Du lịch tỉnh Tây Ninh vươn mình trong bối cảnh hội nhập quốc tế
Tây Ninh là tỉnh nằm ở miền Đông Nam bộ, Phía đông giáp các tỉnh Bình Dương và Bình Phước, phía Nam giáp Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Long An, phía Tây và phía Bắc giáp Vương quốc Campuchia, với đường biên giới khoảng 240km, với 03 cửa khẩu quốc tế là Mộc Bài, Xa Mát, Tân Nam và 3 cửa khẩu quốc gia là Kà Tum, Chàng Riệc, Phước Tân, 10 cửa khẩu phụ; tiếp giáp với 19 xã, 03 phường thuộc 06 huyện, 01 thành phố của 03 tỉnh: Tbông Khmum, Prây Veng và Svay Riêng - Vương quốc Campuchia.
Tây Ninh được hình thành và phát triển với lịch sử gần 300 năm, xuất xứ từ Phiên An trấn thuộc tỉnh Gia Định xưa. Năm 1836, Tây Ninh chính thức trở thành một đơn vị hành chính cấp phủ, cho đến nay đã gần 190 năm hình thành và phát triển là vùng đất những địa điểm mang tính chất huyền thoại, lịch sử và thơ mộng để lại sự lưu luyến hứa hẹn sẽ trở lại sau lần đầu đặt chân đến miền đất anh hùng, nhiều tình nghĩa và giàu sức sống, tình yêu thương, nổi tiếng với Núi Bà Đen hùng vĩ, Tòa Thánh Cao Đài độc đáo, Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt - Căn cứ Trung ương Cục miền Nam là di tích lịch sử hào hùng, đang chứng kiến những bước chuyển mình mạnh mẽ trong lĩnh vực du lịch, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng. Việc này không chỉ mang lại những cơ hội to lớn mà còn đặt ra những thách thức không nhỏ.
1. Thực trạng du lịch tỉnh Tây Ninh thời gian qua
1.1. Một số kết quả phát triển du lịch tỉnh Tây Ninh
Những năm qua, phát triển du lịch tại tỉnh Tây Ninh đã đạt nhiều kết quả khả quan. Du lịch phát triển ấn tượng, sản phẩm phong phú, một số khu, điểm du lịch đã được đầu tư nâng cấp, cải thiện về số lượng và chất lượng, tăng cao cả về doanh thu và số lượng du khách.
Theo thống kê từ Sở Du lịch Tây Ninh, trong năm 2022, tình hình dịch COVID-19 được kiểm soát, tỉnh Tây Ninh thu hút được lượng khách du lịch đến Tây Ninh đạt hơn 4 triệu lượt, trong đó có 300,000 lượt khách quốc tế. Năm 2023, tổng lượt khách du lịch đến tỉnh Tây Ninh là 5.100.000 khách. Năm 2024, tổng lượng khách tới tỉnh Tây Ninh là 5.600.000 người.
Khách du lịch đến tỉnh Tây Ninh tham quan ngày càng tăng, doanh thu từ ngày du lịch đẩy mạnh đã dần khẳng định được vai trò phát triển ngành Du lịch hiện nay.
Doanh thu du lịch tỉnh Tây Ninh từ năm 2021 đến năm 2024 đạt 6.606 tỷ, đạt 73,4% chỉ tiêu về Doanh thu du lịch trong giai đoạn 2021-2025 (9.000 tỷ đồng) được đề ra tại Quyết định số 01/QĐ-UBND ngày 04/01/2021 của UBND tỉnh về Ban hành Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tây Ninh 5 năm 2021-2025 và Quyết định số 1956/QĐ-UBND ngày 23/9/2022 của UBND tỉnh về Ban hành Chương trình hành động của UBND tỉnh thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XI, giai đoạn 2021-2025.
