Đoàn cán bộ Học viện Báo chí và Tuyên truyền thăm và làm việc tại Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào
Từ 29.9 đến 02.10.2022 đoàn cán bộ Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã có chuyến công tác thăm và làm việc tại Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. PGS, TS Nguyễn Thị Trường Giang, Thường vụ Đảng ủy, Phó Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền làm Trưởng đoàn.
Cùng đi có: TS Đinh Thị Xuân Hòa, Phó Trưởng khoa Phát thanh - Truyền hình; TS Lê Thu Hà, Phó Viện trưởng Viện Báo chí; TS Nguyễn Thị Như Huế, Phó Trưởng ban Quản lý đào tạo; cán bộ Ban Hợp tác quốc tế Học viện.
Tham gia Diễn đàn và Triển lãm Giáo dục Đại học Việt Nam tại Lào
Ngày 29.9, tại Diễn đàn và Triển lãm Giáo dục Đại học Việt Nam năm 2022 tại CHDCND Lào. Đoàn cán bộ Học viện đã tham gia Gian trưng bày quảng bá hình ảnh Học viện Báo chí và Tuyên truyền tới tới tất cả công chúng CHDCND Lào. Đồng thời, giới thiệu và tư vấn tuyển sinh cho hàng trăm lượt học sinh đang học tập tại các trường trung học phổ thông ở Viêng Chăn.


Tham dự Triển lãm Giáo dục Đại học Việt Nam tại Lào 2022 cũng có sự góp mặt của gần 40 cơ sở giáo dục đại học Việt Nam. Đây là cơ hội để giúp các bạn học sinh, sinh viên, nghiên cứu sinh, giảng viên, nghiên cứu viên, cán bộ quản lý giáo dục và đào tạo quốc tế CHDCND Lào tiếp xúc, trao đổi thông tin, tìm kiếm cơ hội học bổng cũng như cơ hội hợp tác với các trường đại học của Việt Nam.
Làm việc với Viện Thông tin, Văn hóa và Du lịch CHDCND Lào
Sáng ngày 30.9, Đoàn cán bộ Học viện đã có buổi làm việc với Viện Thông tin, Văn hóa và Du lịch Lào. Đón tiếp đoàn Học viện gồm có: ông Khamla Nhoysaykham - Viện trưởng, ông Bounleuamh Sauvankham - Phó Viện trưởng, đại diện Cục Kế hoạch và Hợp tác quốc tế, Bộ Thông tin, Văn hóa và Du lịch Lào cùng đại diện lãnh đạo một số đơn vị




Trong giai đoạn từ 2010 đến 2019, Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã phối hợp với Viện Thông tin, Văn hoá và Du lịch Lào tổ chức các lớp bồi dưỡng cho hơn 130 cán bộ lãnh đạo quản lý các cơ quan báo chí của Lào. Viện Thông tin, Văn hóa và Du lịch Lào là đối tác truyền thống, có mối quan hệ khăng khít với Học viện Báo chí và Tuyên truyền thông qua nhiều hoạt động hợp tác như: trao đổi đoàn; Học viện cấp học bổng đào tạo cán bộ cho Viện; tổ chức hội thảo, tọa đàm khoa học về lý luận chính trị; phối hợp tổ chức lớp bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý báo chí của CHDCND Lào.
Từ năm 1992 đến nay Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã đào tạo, bồi dưỡng cho CHDCND Lào khoảng 700 cán bộ, học viên, sinh viên các chuyên ngành lý luận, chính trị, báo chí, truyền thông, xuất bản... ở các bậc đại học và sau đại học.
Tại buổi làm việc, hai bên đã trao đổi tình hình hoạt động trong giai đoạn hiện nay và định hướng hợp tác giữa hai đơn vị trong tình hình mới. Cụ thể: Hai bên cùng thảo luận các hạng mục hợp tác về chương trình đào tạo, bồi dưỡng và nghiên cứu khoa học. Đồng thời, thống nhất quy trình và phương thức tổ chức lớp bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí và truyền thông tại Việt Nam cho cán bộ lãnh đạo, quản lý báo chí, truyền thông của CHDCND Lào giai đoạn 2022 - 2025.
