Đấu tranh phản bác xuyên tạc bầu cử
Trước hết, những người Việt Nam yêu nước chúng ta cần tỉnh táo nhận diện rõ âm mưu, thủ đoạn và nội dung xuyên tạc chống phá bầu cử mà các thế lực thù địch, phản động sử dụng hiện nay là gì; để từ đó, dùng những kiến thức hiểu biết của mình và bằng thực tiễn tình hình đất nước để phân tích, chỉ ra những sai trái, mà phê phán, phản bác lại những luận điểm xuyên tạc, chống phá đó.
Hiện nay, các đối tượng xuyên tạc, chống phá bầu cử thường tập trung vào những nội dung chủ yếu sau đây:
Thứ nhất, các đối tượng cho rằng cuộc bầu cử đại biểu Quốc Hội và Hội đồng nhân dân sắp tới là giả tạo, mỵ dân; tự biên, tự diễn, các nhân sự đã được sắp xếp trước, theo kiểu Đảng đã lựa chọn, “Đảng cử - dân bầu”. Mục đích của nội dung này là nhằm đòi thực hiện bầu cử theo kiểu của phương Tây.
Thứ hai, xuyên tạc, bóp méo về cơ cấu số lượng đại biểu Quốc hội giữa vùng, miền, Bắc, Nam, thành phần dân tộc, tôn giáo. Mục đích của nội dung này là nhằm chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc - vốn là truyền thống quí báu và là nguồn gốc sức mạnh to lớn của dân tộc Việt Nam, để làm cho ta suy yếu, dễ bề tấn công, chống phá.
Thứ ba, xuyên tạc, bôi nhọ danh dự, uy tín của các ứng cử viên, cho rằng các ứng cử viên ngày nay không phải là những người tài giỏi như thời kỳ Bác Hồ giới thiệu lựa chọn bầu vào Quốc hội của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa năm 1946. Mục đích việc làm này là nhằm cố tình so sánh, xuyên tạc để phủ nhận vai trò, năng lực, phẩm chất của các ứng viên đại biểu Quốc hội khoá XV, cho rằng không ai xứng đáng, không ai hết lòng, hết sức vì lợi ích của nhân dân, của đất nước mà chỉ là sự “kéo bè, kéo cánh” vì lợi ích nhóm; từ đó, ý đồ sâu xa hơn của những đối tượng phản động là làm mất đi ý nghĩa của cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp.
Thứ tư, các đối tượng tiếp tục xuyên tạc chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, xuyên tạc, bóp méo, phủ định vai trò lãnh đạo của Đảng, làm suy yếu vai trò điều hành của Nhà nước, làm lung lay nền tảng tư tưởng của Đảng.
Vậy, đâu là luận cứ để phê phán, phản bác lại những luận điểm xuyên tạc, chống phá?
Trước hết, khi nói về dân chủ là muốn nói đến quyền làm chủ của nhân dân. Quyền làm chủ này không thể hiểu ai muốn làm gì thì làm, bởi một khi ai muốn làm gì thì làm sẽ dẫn đến vi phạm quyền tự do của người khác. Chẳng hạn, một nhóm người nào đó thể hiện quyền tự do của mình bằng việc hát karaoke loa thùng kẹo kéo mà chơi thâu đêm suốt sáng thì sẽ vi phạm quyền tự do được yên tĩnh nghỉ ngơi của người khác.
Ở nước ta, quyền làm chủ được thể hiện bằng 2 hình thức: dân chủ trực tiếp và dân chủ gián tiếp. Tất cả các hình thức dân chủ này đều phải thực hiện trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật. Việc bầu cử đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân phải theo luật pháp và theo trình tự, quy trình, quy định của luật pháp, chứ không thể tự do ứng cử một cách tùy tiện lúc nào cũng được.
Các thế lực thù địch, chống phá cho rằng Việt Nam không có quyền tự do ứng cử là hoàn toàn không đúng. Theo Điều 2 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân thì tuổi bầu cử và ứng cử được quy định như sau: Tính đến ngày bầu cử được công bố, công dân nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp theo quy định của Luật này. Quyền ứng cử đó phải theo trình tự và thời gian luật định, được nhân dân - cử tri hiệp thương cả 3 vòng có tán thành hay không, nếu không được trên 50% cử tri tán thành thì sẽ đưa ra khỏi danh sách ứng cử viên, không đưa vào vòng hiệp thương tiếp theo. Như vậy, người dân có quyền tự ứng cử và nhân dân bằng quyền dân chủ trực tiếp của mình để lựa chọn những người có đức, có tài đại diện cho mình bầu vào các cơ quan quyền lực điều hành đất nước.
