Giữ gìn và bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc ít người, góp phần củng cố, phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc
1. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nhấn mạnh đến vị trí, vai trò của đại đoàn kết dân tộc Người chỉ rõ, đại đoàn kết dân tộc là vấn đề sống còn, quyết định thành công của cách mạng và là một chiến lược cơ bản, lâu dài, xuyên suốt của cách mạng Việt Nam. Chù tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Đoàn kết là sức mạnh của chúng ta. Đoàn kết chặt chẽ, thì chúng ta nhất định có thể khắc phục mọi khó khăn, phát triển mọi thuận lợi và làm trọn nhiệm vụ nhân dân giao phó cho chúng ta”(1); “Đoàn kết là một lực lượng vô địch của chúng ta để khắc phục khó khăn, giành lấy thắng lợi”(2).
Thấm nhuấn tư tưởng Hồ Chí Minh, kế thừa và phát huy truyền thống đoàn kết của dân tộc, trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lê-nin, trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam đã không ngừng đổi mới, phát triển tư duy lý luận về xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Với chiến lược tập hợp tất cả các lực lượng, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc vững chắc, hình thành và phát triển sức mạnh to lớn của toàn dân trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù của dân tộc, Đảng ta xác định lấy đại đoàn kết dân tộc là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu, quán triệt trong tất cả các lĩnh vực, từ đường lối, chủ trương, chính sách đến hoạt động thực tiễn, nhờ đó Đảng đã lãnh đạo toàn dân, đứng lên đánh bại các thế lực đế quốc, thực dân giải phóng dân tộc, giành lại tự do độc lập cho Tổ quốc. Cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định: “Đoàn kết là truyền thống cực kỳ quý báu của dân tộc,… là đường lối chiến lược có ý nghĩa sống còn của cách mạng Việt Nam”(3).
Để phát huy mạnh mẽ sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tập hợp lực lượng cách mạng, bảo đảm cho mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam thì việc giữ gìn và bảo vệ các giá trị di sản văn hóa truyền thống các dân tộc anh em có vai trò, ý nghĩa vô cùng quan trọng. Di sản văn hóa Việt Nam nói chung và di sản văn hóa các dân tộc ít người nói riêng là sản phẩm vật chất, tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học được các cộng đồng dân tộc ít người sáng tạo ra trong quá trình sinh tồn, phát triển, là những yếu tố làm nên giá trị đặc sắc của mỗi cộng đồng, được lưu giữ, trao truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác, nhằm vươn tới đỉnh cao giá trị chân - thiện - mỹ. Di sản văn hóa các dân tộc ít người vừa là bản sắc riêng của mỗi cộng đồng, mỗi dân tộc về tiếng nói, chữ viết, kiến trúc, trang phục, lễ hội,... vừa góp phần tạo nên bức tranh văn hóa tổng thể đa sắc màu trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam.
Nhấn mạnh việc giữ gìn và bảo vệ di sản văn hóa truyền thống các dân tộc anh em cũng chính là đảm bảo cho khối đại đoàn kết dân tộc luôn trở thành cội nguồn, sức mạnh vô địch để cả dân tộc chiến đấu và chiến thắng mọi thiên tai, địch họa, làm cho đất nước trường tồn, bản sắc dân tộc được giữ vững.
Đảng ta luôn luôn xác định đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam là thực hiện đại đoàn kết toàn dân tộc trên nền tảng liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức.
Là cội nguồn sức mạnh, động lực chủ yếu và là nhân tố có ý nghĩa quyết định bảo đảm thắng lợi của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đại đoàn kết dân tộc được thực hiện bằng nhiều biện pháp, hình thức, trong đó yếu tố quan trọng hàng đầu là các chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước. Chỉ trên cơ sở kết hợp hài hòa lợi ích của các tầng lớp, dân tộc, các giai cấp, cá nhân, nhóm xã hội… thì vấn đề đại đoàn kết toàn dân tộc mới có thể được giải quyết thực sự. Đảng, Nhà nước ta luôn khẳng định tôn trọng tính đa dạng văn hóa của nền văn hóa Việt Nam, trong đó văn hóa các dân tộc ít người là tài sản quý báu của toàn xã hội và trở thành bộ phận cấu thành quan trọng. Việc quan tâm chú trọng bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa, trong đó có văn hóa của đồng bào các dân tộc ít người, là điều kiện quan trọng để xây dựng nền văn hóa chung của quốc gia, dân tộc.
Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng ta xác định: “Động lực và nguồn lực phát triển quan trọng của đất nước là khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, ý chí tự cường dân tộc, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc”(4). Thực tiễn cho thấy, việc nâng cao vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội đều phải xuất phát từ yêu cầu, nguyện vọng, quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của toàn thể nhân dân trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
Bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa được biểu hiện trực tiếp ở chỗ phát huy sức mạnh của hệ thống chính trị trong xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, mọi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đều nhằm mục tiêu hạnh phúc, ấm no của nhân dân. Đại đoàn kết toàn dân tộc là sự nghiệp của toàn dân tộc, của cả hệ thống chính trị, trong đó các tổ chức đảng là hạt nhân lãnh đạo.
2. Trong suốt chiều dài lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, cộng đồng các dân tộc Việt Nam luôn là nơi hội tụ, kết tinh và lan tỏa những giá trị truyền thống tốt đẹp, làm nên sức sống trường tồn đưa đất nước vượt qua bao thăng trầm của lịch sử. Trong quá trình đó, di sản văn hóa các dân tộc ít người có vị trí rất quan trọng, là chất keo gắn kết cộng đồng các dân tộc Việt Nam, góp phần tạo nên nền văn hóa Việt Nam thống nhất trong đa dạng.
Văn hóa theo nghĩa rộng được hiểu là toàn bộ các giá trị vật chất và tinh thần, các mối quan hệ xã hội do quá trình tác động vào thế giới tự nhiên của con người nhằm giải quyết các nhu cầu tồn tại và phát triển của mình.
Năm 2001, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) đã ra tuyên ngôn toàn cầu về đa dạng văn hóa, trong đó nhấn mạnh: sự đa dạng văn hóa đối với nhân loại cũng cần thiết như sự đa dạng sinh học trong trật tự cơ thể sống. Như vậy, đa dạng văn hóa là một đặc trưng của xã hội loài người. Với ý nghĩa đó, đa dạng văn hóa là đặc điểm phổ quát và là di sản chung của nhân loại, phải được thừa nhận và khẳng định vì lợi ích của các thế hệ hôm nay và mai sau.
Việt Nam là quốc gia đa dân tộc, đa văn hóa, nền văn hóa Việt Nam vừa đa dạng, vừa thống nhất. Tính đa dạng về văn hóa không chỉ phổ biến ở các dân tộc mà còn phản ánh rõ nét ở các vùng, miền tạo nên các vùng văn hóa, các miền văn hóa khác nhau. Lãnh thổ nước ta có miền núi, trung du, đồng bằng, ven biển và hải đảo tạo nên tính đa dạng của hệ sinh thái, điều kiện địa lý, hình thái cư trú, mô hình sinh kế. Từ trong xã hội truyền thống cư dân ở đồng bằng chủ yếu gắn liền với nền nông nghiệp lúa nước; cư dân miền núi, trung du gắn với nền nông nghiệp nương rẫy, khai thác, tận dụng tài nguyên rừng; cư dân miền biển gắn với các nguồn lợi từ biển.
Trong 53 dân tộc ít người, mỗi dân tộc đều có nhiều ngành, nhóm địa phương khác nhau. Cư trú và sinh kế dựa vào điều kiện tự nhiên đa dạng góp phần hình thành nên sắc thái văn hóa đa dạng từng tiểu vùng địa lý, từng dân tộc, từng cộng đồng dân cư. Người Tày-Nùng ở phía đông sông Hồng khác với người Tày - Nùng ở phía tây sông Hồng. Các nhóm người Dao ở vùng núi cao khác với các nhóm người Dao ở vùng núi thấp. Người Thái ở Mai Châu (Hòa Bình) và miền Tây Thanh Hóa - Nghệ An khác với người Thái ở vùng Tây Bắc. Các dân tộc ít người nước ta đều có ngôn ngữ, phong tục, tập quán, thói quen sinh hoạt riêng, có hệ thống lễ hội, di tích lịch sử - văn hóa rất phong phú và đặc sắc. Thêm vào đó, sự đa dạng về địa hình, khí hậu và những giao lưu văn hóa là những yếu tố tạo nên tính đa dạng văn hóa, góp phần quan trọng làm giàu kho tàng văn hóa các dân tộc Việt Nam.