Làm việc với các cơ quan báo chí CHDCND Lào
Ngày 30.9, Đoàn cán bộ Học viện đã làm việc với Báo Pasaxon và Đài Truyền hình quốc gia CHDCND Lào. Đón tiếp Đoàn Học viện có đồng chí Vanxay Tavinyan, Tổng Biên tập Báo Pasaxon (Báo Nhân Dân); Bà Viengthong Phimphachan Phó Tổng Giám đốc Đài Truyền hình quốc gia CHDCND Lào; cùng đại diện lãnh đạo, cán bộ các đơn vị trong Báo, Đài, trong đó có nhiều cán bộ là các cựu học viên của Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Tại buổi làm việc, hai bên đã cùng trao đổi nghiệp vụ, chuyên môn và thảo luận về các hạng mục có thể hợp tác trong đạo tạo, bồi dưỡng và nghiên cứu khoa học…




Ngoài ra, hai bên cũng chia sẻ về những khó khăn thách thức của ngành truyền hình nói chung và của Đài Truyền hình Quốc gia Lào nói riêng trong kỷ nguyên số: khó khăn về đầu tư, khai thác công nghệ mới; về sản xuất nội dung; về việc đáp ứng nhu cầu của công chúng hiện đại; về năng lực của đội ngũ cán bộ...




Nhiều năm qua, các cơ quan báo chí ở Trung ương và địa phương CHDCND Lào, trong đó có Báo Pasaxon và Đài Truyền hình Quốc gia Lào đã có mối quan hệ hữu nghị chặt chẽ, mật thiết với Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Hàng năm, các cơ quan báo chí CHDCND Lào đều cử nhiều cán bộ tham gia các khoá bồi dưỡng tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Nhiều cựu sinh viên, học viên CHDCND Lào được đào tạo tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện đang giữ trọng trách, cương vị lãnh đạo chủ chốt tại các cơ quan báo chí của CHDCND Lào./.
Nguồn: Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông
Bài liên quan
- Xu hướng, xu thế lớn trong quan hệ quốc tế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045
- Một số điều chỉnh chính sách của Mỹ và phương Tây trong quan hệ với Trung Quốc: Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam
- Xây dựng mô hình tự quản trong phương pháp quản lý lưu học sinh nước ngoài tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- 9 trường đại học, học viện đào tạo báo chí, truyền thông của Việt Nam dự Lễ kỷ niệm 70 năm thành lập Đại học Truyền thông Trung Quốc và tham gia các tọa đàm về đào tạo
- Chia sẻ tầm nhìn của Việt Nam cho một tương lai hoà bình, ổn định, hợp tác, thịnh vượng và bền vững
Xem nhiều
-
1
Đại hội Chi bộ khoa Tuyên truyền nhiệm kỳ 2025-2027
-
2
Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức Hội nghị Tuyên dương điển hình tiên tiến lần thứ VI (2025-2030)
-
3
Quản lý thông tin về khoa học quân sự trên báo chí quân đội ở Việt Nam hiện nay - thực trạng và một số giải pháp tăng cường
-
4
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức sản xuất các chương trình thiện nguyện của kênh VTV1- Đài Truyền hình Việt Nam
-
5
Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về kinh tế của Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên hiện nay
-
6
Phát huy vai trò của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Tây Ninh trong tham gia xây dựng Đảng
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Chi bộ Trung tâm Khảo thí và Đảm bảo chất lượng đào tạo tổ chức thành công Đại hội Chi bộ nhiệm kỳ 2025-2027
Sáng 05/03/2025, tại phòng họp số 1101, tầng 11, Nhà A1, Chi bộ Chi bộ Trung tâm Khảo thí và Đảm bảo chất lượng đào tạo tổ chức thành công Đại hội Chi bộ nhiệm kỳ 2025-2027. Đại hội diễn ra trong bầu không khí trang nghiêm, dân chủ và thẳng thắn, mang tính xây dựng.
