Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức Hội nghị đối thoại giữa Ban lãnh đạo Học viện với sinh viên các lớp Đại học chính quy Chất lượng cao
Tham gia điều hành Đối thoại gồm có: PGS,TS. Phạm Minh Sơn, Phó Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Học viện; PGS,TS. Trần Thanh Giang, Phó Chủ tịch Hội đồng trường, Phó Giám đốc Học viện; TS. Trần Văn Thư, Phó Trưởng ban điều hành Ban Quản lý đào tạo; ThS. Nguyễn Mạnh Cường, Phó Trưởng phòng Công tác chính trị và Hỗ trợ sinh viên.
Ngoài ra, tham dự Hội nghị còn có đại diện lãnh đạo các khoa, phòng, ban, trung tâm trong Học viện; các cố vấn học tập và hơn 300 sinh viên đến từ các lớp Chất lượng cao K39 đến K42.
Phát biểu khai mạc Hội nghị, PGS,TS. Phạm Minh Sơn, Phó Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Học viện nhấn mạnh: “Hội nghị là diễn đàn để sinh viên các lớp Đại học chính quy Chất lượng cao gặp gỡ, đối thoại trực tiếp với lãnh đạo Học viện và lãnh đạo các đơn vị về những vấn đề liên quan đến việc học tập, rèn luyện cũng như điều kiện phục vụ học tập, chế độ chính sách tại Học viện. Trên cơ sở đó, Nhà trường tiếp tục nâng cao hơn nữa chất lượng đào tạo các lớp Đại học chính quy Chất lượng cao, đồng thời có những hỗ trợ phù hợp, kịp thời để giúp các sinh viên có môi trường học tập và rèn luyện tốt nhất”.
Ban tổ chức Hội nghị đã nhận được hơn 40 ý kiến, nguyện vọng của sinh viên các lớp Chất lượng cao gửi về Phòng Công tác chính trị và Hỗ trợ sinh viên và các ý kiến phát biểu trực tiếp tại Hội trường. Nội dung các đề xuất, kiến nghị tập trung vào các chương trình và chuyên ngành đào tạo của Nhà trường, các vấn đề liên quan tới công tác kiến tập và thực tập, chế độ chính sách hỗ trợ sinh viên làm nghiên cứu khoa học, điều kiện và quy trình xét tốt nghiệp, thời gian tổ chức thi cấp Chứng chỉ đầu ra, điều kiện cơ sở vật chất lớp học, gia hạn thêm thời gian phục vụ của thư viện Nhà trường,...
Tiếp nhận ý kiến, kiến nghị, trao đổi của sinh viên, Ban Giám đốc và đại diện lãnh đạo các đơn vị trong Học viện đã giải đáp cụ thể, công khai những thắc mắc của sinh viên tại khuôn khổ Hội nghị nhằm giúp các sinh viên có cái nhìn tổng quan hơn về quy trình đào tạo dạy và học của Nhà trường cũng như đảm bảo các chế độ chính sách cho sinh viên trong từng trường hợp để các bạn có kế hoạch trau dồi tốt hơn cho việc học tập trong thời gian tới.
Kết luận Hội nghị, PGS,TS. Phạm Minh Sơn, Phó Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Học viện đã biểu dương và ghi nhận những ý kiến đề xuất, trao đổi của các sinh viên tại Hội nghị. Thầy cô trong Ban Giám đốc Học viện và các khoa, phòng, ban, đơn vị đã có những trao đổi và giải đáp chính xác về các chủ trương, chính sách của Ban lãnh đạo Nhà trường đối với từng vấn đề mà các sinh viên nêu ra; đồng thời yêu cầu các đơn vị chức năng trong Học viện nhanh chóng tìm giải pháp khắc phục những tồn tại nhằm tạo điều kiện thuận lợi và tốt nhất cho sinh viên các lớp Chất lượng cao học tập và rèn luyện tại Nhà trường trong thời gian tới.
PGS,TS. Phạm Minh Sơn cũng mong muốn, mỗi sinh viên các lớp Chất lượng cao cần tiếp tục và chủ động hơn nữa trong việc tìm hiểu quy chế của Nhà trường, nếu gặp vấn đề khó khăn hay ý kiến thắc mắc, sinh viên cần chủ động tìm đến các thầy cô giáo cố vấn học tập, các khoa, phòng, ban, chức năng trong Học viện để nhận được giải đáp và giải quyết một cách nhanh chóng, kịp thời nhất./.
