Hội nghị triển khai nhiệm vụ đầu năm học Chương trình đào tạo quốc tế
Tham dự Hội nghị có PGS,TS. Phạm Minh Sơn, Phó Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Học viện; TS. Nguyễn Đức Toàn, Phó Giám đốc Học viện; PGS,TS. Hà Huy Phượng, Trưởng Ban Tổ chức - Cán bộ; TS. Nguyễn Thị Minh Hiền, Trưởng Khoa Quan hệ công chúng và Quảng cáo; TS. Vũ Thanh Vân, Trưởng Ban Hợp tác quốc tế; PGS,TS. Đinh Thị Thu Hằng, Trưởng Khoa Phát thanh và Truyền hình; TS. Lưu Thúy Hồng, Phó Trưởng Khoa Quan hệ quốc tế; TS. Nguyễn Thị Việt Nga, Trưởng Khoa Ngoại ngữ; ThS. Trần Xuân Ban, Trưởng Ban Kế hoạch – Tài chính; cùng các giảng viên tham gia Chương trình đào tạo quốc tế.
Phát biểu khai mạc Hội nghị, PGS,TS. Phạm Minh Sơn, Phó Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Học viện nhấn mạnh, trong thời gian qua, đội ngũ giảng viên chương trình đào tạo quốc tế phát triển chậm, một số giảng viên giỏi chuyển công tác, nghỉ hưu; các giảng viên đang tham gia giảng dạy cho chương trình phải đảm trách cùng lúc việc giảng dạy cho chương trình quốc tế và giảng dạy tại khoa nên khối lượng công việc rất lớn. Để đáp ứng được kỳ vọng, sự tin tưởng của xã hội dành cho chương trình đào tạo quốc tế của Học viện Báo chí và Tuyên truyền, việc phát triển đội ngũ giảng viên tham gia chương trình là rất cần thiết trong bối cảnh hiện nay, để nâng cao chất lượng đào tạo quốc tế của Học viện trong cho thời gian tới.

Phát biểu tại Hội nghị, TS. Vũ Thanh Vân, Trưởng Ban Hợp tác quốc tế, Chủ nhiệm chương trình cho biết, về công tác tổ chức giảng dạy, hiện nay, tham gia giảng dạy cho chương trình chủ yếu là 4 đơn vị chính: Khoa Quan hệ công chúng và Quảng cáo, Khoa Phát thanh và Truyền hình, Khoa Ngoại ngữ, Ban Hợp tác quốc tế. Về công tác quản lý chương trình, tới đây, cần bổ nhiệm giám đốc chương trình mới để có sự chuẩn bị, kế thừa công việc, phát triển chương trình trong thời gian tới. Học viện cần xây dựng kế hoạch nâng cao năng lực và phát triển đội ngũ giảng viên cho chương trình, đáp ứng chất lượng đào tạo quốc tế.

Phát biểu tại Hội nghị, TS. Nguyễn Đức Toàn, Phó Giám đốc Học viện cho biết, chương trình đào tạo quốc tế của Học viện đã khẳng định được thương hiệu và việc xây dựng, phát triển đội ngũ giảng viên theo chuẩn quốc tế là việc cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Đồng chí cũng cho biết, cần xây dựng dự toán cần thiết từ đầu năm để có thể tổ chức tốt các buổi giao lưu, tọa đàm, chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm nhằm phát triển chương trình.

Phát biểu tại Hội nghị, TS. Nguyễn Thị Minh Hiền, Trưởng Khoa Quan hệ công chúng và Quảng cáo khẳng định, chương trình đào tạo quốc tế của Học viện được xây dựng rất chuẩn, nên các bậc phụ huynh hoàn toàn có thể tin tưởng, gửi gắm con em theo học.

Phát biểu tại Hội nghị, TS. Nguyễn Thị Việt Nga, Trưởng Khoa Ngoại ngữ cho rằng, cần tăng cường kết nối, giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm giữa các giảng viên tham gia chương trình để tạo nên cộng đồng làm công việc chung, thúc đẩy công việc thuận lợi hơn.