Đa dạng văn hóa trở thành ngọn nguồn trao đổi, giao lưu, cải tiến và sáng tạo, do đó đa dạng văn hóa cũng là nòng cốt để phát triển bền vững, không thể có phát triển bền vững mà không có tính đa dạng văn hóa. Cần quán triệt nhận thức về đa dạng văn hóa như một yếu tố nòng cốt để phát triển bền vững cả trong văn hóa, cả trong các vấn đề xã hội. Việc tôn trọng và phát huy các loại hình văn hóa đa dạng của từng cộng đồng dân tộc, địa phương có ý nghĩa quan trọng bảo đảm tính đa dạng của văn hóa Việt Nam.
Tính thống nhất của nền văn hóa Việt Nam trước hết là thống nhất về lãnh thổ quốc gia bao gồm lãnh thổ đất liền, hải đảo, vùng biển, lòng đất và vùng trời, được xác định bằng biên giới quốc gia. Sâu xa hơn chính là ở bản lĩnh, bản sắc văn hóa dân tộc - quốc gia Việt Nam, biểu hiện qua quá trình đoàn kết đấu tranh chống ngoại xâm, phát triển kinh tế, mở mang bờ cõi. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày nay là một tiến trình lịch sử - tự nhiên với nhiều thăng trầm để định hình nên không gian lãnh thổ thống nhất, toàn vẹn, tạo nên tính thống nhất của văn hóa Việt Nam gắn với xương máu, trí tuệ, công sức từ thế hệ này đến thế hệ khác, gắn với ý thức quốc gia và biểu hiện ra trong lối sống, cách ứng xử, đặc biệt là tinh thần yêu nước của các dân tộc Việt Nam. Cộng đồng các dân tộc, dù đến sớm hay muộn, đều coi nhau là anh em trong đại gia đình Việt Nam, có cùng chung một cội nguồn, đoàn kết, chung sức, chung lòng để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Bảo vệ sự thống nhất, toàn vẹn, chủ quyền lãnh thổ quốc gia là lợi ích cơ bản của cộng đồng các dân tộc trên đất nước Việt Nam.
Tính thống nhất của nền văn hóa Việt Nam không triệt tiêu tính đa dạng, mà là cơ sở để đảm bảo tính đa dạng văn hóa các dân tộc được thể hiện phong phú hơn, có cơ hội được phát huy tốt hơn thông qua giao thoa văn hóa, chắt lọc, tiếp thu và học hỏi lẫn nhau giữa các dân tộc. Tính đa dạng văn hóa bổ sung, làm phong phú, tăng cường tính thống nhất, làm cho cái chung luôn được bồi đắp tinh túy.
Để phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, thì một trong những nhiệm vụ quan trọng là xây dựng đồng thuận xã hội, thu hẹp và xóa bỏ mọi cách biệt, xây dựng sự nhất trí về những điểm tương đồng. Đó là tương đồng về chính trị trong xác định mục tiêu chung của đất nước, của toàn dân, giữ vững nền độc lập, thống nhất; đó là tương đồng về kinh tế, trên cơ sở hài hòa lợi ích giữa cá nhân, tập thể và cộng đồng, xã hội; đó là tương đồng về văn hóa với tinh thần đoàn kết, gắn bó, tôn trọng những giá trị nhân văn, nhân bản, giữ gìn và phát huy bản sắc truyền thống của các dân tộc anh em.