Nguồn: Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông
Bài liên quan
- Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên về học tập tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Sử dụng ChatGPT trong việc cải thiện kỹ năng viết cho sinh viên học tiếng Anh
- Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức kỳ họp thứ III Hội đồng tư vấn chuẩn chương trình đào tạo trình độ đại học khối ngành Báo chí và thông tin
- Cải thiện chất lượng đào tạo ngành báo chí, truyền thông đáp ứng yêu cầu mới của người học hiện nay
- Bồi dưỡng phong cách công tác của chính ủy, chính trị viên ở Tổng cục Kỹ thuật, Bộ Quốc phòng hiện nay
Xem nhiều
- 1 Video Tư liệu: Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông 30 năm xây dựng và phát triển
- 2 Sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo trong sản xuất chương trình truyền hình
- 3 Giữ gìn và bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc ít người, góp phần củng cố, phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc
- 4 Phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Bến Tre: Thực trạng và giải pháp
- 5 Sử dụng ChatGPT trong việc cải thiện kỹ năng viết cho sinh viên học tiếng Anh
- 6 Lễ kỷ niệm và Hội thảo khoa học “30 năm - Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông”
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Hệ thống chính trị Việt Nam truyền thống và hiện đại từ góc nhìn đổi mới
Nhìn toàn bộ tiến trình lịch sử chính trị của dân tộc, “Hệ thống chính trị” nước ta dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam là một thiết chế chính trị mạnh, mô hình này phù hợp với hoàn cảnh Việt Nam và đúng với quy luật vận động của lịch sử. Và, cũng từ thực tế lịch sử, có thể thấy sức mạnh thực sự của Hệ thống chính trị mà chúng ta đang có chủ yếu không phải do tính chất nhất nguyên mà là do uy tín của Đảng, Nhà nước và lãnh tụ Hồ Chí Minh. Sức sống của hệ thống chính trị là sự phù hợp, thống nhất giữa mục đích của Đảng với nguyện vọng của nhân dân, với nhu cầu phát triển của đất nước. Hệ thống chính trị Việt Nam đương đại, trên cơ sở kết tinh các giá trị thiết chế truyền thống gắn với hiện đại không ngừng đổi mới phát triển khẳng định sức mạnh của Hệ thống tổ chức quyền lực Chính trị Việt Nam có vai trò quyết định thành công xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên về học tập tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên về học tập tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Nghiên cứu dựa trên các điều tra khảo sát hàng năm của khoa Xã hội học và Phát triển đối với sinh viên đang học tập tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền nhằm đánh giá về nhiều vấn đề xã hội trong có đánh giá về giảng viên và cơ sở vật chất thông qua 48 biến số. Kết quả nghiên cứu năm 2024 với 734 sinh viên cho thấy, phần lớn sinh viên đánh giá ở mức cao hơn so với một số đánh giá của sinh viên tại các trường đại học khác. Có 7 nhóm yếu tố được đánh giá ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên về giảng viên và cơ sở vật chất gồm: Chất lượng giảng viên; Chuyên môn của giảng viên; Phương pháp dạy của giảng viên; Năng lực tổ chức môi trường học tập; Phẩm chất sư phạm của giảng viên; Cố vấn học tập; Cơ sở vật chất. Đối với biến phụ thuộc đo lường về sự hài lòng của sinh viên dựa trên thang đo niềm tin (được đánh giá với thang đo từ 0-9 điểm) thông qua 9 biến số về quản lý, giảng viên, cơ chế đào tạo, phương pháp giảng dạy, thư viện và cơ sở vật chất của giảng đường.
Sử dụng ChatGPT trong việc cải thiện kỹ năng viết cho sinh viên học tiếng Anh
Sử dụng ChatGPT trong việc cải thiện kỹ năng viết cho sinh viên học tiếng Anh
Việc sử dụng ChatGPT để cải thiện kỹ năng viết cho sinh viên chuyên ngành ngôn ngữ Anh mang lại nhiều lợi ích. Công cụ này giúp tăng cường tương tác, cá nhân hóa học tập và cung cấp tài liệu phong phú cho cả giáo viên và sinh viên. Sinh viên có thể tiếp cận ngữ pháp, từ vựng và kỹ năng viết một cách nhanh chóng và hiệu quả. Tuy nhiên, để tối ưu hóa lợi ích, giáo viên cần hướng dẫn sinh viên sử dụng ChatGPT một cách có ý thức, khuyến khích tư duy độc lập và tự đánh giá.
Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức kỳ họp thứ III Hội đồng tư vấn chuẩn chương trình đào tạo trình độ đại học khối ngành Báo chí và thông tin
Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức kỳ họp thứ III Hội đồng tư vấn chuẩn chương trình đào tạo trình độ đại học khối ngành Báo chí và thông tin
Chiều 25/10/2024, Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức kỳ họp thứ III Hội đồng tư vấn chuẩn chương trình đào tạo trình độ đại học khối ngành Báo chí và thông tin. Đây là phiên họp cuối cùng trong kế hoạch làm việc chung của Hội đồng để thống nhất thông qua Chuẩn chương trình đào tạo khối ngành Báo chí và thông tin, bước cuối cùng trước khi trình Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét, nghiệm thu theo quy định.
Cải thiện chất lượng đào tạo ngành báo chí, truyền thông đáp ứng yêu cầu mới của người học hiện nay
Cải thiện chất lượng đào tạo ngành báo chí, truyền thông đáp ứng yêu cầu mới của người học hiện nay
Học viện Báo chí và Tuyên truyền là cơ sở được đánh giá cao trong đào tạo nguồn nhân lực cho ngành báo chí, truyền thông trong nhiều năm qua. Nhưng trước những thay đổi mạnh mẽ của cách mạng 4.0 và công cuộc chuyển đổi số, những yêu cầu mới đã được đặt ra đối với lĩnh vực này, đòi hỏi nhân lực cũng phải có những phẩm chất và kỹ năng tương ứng. Từ việc khảo sát nhu cầu của người học, một số vấn đề đã được đặt ra và có thể trở thành cơ sở quan trọng để điều chỉnh hướng phát triển trong đào tạo ngành báo chí, truyền thông tại Học viện trong thời gian tới.
Bình luận