Hai là, mỗi quốc gia có đặc điểm, thể chế chính trị khác nhau, tùy thuộc vào bối cảnh đặc thù về lịch sử, văn hóa chính trị của dân tộc và xu thế tiến bộ của nhân loại để xây dựng hệ thống pháp luật phù hợp trong từng giai đoạn lịch sử, nên không thể lấy luật pháp hay cách làm của quốc gia này áp đặt cho quốc gia khác. Do vậy, đòi hỏi Việt Nam phải tổ chức bầu cử như một số nước phương Tây là không phù hợp với đặc điểm và thể chế của Việt Nam, là một quan niệm sai trái cần phê phán, bác bỏ.
Ba là, các đối tượng cho rằng cơ cấu các ứng cử viên theo vùng miền là phe cánh. Thực chất đây là luận điệu xuyên tạc, bởi lẽ, chính cơ cấu ấy mới đại diện cho lợi ích và quyền lợi chính đáng của nhân dân các dân tộc, vùng miền. Việc xác định cơ cấu ấy căn cứ vào đặc điểm, vị trí, vai trò và số lượng dân cư, từ đó phân bổ số lượng đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp cho phù hợp. Tuy nhiên, trong chỉ đạo thực tiễn, chất lượng của các ứng viên được Đảng và Nhà nước đặc biệt chú trọng và luôn đưa ra yêu cầu không được chạy theo cơ cấu mà hạ tiêu chuẩn của các ứng cử viên.
Giải pháp nào để đấu tranh phản bác?
Thứ nhất, thực hiện tốt nhóm giải pháp tạo được niềm tin trong quần chúng nhân dân, bởi khi niềm tin được củng cố và nâng lên thì các thế lực chống phá, xuyên tạc sẽ không còn đất hoạt động.
Muốn tạo lập, củng cố niềm tin cần phải tập trung vào một số giải pháp cụ thể: (i) Nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và nhân dân thông qua việc làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến Hiến pháp, pháp luật, nhất là Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp, từ đó cử tri sẽ hiểu rõ ý nghĩa và trách nhiệm, nghĩa vụ của mình trong việc lựa chọn những đại biểu xứng đáng bầu vào các cơ quan quyền lực của nhà nước. (ii) Tập trung phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân; đồng thời, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc Việt Nam - đây là giải pháp căn cơ, lâu dài. (iii) Xây dựng hệ thống chính quyền các cấp thật sự là cơ quan của dân, do dân, vì dân. (iv) Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức thật sự là công bộc của dân, đại diện cho ý chí, nguyện vọng chính đáng của nhân dân. (v) Kiên quyết trừng trị và đẩy lùi những hiện tượng tiêu cực, tham nhũng.
Thứ hai, tiếp tục thực hiện có hiệu quả nhóm giải pháp đấu tranh, phản bác trực diện. Trước hết, phải nhận diện được âm mưu, thủ đoạn và nội dung mà các thế lực chống phá sử dụng; tiếp đó, phân tích, xây dựng luận cứ đấu tranh, phản bác; đồng thời, để đấu tranh, phản bác kịp thời, sắc bén cần phải xây dựng một lực lượng chuyên trách và lực lượng cộng tác viên tích cực, biết sử dụng mạng xã hội để làm công tác tuyên truyền, phản bác;…
Để thực hiện các nhóm giải pháp nêu trên, không ai khác là các cấp ủy Đảng cần chỉ đạo làm tốt công tác tuyên truyền về bầu cử và thực hiện đúng luật, kiên quyết xử lý những cán bộ, đảng viên và những nơi còn lơ là, làm sai trái mất đi ý nghĩa tốt đẹp của việc bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 vào ngày 23.5.2021 sắp tới./.
Nguồn: Bài đăng trên thinhvuongvietnam.com ngày 4.5.2021
Bài liên quan
- Lễ kỷ niệm và Hội thảo khoa học “Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông 30 năm xây dựng và phát triển”
- Dấu ấn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong công tác tư tưởng của Đảng
- Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh gặp mặt kỷ niệm 99 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam và Lễ ra mắt giao diện mới Tạp chí điện tử Lý luận chính trị.
