bộ.
- Lê Tư Thành: Sinh năm Nhâm Tuất 1442, quê Thanh Hoá, vị vua xuất sắc nhất thời Hậu Lê, hiệu Thánh Tông. Thông tuệ, phong nhã, tài đức vẹn toàn, được các cận thần đưa lên ngôi năm 18 tuổi. Với những cải cách toàn diện và phát triển vượt bậc về kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, giai đoạn ông cầm quyền (1460-1497) được coi là thời kỳ thịnh vượng nhất của chế độ phong kiến Việt Nam. ông còn là nhà thơ lớn, lập ra hội thơ Tao Đàn danh tiếng và để lại nhiều tác phẩm có giá trị: Hồng Đức quốc âm thi tập, Cổ tân bách vịnh, Văn minh cổ suý, Xuân vân thi tập...
- Đặng Chất: Sinh năm Nhâm Tuất 1622, quê Bắc Ninh, danh thần đời Lê Hy Tông. Nổi tiếng thông minh, hiếu học, đỗ tiến sĩ năm 1661, làm quan tới chức Tham tụng (Tể tướng) và từng nhiều lần đi sứ nước ngoài. Bản tính ngay thẳng, lối ống thanh liêm, cần kiệm của ông rất được sĩ phu đương thời trọng vọng.
- Mạc Thiên Tứ: Sinh năm Bính Tuất 1706, quê Kiên Giang, danh sĩ, nhà doanh điền thời chúa Nguyễn. Cương nghị, đa tài, nối nghiệp cha tận tuỵ phò giúp chúa Nguyễn, được thăng tới Tổng binh Đại đô đốc và có công lớn trong việc thu phục nhân tâm, khẩn hoang lập ấp ở miền tây Nam Bộ. Ông còn khai sinh hội thơ Chiêu Anh Các nổi tiếng và là tác giả của nhiều công trình giá trị về lịch sử, thơ ca, nghệ thuật, triết luận.
- Nghiêm Võ Chiêu: Sinh năm Canh Tuất 1730, quê Hưng Yên, danh thần đời Lê Hiển Tông. Giỏi văn chương, giàu tri thức, năm 22 tuổi đỗ tiến sĩ, làm Đãi chế ở Viện Hàn Lâm rồi thăng tới chức Thị Lang. Ông rất được nể trọng bởi nổi tiếng hiền hiếu và thường dốc lòng giúp đỡ người nghèo.
- Nguyễn Công Trứ: Sinh năm Mậu Tuất 1778, quê Hà Tĩnh, danh sĩ thời Nguyễn. Đỗ giải nguyên năm 1819, làm quan trong các ngành giáo dục, tư pháp, nông nghiệp, quân sự, ngoại giao ở nhiều nơi, trải qua nhiều cương vị, bị thăng giáng nhiều lần: có lúc được cử làm tới Tổng đốc Hải An, có lúc lại bị đày đi lính ở Quảng Ngãi. Lập công lớn trong việc khai hoang lấn biển Tiền Hải (Thái Bình), Kim Sơn (Ninh Bình) và đánh dẹp các cuộc khởi nghĩa, phản loạn. Tính khí khảng khái, quyết liệt, lại phong tình và hài hước, cùng cuộc sống đa dạng của ông đã để lại những giai thoại thú vị.
- Dương Lâm: Sinh năm Canh Tuất 1850, quê Hà Tây, danh sĩ cận đại. Năm 1878 đỗ cử nhân, làm quan tại nhiều địa phương và chủ bút báo Đồng Văn, sau về triều giữ chức Thượng thư (Bộ trưởng) Bộ Công kiêm Phó Tổng tài Quốc sử quán. Đóng góp nhiệt tình cho công cuộc chấn hưng, phát triển nền giáo dục nước nhà bằng việc biên soạn hệ thống sách giáo khoa mới, thay đổi phép học, cách thi cử. Ông nổi tiếng văn chương, bản tính nho nhã, và là một nhà giáo có biệt tài.