Tỉnh Tây Ninh đã khai thác có hiệu quả các chương trình du lịch liên kết các sản phẩm, dịch vụ du lịch ngoài Khu du lịch Núi Bà Đen, với 26 chương trình du lịch mới, gắn với 15 điểm đến trên địa bàn 06 huyện, thị xã, thành phố, đã tạo hiệu ứng lan tỏa tích cực, đa dạng hóa thị trường khách du lịch và thu hút được 5.361 lượt khách (trong đó, Khách nội địa khoảng 5.273 lượt (gồm: 1.565 lượt trong tỉnh, 3.708 lượt ngoài tỉnh); Khách nước ngoài: 88 lượt) trong và ngoài nước, từng bước đạt được mục tiêu kéo dài hơn thời gian lưu trú tại tỉnh và tăng mức chi tiêu của khách du lịch khi đến Tây Ninh. Năm 2022, Tây Ninh xếp thứ 15 trong số 63 tỉnh, thành phố về thu hút đầu tư nước ngoài.
Ngành du lịch tỉnh Tây Ninh đã có nhiều đóng góp cho sự phát triển kinh tế của tỉnh và đem đến nhiều cơ hội trong hội nhập quốc tế, đó là với việc tham gia vào các tổ chức du lịch quốc tế, Tây Ninh có thể quảng bá hình ảnh của mình đến với du khách trên toàn thế giới, thu hút lượng lớn khách du lịch quốc tế đến tham quan và khám phá. Bên cạnh đó còn tạo điều kiện cho các doanh nghiệp du lịch tiếp cận với những xu hướng du lịch mới trên thế giới, nâng cao chất lượng dịch vụ để đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế, từ đó phát triển các sản phẩm du lịch độc đáo và hấp dẫn.
Trong những năm gần đây, nhận thấy được mặt mạnh từ tiềm năng phát triển về du lịch, Lãnh đạo tỉnh Tây Ninh đã quan tâm đầu tư, xây dựng để đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, tập trung khai thác mạnh mẽ, có hiệu quả tiềm năng, lợi thế về du lịch; chú trọng phát triển sản phẩm, xây dựng thương hiệu du lịch đặc sắc; tạo điều kiện, tập trung đầu tư Khu du lịch Quốc gia núi Bà Đen trở thành khu du lịch đẳng cấp, đặc sắc mang tầm quốc tế. Theo kế hoạch quảng bá xây dựng thương hiệu điểm đến du lịch Tây Ninh giai đoạn 2023-2025, tỉnh xác định các điểm tham quan trọng điểm như: Khu di tích lịch sử và danh thắng núi Bà Đen, Tòa thánh Cao Đài, hồ Dầu Tiếng, Căn cứ Trung ương Cục miền Nam, Vườn quốc gia Lò Gò - Xa Mát... với các điểm đến mang tính kết nối, lan tỏa khác, trở thành những điểm đến có sản phẩm du lịch hấp dẫn, đặc sắc mang đậm nét đặc trưng văn hoá, lịch sử riêng có của tỉnh Tây Ninh. Mục tiêu đến năm 2025, Tây Ninh nỗ lực xây dựng núi Bà Đen trở thành khu du lịch đẳng cấp của khu vực và quốc gia, là tâm điểm dẫn dắt, kết nối lan toả du lịch địa phương và khu vực Đông Nam Bộ. Đến năm 2030, Tây Ninh phấn đấu đưa du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, đóng góp trên 10% GRDP.
1.2. Một số khó khăn, thách thức đối với du lịch tỉnh Tây Ninh
Thứ nhất, việc khai thác, phát triển khu, điểm du lịch chưa tương xứng với các tiềm năng, lợi thế về du lịch của tỉnh; số lượng khách du lịch đến Tây Ninh so với khu vực và cả nước ở mức khá, nhưng đa phần là khách du lịch nội địa; địa phương chưa có nhiều sản phẩm nổi trội có thương hiệu để thu hút khách quốc tế, do đó doanh thu du lịch thấp và đóng góp của ngành du lịch vào kinh tế - xã hội của tỉnh chưa cao.
Thứ hai, một số dự án du lịch cấp tỉnh và cấp huyện đã đưa vào danh mục mời gọi đầu tư nhưng chưa thu hút được nhiều nhà đầu tư quan tâm; hạ tầng phục vụ du lịch (hệ thống các khu điểm du lịch, cơ sở lưu trú cao cấp, vui chơi giải trí, mua sắm, nhà hàng...) chưa đáp ứng được yêu cầu phục vụ du lịch với quy mô, số lượng lớn khách du lịch.