3. Trên cả nước hiện nay, dân số các dân tộc ít người có khoảng 14,2 triệu (chiếm khoảng 14,7% dân số cả nước), sinh sống chủ yếu tại các khu vực trung du, miền núi phía bắc, Bắc Trung Bộ, duyên hải miền trung, Tây Nguyên và Tây Nam Bộ (kết quả điều tra dân số năm 2019)
Các chuyên gia khẳng định Di sản văn hóa của các dân tộc ít người là nguồn “tài nguyên chiến lược”, là vốn quý cho phát triển bền vững đất nước. Giữ gìn và bảo vệ di sản văn hóa truyền thống các dân tộc là yếu tố quan trọng để củng cố và phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Điều này đảm bảo cho đại đoàn kết dân tộc trở thành một chiến lược cách mạng, trở thành sức mạnh vật chất, là tiềm năng lớn, tạo nên thế và lực để xây dựng và phát triển đất nước.
Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa của các cộng đồng dân tộc ít người để phục vụ cộng đồng và phát triển cộng đồng cần làm sao để di sản văn hóa được bảo tồn và phát huy sống động ngay trong lòng môi trường văn hóa/sinh thái – nhân văn – nơi di sản được khởi nguồn, duy trì và được bồi đắp bởi khả năng sáng tạo không ngừng nghỉ của chính cộng đồng chủ thể văn hóa.
Ở Việt Nam hiện nay, quá trình hiện đại hoá cùng sự hội nhập vùng miền, khu vực và quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ và trở thành xu hướng chủ đạo trong xã hội. Sự phát triển nhanh chóng của khoa học-công nghệ, quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng ở nước ta hiện nay đã mở ra nhiều cơ hội giao lưu, hợp tác nhưng cũng đang đặt ra không ít khó khăn thách thức trong việc gìn giữ, bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa truyền thống của các dân tộc ít người.
Phát triển kinh tế, khoa học, kỹ thuật, công nghệ và các dòng chảy của con người, hàng hoá, thông tin, hệ giá trị,... giữa các vùng miền, dân tộc ít người ở Việt Nam và giữa Việt Nam và quốc tế đã có tác động lớn đến đời sống văn hoá của các cộng đồng, các dân tộc ít người ở miền núi cũng như đồng bằng, ở nông thôn cũng như đô thị và thể hiện ở mọi khía cạnh như thực hành di sản, tôn giáo, tín ngưỡng, giải trí, phong tục tập quán, lối sống, hoạt động sinh kế, bản sắc tộc người,...
Hiện đại hoá và hội nhập đã làm thay đổi văn hoá của các cộng đồng dân tộc ít người, tuy nhiên, điều này không thay thế hoàn toàn văn hoá cổ truyền, quá trình này sẽ góp phần tạo ra sự đa dạng mới với các thực hành văn hoá mới. Trong bối cảnh và điều kiện mới, trên cơ sở tính chủ thể tự quyết của truyền thống văn hoá riêng, các cộng đồng dân tộc ít người sẽ có những chiến lược, cách ứng phó riêng, tạo thành lối sống và chiến lược mưu sinh riêng mang đậm bản sắc, mà không bị đồng nhất hoặc bị hoà tan.
Nhận thức rõ vai trò của di sản văn hóa các dân tộc ít người đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã luôn quan tâm tới sự nghiệp giữ gìn và phát huy di sản văn hóa các dân tộc ít người. Trong các Nghị quyết Trung ương 4 khóa VII, Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII, Nghị quyết Trung ương 9 khóa XI và gần đây nhất là Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, vấn đề giữ gìn và phát huy di sản văn hóa dân tộc đã được chỉ ra đúng đắn và nhất quán. Qua đó, Đảng ta không chỉ khẳng định vị trí, vai trò quan trọng của di sản văn hóa mà còn nhấn mạnh trách nhiệm của toàn dân. Nhờ vậy giá trị văn hóa của các cộng đồng dân tộc ít người ở nước ta luôn được chú trọng, bảo tồn, phát huy và đạt được những kết quả tích cực. Tuy nhiên, bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế cùng với cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra mạnh mẽ trên quy mô toàn cầu hiện nay cũng đặt ra những thách thức không nhỏ đối với vấn đề bảo tồn và phát huy di sản văn hóa các dân tộc ít người.