- Nguyễn Văn Cẩm: Sinh năm Giáp Tuất 1874, quê Thái Bình, nhân sĩ cận đại. Từ bé đã cực kỳ thông tuệ, giỏi thơ phú, khiến vua Tự Đức khen ngợi, ban danh hiệu Kỳ Đồng (đứa bé kỳ lạ thông minh). Sẵn lòng yêu nước, lại được ngưỡng mộ, 13 tuổi nhân dân tôn làm thủ lĩnh phong trào kháng Pháp. Giặc đàn áp, bắt đưa sang Algeria, cho vào học khoa lý hoá ở một trường trung học. Năm 1896 ông về nước, gia nhập khởi nghĩa của Mạc Đình Phúc, trở thành "Quốc sư" cố vấn. Ông cũng liên kết với khởi nghĩa Yên Thế do Hoàng Hoa Thám lãnh đạo. Giặc phát hiện, bắt ông đem đày chung thân tại quần đảo Polynesia trên Thái Bình Dương.
- Bạch Thái Bưởi: Sinh năm Giáp Tuất 1874, quê Hà Tây, đại doanh nhân. Nhà nghèo, cha mất sớm, phải giúp mẹ kiếm sống bằng nghề bán hàng rong, sau được một nhà giàu nhận làm con nuôi, cho ăn học tử tế. Năm 21 tuổi, làm thư ký cho một hãng buôn của Pháp, ít lâu, đứng ra kinh doanh, mở hà in lớn tại Hà Nội. Năm 1909, bước vào lĩnh vực hàng hải, thương thuyền, trở thành đại gia nổi tiếng, được giới doanh nghiệp gọi là "Chúa sông miền Bắc". Công ty ông có 30 tàu lớn nhỏ, chiếm lĩnh phần lớn thị trường buôn bán đường thuỷ Việt Nam, cạnh tranh cùng tư sản thương thuyền Pháp, Anh và Trung Quốc. Nghị lực cao, chí khí lớn, giỏi kinh doanh, lại giàu đức độ và lòng từ thiện, ông được coi là doanh nhân sáng giá trong lịch sử kinh tế nước nhà.
- Nguyễn Thị Minh Khai: Sinh năm Canh Tuất 1910, quê Nghệ An, nhà hoạt động cách mạng, chiến sĩ cộng sản trung kiên. Thuở nhỏ vào học trường Cao Xuân Dục, năm 17 tuổi gia nhập đảng Tân Việt, có chân trong Ban chấp hành Đảng bộ. Năm 1930 sang Trung Quốc làm việc tại Văn phòng Đông Phương, Bộ Quốc tế Cộng sản. Năm 1930 bị mật thám Pháp bắt ở Hồng Kông, năm 1934 được trả tự do. Cuối năm này, bà cùng Lê Hồng Phong được cử làm đại biểu chính thức đi dự Đại hội lần thứ VII Quốc tế Cộng sản ở Moskva. Sau đó, họ kết hôn tại đây, rồi cùng vào học trường Đại học Đông phương Xtalin. Năm 1936, bà được phân về công tác ở Sài Gòn, tham gia Xứ uỷ Nam Kỳ và phụ trách Thành uỷ Sài Gòn - Chợ Lớn. Ngày 30.7.1940, bị địch bắt. Trong tù, bà vẫn bí mật liên lạc với tổ chức bên ngoài, tiếp tục lãnh đạo phong trào đấu tranh cách mạng và bị giặc xử bắn ngày 28.9.1941
- Tạ Quang Bửu: Sinh năm Canh Tuất 1910, quê Nghệ An, giáo sư toán, nhà hoạt động khoa học. Thuở nhỏ học tại Quảng Nam, Huế, tốt nghiệp giành học bổng du học Pháp, Anh. Uyên bác, nhiệt tình, ra trường về nước giảng dạy, chuyên tâm nghiên cứu toán lý thuyết và toán ứng dụng vào sinh học, vật lý, hóa học. Ông cũng hăng hái hoạt động chính trị, xã hội, tham gia lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược, trở thành Thứ trưởng Bộ Quốc Phòng. Sau năm 1954 phụ trách việc đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật với cương vị Hiệu trưởng trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp. Ông được phong tặng nhiều danh hiệu cao quý.