Thứ ba, những cơ sở dịch vụ, bổ trợ, cơ sở vui chơi giải trí hiện có chưa đạt chuẩn và có quy mô nhỏ nên hạn chế trong việc phục vụ đáp ứng nhu cầu số lượng lớn du khách trong các dịp lễ hội, sự kiện. Các khách sạn đạt tiêu chuẩn từ 3 sao trở lên còn thiếu; các đơn vị có chức năng kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế chưa phong phú.
Thứ tư, chưa thu hút được nhiều khách du lịch quốc tế, nhất là khách đến từ thị trường Campuchia mặc dù có lợi thế về đường biên giới và khách du lịch qua lại các cửa khẩu quốc tế của Tây Ninh.
2. Một số giải pháp giúp du lịch tỉnh Tây Ninh phát triển bền vững, hội nhập quốc tế
Một là, đổi mới nhận thức về du lịch là ngành kinh tế dịch vụ tổng hợp, tạo động lực cho các ngành khác phát triển; vận động doanh nghiệp, cộng đồng ứng xử văn minh, thân thiện và bảo vệ hình ảnh, môi trường; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, bảo đảm an ninh, an toàn cho du khách, tạo ra môi trường đầu tư tốt nhất cho các tổ chức, cá nhân hoạt động trên lĩnh vực du lịch.
Hai là, xác định rõ sản phẩm, dịch vụ cần tập trung phát triển, nâng cao chất lượng để thu hút du khách, tăng thời gian lưu trú và chi tiêu của du khách khi đến Tây Ninh; Tập trung công tác xây dựng, giữ gìn chất lượng sản phẩm, dịch vụ, uy tín gắn với quảng bá hình ảnh, thương hiệu du lịch Tây Ninh.
Ba là, đẩy mạnh xúc tiến, quảng bá, liên kết phát triển du lịch khu vực Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ và các địa phương trong cả nước và xúc tiến thị trường nước ngoài. Xây dựng thương hiệu du lịch bằng cách phối hợp với các đoàn báo chí, đoàn làm phim, các kênh truyền hình viết bài, thực hiện phóng sự, làm phim về Du lịch Tây Ninh; tích cực đăng cai tổ chức các giải thi đấu thể thao, hội chợ du lịch, hội thảo cấp quốc gia và khu vực.
Bốn là, tiếp tục đẩy mạnh thực hiện nội dung đã ký kết phối hợp về lĩnh vực du lịch với các tỉnh, thành, các cơ quan truyền thông, báo, đài: Tổng công ty hàng không Việt Nam; Chương trình liên kết phát triển du lịch vùng Đông Nam Bộ; thỏa thuận hợp tác với Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, ký kết Thỏa thuận hợp tác giữa UBND tỉnh Tây Ninh và Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn – TNHH MTV (Saigontourist Group)…
Năm là, thực hiện các chính sách phát triển nguồn nhân lực; tổ chức điều tra, đánh giá chất lượng nguồn nhân lực du lịch làm cơ sở để xác định nhu cầu, định hướng đào tạo; Thực hiện có hiệu quả chính sách đào tạo và thu hút nhân tài của tỉnh.
Sáu là, xây dựng Bộ nhận diện thương hiệu hình ảnh tỉnh Tây Ninh gắn với các chuẩn giá trị trong định hướng phát triển “Tây Ninh Xanh”.
Bảy là, ứng dụng công nghệ thông tin, tiếp tục thực hiện tích hợp thông tin giới thiệu điểm tham quan, di tích vào mã QR tại các di tích, điểm tham quan, phát triển các hạ tầng kỹ thuật, chuyển đổi số trong lĩnh vực du lịch, nghiên cứu và ứng dụng các kỹ thuật hiện đại nhằm đưa du lịch đến gần với các tầng lớp nhân dân khác nhau, khơi gợi cảm hứng, thúc đẩy mong muốn được đi du lịch, được trải nghiệm và khám phá.
Tám là, rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính, tập trung hỗ trợ về pháp lý để các nhà đầu tư đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện dự án đầu tư tại các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh. Tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư về chủ trương phát triển du lịch vào các dự án du lịch của tỉnh.