- Chủ tịch nước Tô Lâm thăm và chúc mừng các nhà báo lão thành
- Chương trình hoạt động của Học viện Báo chí và Tuyên truyền tại Hội báo toàn quốc năm 2024
Xem nhiều
- 1 Video Tư liệu: Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông 30 năm xây dựng và phát triển
- 2 Xu hướng hòa bình, hợp tác, phát triển trên thế giới và vai trò của Việt Nam hiện nay
- 3 Sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo trong sản xuất chương trình truyền hình
- 4 Giữ gìn và bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc ít người, góp phần củng cố, phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc
- 5 Phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Bến Tre: Thực trạng và giải pháp
- 6 Sử dụng ChatGPT trong việc cải thiện kỹ năng viết cho sinh viên học tiếng Anh
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Vai trò của quản trị truyền thông trong phát triển du lịch bền vững – Nghiên cứu trường hợp tại tỉnh Khánh Hòa
Trong bối cảnh du lịch ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế, việc phát triển du lịch bền vững tại Khánh Hòa đòi hỏi sự tham gia chủ động của cả chính quyền, doanh nghiệp và cộng đồng địa phương (CĐĐP). Quản trị truyền thông không chỉ góp phần xây dựng hình ảnh Khánh Hòa là một điểm đến bền vững, mà còn trở thành công cụ quan trọng trong việc kết nối các bên liên quan, nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường và bảo tồn văn hóa bản địa. Bài báo khoa học này tập trung hệ thống hóa và đánh giá tiềm năng du lịch cộng đồng (DLCĐ) tại tỉnh Khánh Hòa, đồng thời đề xuất các giải pháp quản trị truyền thông hiệu quả nhằm phát triển DLCĐ một cách đồng bộ, giúp du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và đúng định hướng chiến lược, trong đó DLCĐ đóng vai trò cốt lõi. Kết quả nghiên cứu được thu thập thông qua các phương pháp như: phỏng vấn sâu; phương pháp khảo sát; phân tích, tổng hợp và so sánh dữ liệu; xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS.22.0.
Lễ kỷ niệm và Hội thảo khoa học “Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông 30 năm xây dựng và phát triển”
Lễ kỷ niệm và Hội thảo khoa học “Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông 30 năm xây dựng và phát triển”
Sáng 24/10/ 2024, tại Hà Nội, Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức Lễ kỷ niệm và Hội thảo khoa học “Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông 30 năm xây dựng và phát triển (1994 - 2024)”.
Dấu ấn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong công tác tư tưởng của Đảng
Dấu ấn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong công tác tư tưởng của Đảng
57 năm đứng trong hàng ngũ của Đảng, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn cho sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và dân tộc. Đặc biệt, trong công cuộc đổi mới đất nước, Đồng chí để lại nhiều dấu ấn sâu đậm trong công tác tư tưởng của Đảng, góp phần hoạch định chủ trương, đường lối ở tầm chiến lược; xây dựng, hoàn thiện lý luận về đường lối đổi mới của Đảng; đưa đất nước ta đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử.
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh gặp mặt kỷ niệm 99 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam và Lễ ra mắt giao diện mới Tạp chí điện tử Lý luận chính trị.
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh gặp mặt kỷ niệm 99 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam và Lễ ra mắt giao diện mới Tạp chí điện tử Lý luận chính trị.
Chiều 20/6, tại Hà Nội, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức gặp mặt kỷ niệm 99 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2024) và Lễ ra mắt giao diện mới Tạp chí điện tử Lý luận chính trị. GS,TS. Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương dự và chủ trì buổi lễ. Buổi lễ được tổ chức bằng hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến từ trung tâm Học viện đến các Học viện khu vực II, III, IV.
Chủ tịch nước Tô Lâm thăm và chúc mừng các nhà báo lão thành
Chủ tịch nước Tô Lâm thăm và chúc mừng các nhà báo lão thành
Nhân dịp kỷ niệm 99 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6), chiều 19/6, Chủ tịch nước Tô Lâm đã tới thăm, chúc mừng và tặng quà một số nhà báo lão thành tại Thủ đô Hà Nội.
Bình luận