- Nguyễn Tuân: Sinh năm Canh Tuất 1910, quê Hà Nội, nhà văn hiện đại. Đi nhiều, hiểu rộng, cộng tác đắc lực với hệ thống báo chí, sáng tác thể loại văn học đa dạng và sôi nổi tham gia hoạt động sân khấu điện ảnh. Cả con người, phong cách và tác phẩm của ông đều toát lên những điều mới lạ, độc đáo, quý phái mà dân dã, dễ mến, dễ yêu. Ông từng là Tổng thư ký Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam và để lại các tác phẩm văn chương nổi tiếng: Vang bóng một thời, Chiếc lư đồng mắt cua, Tuỳ bút kháng chiến, Sông Đà...
- Nguyễn Hữu Thọ: Sinh năm Canh Tuất 1910, quê Long An, luật sư, chính khách yêu nước. Sinh trưởng trong một gia đình công chức, năm 1921 được cha mẹ cho sang Pháp du học, tốt nghiệp cử nhân luật năm 1932. Năng động, mạnh mẽ, giàu chí tiến thủ, ông mở văn phòng luật sư và tích cực tham gia đấu tranh bảo vệ dân chủ, hoà bình, chống thực dân, đế quốc; từng nhiều lần lãnh đạo các cuộc biểu tình rầm rộ, bị đích bắt giam, tra tấn, tù đày. Tháng 11.1954, lại bị chính quyền Diệm bắt nhưng sau đó được lực lượng cách mạng giải thoát ra vùng chiến khu. Năm 1961, được bầu giữ chức Chủ tịch Mặt trận Giải phóng miền Nam Việt Nam. Sau khi đất nước thống nhất, năm 1976 ông được cử giữ chức Phó Chủ tịch nước, từ năm 1980 làm Quyền Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cho đến lúc qua đời (1996). Góp công lớn cho phong trào cách mạng và dân chủ đất nước, ông được phong tặng nhiều danh hiệu cao quý.
- Đỗ Nhuận: Sinh năm Nhâm Tuất 1922, quê Hải Dương, nhạc sĩ hiện đại. Thuở nhỏ sống ở Hà Nội, tự học âm nhạc và sớm sáng tác ca khúc. Sôi nổi, tự tin, nhiệt thành yêu nước, ông tham gia hoạt động trong Mặt trận Việt Minh từ trước Cách mạng tháng Tám. Sau đó, gia nhập quân đội, làm công tác văn nghệ, viết nhiều bài hát phục vụ kháng chiến, khơi dậy ý thức độc lập, kiên cường và niềm tự hào dân tộc. Ông từng giữ chức Tổng thư ký Hội Nhạc sĩ Việt Nam và để lại hon 100 ca khúc bất hủ: Du kích sông Thao, Chiến thắng Điện Biên, Việt Nam quê hương tôi...
Nguồn: Bài đăng trên Tạp chí Báo chí và Tuyên truyền tháng 1,2 năm 2006
Bài liên quan
- Báo chí Việt Nam và Cu Ba chia sẻ kinh nghiệm, hứa hẹn mở ra sự hợp tác tương lai
- Mấy vấn đề cơ chế tài chính đáp ứng phục vụ nhiệm vụ chiến lược của Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay
- Kỷ niệm 30 năm thành lập Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông (1994 - 2024): Những kỷ niệm khó quên
- Tăng cường sự lãnh đạo của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh đối với công tác văn hóa, văn nghệ trên địa bàn Thành phố
- Về con đường đi tới của Việt Nam, quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ và tầm nhìn cho kỷ nguyên mới
Xem nhiều
- 1 Giữ gìn và bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc ít người, góp phần củng cố, phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc
- 2 Sử dụng ChatGPT trong việc cải thiện kỹ năng viết cho sinh viên học tiếng Anh
- 3 Phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Bến Tre: Thực trạng và giải pháp
- 4 Nội dung chuyên đề của Tổng Bí thư Tô Lâm về kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
- 5 Công tác dân tộc qua những bài học cụ thể của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ ngày đầu thành lập nước
- 6 Những thách thức về bảo vệ nền tảng tư tưởng trên các phương tiện truyền thông xã hội
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Quản lý tác động của truyền thông đại chúng và dư luận xã hội đến sinh viên đại học hiện nay
Truyền thông đại chúng và dư luận xã hội đang tác động ngày càng mạnh mẽ, sâu rộng đến mọi người, nhất là thế hệ trẻ, trong đó có sinh viên các trường đại học trên cả bình diện tích cực và tiêu cực. Thực tế cho thấy, việc tác động của truyền thông đại chúng và dư luận xã hội đến sinh viên có vai trò, ý nghĩa hết sức quan trọng, cấp thiết nhằm tạo tâm lý lành mạnh trong cộng đồng sinh viên, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo của các trường đại học hiện nay. Vì vậy, bài viết làm rõ mối quan hệ giữa truyền thông đại chúng và dư luận xã hội; từ đó phân tích nội dung quản lý về tác động của truyền thông đại chúng và dư luận xã hội đến cộng đồng sinh viên, đưa ra một số yêu cầu giúp quản lý, tạo dựng bầu không khí tâm lý lành mạnh trong cộng đồng sinh viên, nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo của các trường đại học trong bối cảnh hiện nay.