Thực hiện tốt Phát triển du lịch trong bối cảnh hội nhập quốc tế là cơ hội lớn để Tây Ninh vươn mình trở thành một điểm đến du lịch hấp dẫn trong khu vực và trên thế giới./.
________________________________________
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Tây Ninh. Báo cáo số 458/BC-SVHTTDL, ngày 26/11/2024 về kết quả năm 2024 về thực hiện Kế hoạch số 1833/KH-UBND, ngày 10/6/2022 của UBND tỉnh về “Phát triển du lịch tỉnh Tây Ninh đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030”.
2. Ủy ban nhân dân tỉnh. Báo cáo số 859-BC/UBND ngày 28/12/2022 về kết quả 05 năm thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW, ngày 16/01/2017 của Bộ Chính Trị về “Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn” gắn với việc thực hiện Chương trình hành động số 68-CTr/TU ngày 14/1/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh.
3. Ủy ban nhân dân tỉnh. Kế hoạch số 1833/KH-UBND, ngày 10/6/2022 về “Phát triển du lịch tỉnh Tây Ninh đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030.
Nguồn: Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông điện tử
Bài liên quan
- Quản lý hình ảnh về phụ nữ dân tộc thiểu số Việt Nam trên các sản phẩm báo ảnh tại Thông tấn xã Việt Nam hiện nay
- Quản trị thông tin chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay
- Thông tin về hoạt động kinh tế của người dân khu vực nông thôn trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay
- Nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách hỗ trợ tạo việc làm cho thanh niên (từ thực tiễn thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa)
- Giải pháp đổi mới hoạt động truyền thông phòng, chống tin giả tại các trường trung học phổ thông hiện nay
Xem nhiều
-
1
[Video] Khai mạc Hội Báo toàn quốc 2025
-
2
Thái độ tiếp nhận của sinh viên đối với các sản phẩm truyền thông tạo ra bởi trí tuệ nhân tạo trên nền tảng Tiktok
-
3
[Ảnh] Toàn cảnh Lễ khai mạc Hội Báo toàn quốc 2025
-
4
Quản trị thông tin chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay
-
5
Truyền thông về văn hoá truyền thống trên báo mạng điện tử qua chiến lược kể chuyện đa nền tảng
-
6
Thông tin về hoạt động kinh tế của người dân khu vực nông thôn trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Không cần và không chấp nhận đa đảng ở Việt Nam hiện nay (Kỳ 2)
Các thế lực thù địch của cách mạng Việt Nam luôn hướng đến mục đích hàng đầu là tung hô, cổ xuý đòi “đa đảng đối lập”, thay cho chỉ có một Đảng Cộng sản như hiện nay. Mặc dù họ đưa ra rất nhiều viện cớ về sự cần thiết của đa đảng nhưng không thể “xô đổ bức tường” lý luận và thực tiễn của đất nước hình chữ S đang đạt được mục tiêu phát triển mạnh mẽ cả về kinh tế lẫn dân chủ mà không cần và không chấp nhận đa đảng.
Quản lý hình ảnh về phụ nữ dân tộc thiểu số Việt Nam trên các sản phẩm báo ảnh tại Thông tấn xã Việt Nam hiện nay
Quản lý hình ảnh về phụ nữ dân tộc thiểu số Việt Nam trên các sản phẩm báo ảnh tại Thông tấn xã Việt Nam hiện nay
Trong bức tranh truyền thông hiện đại, hình ảnh người phụ nữ dân tộc thiểu số (DTTS) Việt Nam đang dần được tái hiện với nhiều sắc thái mới, giàu tính biểu cảm và phản ánh đa dạng vai trò của họ trong đời sống đương đại. Tại Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN), việc quản lý, thể hiện và lan tỏa hình ảnh phụ nữ DTTS trên các sản phẩm báo ảnh ngày càng được chú trọng cả về chiều sâu nội dung lẫn chất lượng hình thức. Không chỉ đơn thuần là những khuôn hình đặc tả trang phục truyền thống hay lao động thường nhật, các sản phẩm báo ảnh tại đây còn hướng tới việc khắc họa chân dung người phụ nữ dân tộc với vai trò chủ thể phát triển – là cán bộ, trí thức, doanh nhân, nghệ nhân... Bài viết phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp, khuyến nghị nhằm quản lý tốt hình ảnh phụ nữ DTTS trên các sản phẩm báo ảnh của TTXVN hiện nay.