Xu hướng, xu thế lớn trong quan hệ quốc tế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045
Xu hướng, xu thế lớn trong quan hệ quốc tế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045
Xu hướng, xu thế lớn trong quan hệ quốc tế là một bộ phận của cục diện thế giới. Việc nhận diện đúng và có chính sách phù hợp với xu hướng, xu thế lớn đóng vai trò quan trọng trong hoạch định và triển khai chính sách đối ngoại. Tuy nhiên, việc nhận thức chung về xu hướng, xu thế lớn ở khía cạnh nguyên tắc thường dễ thống nhất, nhưng khó đạt được đồng thuận khi đề cập đến từng khía cạnh cụ thể hoặc dự báo trong phạm vi 5 năm của một nhiệm kỳ đại hội đảng. Để có thêm phân tích về vấn đề này, bài viết tập trung bàn về khái niệm, nội hàm của xu hướng, xu thế lớn; dự báo xu hướng, xu thế lớn của quan hệ quốc tế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Một số điều chỉnh chính sách của Mỹ và phương Tây trong quan hệ với Trung Quốc: Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam
Một số điều chỉnh chính sách của Mỹ và phương Tây trong quan hệ với Trung Quốc: Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam
Trong những năm qua, Trung Quốc đã có sự phát triển vượt bậc cả về kinh tế, quân sự và ảnh hưởng quốc tế. Điều này làm gia tăng quan ngại của Mỹ và phương Tây đối với Trung Quốc. Một trong những cách tiếp cận gần đây của Mỹ và phương Tây đối với Trung Quốc là sự xuất hiện của khái niệm “giảm thiểu rủi ro”. Xuất hiện lần đầu tiên vào đầu năm 2023(1), khái niệm “giảm thiểu rủi ro” nhanh chóng trở thành cách tiếp cận chung của Mỹ và phương Tây trong quan hệ với Trung Quốc.
Xây dựng mô hình tự quản trong phương pháp quản lý lưu học sinh nước ngoài tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Xây dựng mô hình tự quản trong phương pháp quản lý lưu học sinh nước ngoài tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Học viện Báo chí và Tuyên truyền là cơ sở đào tạo trong lĩnh vực báo chí, truyền thông và lý luận chính trị có uy tín trên cả nước. Bởi vậy, việc liên kết đào tạo về các lĩnh vực này không chỉ được thực hiện ở các đơn vị đào tạo trong nước mà còn được thực hiện cả ở sự liên kết đào tạo quốc tế. Hàng năm, Học viện đón tiếp một lượng lớn sinh viên quốc tế theo học ở các bậc cử nhân, cao học và nghiên cứu sinh. Do vậy, công tác quản lý sinh viên quốc tế là công tác quan trọng và có tính đặc thù. Công tác này để đạt hiệu quả tốt không chỉ thuộc về phương pháp và trách nhiệm của các đơn vị trong học viện mà còn phụ thuộc vào chính năng lực tự quản của các em. Tuy nhiên, để sự tự quản được thực hiện có chất lượng cần thực hiện trên nguyên tắc: Học viện định hướng – phòng Quản lý Ký túc xá xây dựng phương pháp và giám sát – lưu học sinh tự quản. Với nguyên tắc trên, phòng Quản lý ký túc xá đã thu được những thành công nhất định. Bài viết này trình bày những kinh nghiệm đã thu được trong qua trình xây dựng mô hình tự quản trong tập thể lưu học sinh nước ngoài tại học viện.
9 trường đại học, học viện đào tạo báo chí, truyền thông của Việt Nam dự Lễ kỷ niệm 70 năm thành lập Đại học Truyền thông Trung Quốc và tham gia các tọa đàm về đào tạo
9 trường đại học, học viện đào tạo báo chí, truyền thông của Việt Nam dự Lễ kỷ niệm 70 năm thành lập Đại học Truyền thông Trung Quốc và tham gia các tọa đàm về đào tạo
Từ ngày 24 đến 27/9/2024, 9 trường đại học, học viện đào tạo báo chí, truyền thông của Việt Nam đã đến thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc dự Lễ kỷ niệm 70 năm thành lập Đại học Truyền thông Trung Quốc và tham gia các tọa đàm về nghiên cứu học thuật, đào tạo, bồi dưỡng báo chí, truyền thông.
Bình luận