Báo chí Việt Nam và Cu Ba chia sẻ kinh nghiệm, hứa hẹn mở ra sự hợp tác tương lai
Báo chí Việt Nam và Cu Ba chia sẻ kinh nghiệm, hứa hẹn mở ra sự hợp tác tương lai
Việt Nam - Cuba là biểu tượng sáng ngời về tình đoàn kết hữu nghị quốc tế. Hai dân tộc đã sát cánh bên nhau trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, giành độc lập, tự do cho Tổ quốc. Tình hữu nghị đặc biệt này đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Fidel Castro vun đắp qua nhiều thế hệ và trở thành một tài sản vô giá của cả hai dân tộc.
Mấy vấn đề cơ chế tài chính đáp ứng phục vụ nhiệm vụ chiến lược của Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay
Mấy vấn đề cơ chế tài chính đáp ứng phục vụ nhiệm vụ chiến lược của Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay
Học viện Báo chí và Tuyên truyền (Học viện) là đơn vị sự nghiệp công lập, có chức năng đào tạo đại học, sau đại học các ngành lý luận chính trị, báo chí, truyền thông, kinh tế, xây dựng Đảng, quản lý nhà nước, quản lý xã hội…, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ các cấp. Để thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao, Học viện cần có cơ chế tài chính phù hợp nhằm huy động tối đa nguồn lực tài chính và phân phối, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, tạo động lực thúc đẩy hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Trong những năm qua, thực hiện cơ chế tài chính ở Học viện đã có những chuyển biến tích cực, các nguồn thu đảm bảo chi, thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của Học viện. Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu nguồn lực tài chính cho chiến lược phát triển giai đoạn mới của Học viện, công tác thực hiện cơ chế quản lý tài chính cần tiếp tục đổi mới, hoàn thiện.
Kỷ niệm 30 năm thành lập Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông (1994 - 2024): Những kỷ niệm khó quên
Kỷ niệm 30 năm thành lập Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông (1994 - 2024): Những kỷ niệm khó quên
Trong 33 năm làm việc ở Học viện Báo chí và Tuyên truyền, tôi có 30 năm gắn bó với Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông, cho dù tôi không phải trực tiếp biên chế công tác tại đây.
Tăng cường sự lãnh đạo của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh đối với công tác văn hóa, văn nghệ trên địa bàn Thành phố
Tăng cường sự lãnh đạo của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh đối với công tác văn hóa, văn nghệ trên địa bàn Thành phố
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác văn hóa, văn nghệ, trong những năm qua, Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh đã quan tâm lãnh đạo công tác này, qua đó đạt được một số kết quả khá quan trọng, đóng góp vào sự phát triển chung về kinh tế - văn hóa - xã hội của Thành phố. Trên cơ sở phân tích thực trạng lãnh đạo công tác văn hóa, văn nghệ của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, bài viết đề xuất một số giải pháp giúp tăng cường sự lãnh đạo của Thành ủy đối với công tác này trong thời gian tới.
Bình luận