Trên cơ sở tổng kết 20 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW (khóa IX) về “Tăng cường mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân, về đại đoàn kết toàn dân tộc”, ngày 24-11-2023, Ban Chấp hành Trung ương (khóa XIII) đã ban hành Nghị quyết số 43-NQ/TW về “Về tiếp tục phát huy truyền thống, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng đất nước ta ngày càng phồn vinh, hạnh phúc”. Nghị quyết 43-NQ-TW tiếp tục xác định liên minh giữa giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức do Đảng lãnh đạo chính là nền tảng vững chắc của khối đại đoàn kết toàn dân tộc(5).
Xu thế lớn của thời đại là hòa bình, hợp tác và phát triển, là toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế với sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ. Đảng ta đã đề ra mục tiêu, định hướng cho từng chặng đường phát triển của đất nước từ nay đến năm 2045, phấn đấu đưa nước ta đứng vào hàng ngũ các nước phát triển. Một trong những nhiệm vụ chiến lược là phải đoàn kết, tập hợp sức mạnh toàn dân tộc, phát huy ý chí toàn dân tộc, gắn với phát huy rộng rãi dân chủ xã hội chủ nghĩa.
Tinh thần đại đoàn kết phải thấm nhuần trong toàn bộ xã hội, đó là đoàn kết trong Đảng, đoàn kết giữa các tầng lớp, giai cấp trong xã hội, đoàn kết trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam; đó là đoàn kết giữa đồng bào theo tôn giáo và không theo tôn giáo, giữa người Việt Nam ở trong và ngoài nước, giữa nhân dân Việt Nam và nhân dân tiến bộ trên thế giới; và cao hơn hết, đó chính là mối quan hệ bền chặt giữa Đảng và nhân dân, là niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ.
Trong bối cảnh hiện nay, một lần nữa cần phải nhấn mạnh việc quan tâm, giữ gìn và bảo vệ giá trị di sản văn hóa truyền thống các dân tộc ít người. Trong đó, người dân vừa là chủ nhân, vừa là người hưởng thụ các giá trị văn hóa trong quá trình triển khai các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Các chính sách cần bảo đảm vừa bám sát đời sống thực tiễn của nhân dân, vừa định hướng, nâng cao nhận thức cho mỗi người dân để họ có thể trực tiếp tham gia vào sự nghiệp bảo vệ, lan tỏa các giá trị văn hóa truyền thống, từ đó đóng góp tích cực vào công cuộc gìn giữ và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, đóng góp vào việc củng cố, phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc, huy động sức mạnh của toàn dân tộc vào trong quá trình việc xây dựng và phát triển đất nước./.
_______________________________________________
(1), Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, T. 9, tr. 145.
(2), Hồ Chí Minh (2011), Sđd, T.13, tr. 177.
(3), Nguyễn Phú Trọng (2023), Phát huy truyền thống đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng đất nước ta ngày càng giàu mạnh, văn minh, hạnh phúc, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2023, tr. 15.
(4), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2021, t. I, tr. 34.
(5), Đảng Cộng sản Việt Nam, Ban Chấp hành Trung ương (khóa XIII), Nghị quyết số 43-NQ/TW, ngày 24-11-2023, về “Về tiếp tục phát huy truyền thống, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng đất nước ta ngày càng phồn vinh, hạnh phúc”
Nguồn: Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông điện tử
Bài liên quan
- Tương lai cho thế hệ vươn mình
- Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tư tưởng, góp phần tạo mọi điều kiện thuận lợi để đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
- Nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên của Đảng bộ huyện Quốc Oai, Thành phố Hà Nội hiện nay
- Bảo đảm thực hiện tốt dân chủ ở cơ sở
- Đổi mới tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị “tinh - gọn - mạnh - hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả” theo tinh thần định hướng của Đồng chí GS, TS. Tổng Bí thư Tô Lâm
Xem nhiều
-
1
Đại hội Chi bộ khoa Tuyên truyền nhiệm kỳ 2025-2027
-
2
Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức Hội nghị Tuyên dương điển hình tiên tiến lần thứ VI (2025-2030)
-
3
Quản lý thông tin về khoa học quân sự trên báo chí quân đội ở Việt Nam hiện nay - thực trạng và một số giải pháp tăng cường
-
4
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức sản xuất các chương trình thiện nguyện của kênh VTV1- Đài Truyền hình Việt Nam
-
5
Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về kinh tế của Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên hiện nay
-
6
Phát huy vai trò của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Tây Ninh trong tham gia xây dựng Đảng
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về kinh tế của Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên hiện nay
Hiệu quả quản lý nhà nước về kinh tế là yêu cầu khách quan, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xu thế hội nhập kinh tế quốc tế. Thời gian qua, hiệu quả quản lý nhà nước về kinh tế của Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên ngày càng được nâng cao đã mang lại những kết quả tích cực trong bức tranh phát triển của tỉnh. Bài viết phác họa thực trạng quản lý nhà nước về kinh tế của Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên hiện nay, chỉ ra một số hạn chế, bất cập; từ đó, đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về kinh tế của Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên thời gian tới.