Quản trị thông tin chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay
Quản trị thông tin chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay
Trong bối cảnh nền kinh tế phục hồi sau đại dịch và chuyển mình mạnh mẽ trong giai đoạn chuyển đổi số, việc truyền thông hiệu quả các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) trở thành một yêu cầu cấp thiết. Báo mạng điện tử với ưu thế về tốc độ, khả năng cập nhật và tính tương tác đang đóng vai trò ngày càng quan trọng trong việc định hướng nhận thức và hành vi của cộng đồng doanh nghiệp. Bài viết này phân tích thực trạng quản trị thông tin về chính sách hỗ trợ DNNVV trên một số báo mạng điện tử chuyên ngành tài chính - đầu tư ở Việt Nam hiện nay, chỉ ra những điểm mạnh, hạn chế và đề xuất giải pháp quản trị thông tin, nâng cao hiệu quả truyền thông chính sách kinh tế - cụ thể là chính sách hỗ trợ DNNVV trên báo mạng điện tử, trong thời gian tới.
Thông tin về hoạt động kinh tế của người dân khu vực nông thôn trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay
Thông tin về hoạt động kinh tế của người dân khu vực nông thôn trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay
Báo mạng điện tử Việt Nam, với lợi thế về tính tích hợp đa phương tiện, tốc độ cập nhật và khả năng tương tác tức thời, đã trở thành nền tảng quan trọng trong việc kết nối và chuyển tải thông tin hai chiều đến với khu vực nông thôn. Nhiều báo lớn đã mở các chuyên mục về nông nghiệp, kinh tế nông thôn, khởi nghiệp nông nghiệp, cùng với đó là số lượng các bài viết về kinh tế nông thôn ngày càng nhiều, nội dung ngày càng đa dạng, tích cực ứng dụng đa phương tiện để thông tin hấp dẫn hơn, tăng cường tương tác với độc giả. Trên cơ sở khảo sát ba tờ báo điện tử là Dân Việt, Vietnamnet và Nhân Dân điện tử trong năm 2024, bài viết phân tích vai trò, hiệu quả thông tin về hoạt động kinh tế của người dân khu vực nông thôn trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay, đồng thời, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thông tin về lĩnh vực này trong thời gian tới.
Nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách hỗ trợ tạo việc làm cho thanh niên (từ thực tiễn thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa)
Nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách hỗ trợ tạo việc làm cho thanh niên (từ thực tiễn thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa)
Trong tiến trình xây dựng và phát triển đất nước Việt Nam, con người luôn được xác định là trung tâm, là chủ thể và là mục tiêu của mọi chiến lược phát triển. Trong các nhóm xã hội, thanh niên – với tư cách là một bộ phận dân số có quy mô lớn, có trí tuệ, khát vọng cống hiến và khả năng thích ứng cao – giữ vị trí đặc biệt quan trọng. Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng nhấn mạnh yêu cầu phát triển con người toàn diện, xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao, trong đó thanh niên là lực lượng xung kích, tiên phong trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập quốc tế và bảo vệ Tổ quốc. Quá trình tổ chức thực hiện các chính sách hỗ trợ tạo việc làm cho thanh niên thời gian qua đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, nhưng cũng chịu nhiều thách thức, nhất là trong bối cảnh mới như cách mạng công nghiệp lần thứ tư, chuyển đổi số, những tác động hậu COVID-19, và chủ trương tinh giản bộ máy của hệ thống chính trị hiện nay. Là một trong những địa bàn có tốc độ phát triển kinh tế - xã hội nhanh, đặc biệt về mảng du lịch – dịch vụ, để trở thành trung tâm du lịch chất lượng cao của khu vực Bắc Trung Bộ, thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa cần một lực lượng lao động trẻ có chất lượng, năng động, chuyên nghiệp và có ý thức chính trị – xã hội vững vàng.
Bình luận