Tương lai cho thế hệ vươn mình
Tương lai cho thế hệ vươn mình
Trong suốt tiến trình lịch sử dựng nước và giữ nước, thanh niên - thế hệ trẻ luôn giữ vị trí quan trọng, được ví như rường cột quyết định sự hưng thịnh của dân tộc. Trong mọi thời kỳ cách mạng từ khi có Đảng lãnh đạo đến nay, thanh niên luôn là lực lượng tiên phong, đóng vai trò nòng cốt, từ đấu tranh giành độc lập, thống nhất đất nước đến công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội. Có thể nói, lịch sử của Đảng ta từ khi ra đời đến nay luôn có dấu ấn, thể hiện rõ vai trò của các thế hệ thanh niên ưu tú, xuất sắc của dân tộc. Các đồng chí Tổng Bí thư đầu tiên, các nhà lãnh đạo tài ba của Đảng, các trí thức lớn của Việt Nam đều đã giữ các cương vị trọng trách ngay từ khi còn đang tuổi thanh niên.
Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tư tưởng, góp phần tạo mọi điều kiện thuận lợi để đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tư tưởng, góp phần tạo mọi điều kiện thuận lợi để đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Công tác tư tưởng có vai trò trọng yếu trong thành công của sự nghiệp cách mạng của dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng. Bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, công tác tư tưởng lại càng có vai trò quan trọng để tạo sự đồng thuận, đoàn kết, thống nhất cao trong toàn Đảng, đại đoàn kết toàn dân tộc; qua đó tạo nên sức mạnh vô địch, là điều kiện tiên quyết để đạt được mục tiêu, kỳ vọng, đích đến của kỷ nguyên mới, kỷ nguyên đưa Việt Nam sánh vai các cường quốc năm châu.
Nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên của Đảng bộ huyện Quốc Oai, Thành phố Hà Nội hiện nay
Nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên của Đảng bộ huyện Quốc Oai, Thành phố Hà Nội hiện nay
Dưới sự lãnh đạo của Huyện ủy Quốc Oai, Thành phố Hà Nội công tác nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên của Đảng bộ huyện ngày càng đạt kết quả tích cực. Nâng cao chất lượng đảng viên là cơ sở, tiêu chí quan trọng trong xây dựng tổ chức cơ sở đảng vững mạnh, toàn diện. Bài viết làm rõ thực trạng chất lượng đội ngũ đảng viên của Đảng bộ huyện Quốc Oai, Thành phố Hà Nội hiện nay, chỉ rõ những khó khăn, thách thức; từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên của Đảng bộ huyện Quốc Oai, Thành phố Hà Nội thời gian tới.
Bảo đảm thực hiện tốt dân chủ ở cơ sở
Bảo đảm thực hiện tốt dân chủ ở cơ sở
Thực hiện dân chủ ở cơ sở - xã, phường, thị trấn, cộng đồng dân cư, cơ quan, đơn vị, tổ chức – là phương thức phát huy quyền làm chủ của nhân dân trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, để nhân dân biết, nhân dân bàn, nhân dân làm, nhân dân kiểm tra, nhân dân thụ hưởng. Thực hiện dân chủ ở cơ sở là vấn đề quan trọng, luôn được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước. Để dân chủ ở cơ sở được hiện thực hóa, việc đảm bảo thực hiện với những cơ chế cụ thể là vấn đề cấp thiết.
Bình luận