Hội nghị đã được nghe các ý kiến trao đổi, thảo luận, đề xuất kinh nghiệm trong việc xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên tham gia chương trình; kế hoạch nâng cao năng lực và phát triển đội ngũ giảng viên cho chương trình để đáp ứng chất lượng đào tạo quốc tế trong thời gian tới.
Kết luận Hội nghị, PGS,TS. Phạm Minh Sơn, Phó Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Học viện cho biết, Nhà trường đánh giá cao sự cố gắng, nỗ lực của các thầy cô tham gia quản lý, giảng dạy; chương trình đã gặt hái được những thành công bước đầu, thể hiện ở sự tín nhiệm của xã hội, các bậc phụ huynh đối với chương trình. Tuy nhiên, trong quá trình đào tạo vẫn còn tồn tại nhiều bất cập cần phải tìm ra phương án giải quyết. Vì vậy, bước vào năm học mới, Nhà trường mong rằng các thầy cô sẽ cố gắng để triển khai chương trình này thành công, đây cũng là cơ sở để Nhà trường mở rộng chương trình liên kết đào tạo với các đối tác mới./.
Nguồn: Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Bài liên quan
- Đào tạo theo phương thức tín chỉ ở các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam hiện nay
- Khai giảng Chương trình Cử nhân quốc tế Quảng cáo, Quan hệ công chúng và Thương hiệu năm học 2024-2025
- Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên về học tập tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Sử dụng ChatGPT trong việc cải thiện kỹ năng viết cho sinh viên học tiếng Anh
- Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức kỳ họp thứ III Hội đồng tư vấn chuẩn chương trình đào tạo trình độ đại học khối ngành Báo chí và thông tin
Xem nhiều
-
1
Đại hội Chi bộ khoa Tuyên truyền nhiệm kỳ 2025-2027
-
2
Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức Hội nghị Tuyên dương điển hình tiên tiến lần thứ VI (2025-2030)
-
3
Quản lý thông tin về khoa học quân sự trên báo chí quân đội ở Việt Nam hiện nay - thực trạng và một số giải pháp tăng cường
-
4
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức sản xuất các chương trình thiện nguyện của kênh VTV1- Đài Truyền hình Việt Nam
-
5
Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về kinh tế của Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên hiện nay
-
6
Phát huy vai trò của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Tây Ninh trong tham gia xây dựng Đảng
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức sản xuất các chương trình thiện nguyện của kênh VTV1- Đài Truyền hình Việt Nam
Các chương trình thiện nguyện trên sóng truyền hình không chỉ là cầu nối giữa những tấm lòng nhân ái và những hoàn cảnh khó khăn mà còn thể hiện trách nhiệm xã hội của các cơ quan báo chí, truyền thông. Là kênh thời sự - chính luận chủ lực của Đài Truyền hình Việt Nam, VTV1 đã và đang thực hiện nhiều chương trình thiện nguyện có sức lan tỏa mạnh mẽ, góp phần kêu gọi sự chung tay của cộng đồng trong các hoạt động hỗ trợ người yếu thế. Tuy nhiên, để nâng cao hiệu quả tổ chức sản xuất, các chương trình này cần được đầu tư hơn về nội dung, phương thức triển khai cũng như cách thức kết nối với khán giả. Bài viết này sẽ phân tích thực trạng tổ chức sản xuất các chương trình thiện nguyện của VTV1, từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả lan tỏa, góp phần phát huy tốt hơn nữa vai trò của truyền hình trong công tác thiện nguyện.
Đào tạo theo phương thức tín chỉ ở các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam hiện nay
Đào tạo theo phương thức tín chỉ ở các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam hiện nay
Sau hơn 10 năm thực hiện, phương thức đào tạo tín chỉ đã khẳng định được sự ưu trội, hiệu quả và hiện đại của nó so với phương thức đào tạo theo niên chế. Tuy nhiên vì là phương thức đào tạo mới được áp dụng cho nên không tránh khỏi những khó khăn, thách thức, hạn chế cần phải vượt qua. Bài viết của tác giả góp phần luận giải để có một cái nhìn đầy đủ, toàn diện hơn cả về lý luận và thực tiễn nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng và hiệu quả phương thức đào tạo tín chỉ trong các cơ sở giáo dục đại học và cao đẳng ở nước ta hiện nay.
Khai giảng Chương trình Cử nhân quốc tế Quảng cáo, Quan hệ công chúng và Thương hiệu năm học 2024-2025
Khai giảng Chương trình Cử nhân quốc tế Quảng cáo, Quan hệ công chúng và Thương hiệu năm học 2024-2025
Chiều 26/11/2024, Học viện Báo chí và Tuyên truyền long trọng tổ chức Lễ Khai giảng Chương trình Cử nhân quốc tế Quảng cáo, Quan hệ công chúng và Thương hiệu năm học 2024-2025.
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên về học tập tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên về học tập tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Nghiên cứu dựa trên các điều tra khảo sát hàng năm của khoa Xã hội học và Phát triển đối với sinh viên đang học tập tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền nhằm đánh giá về nhiều vấn đề xã hội trong có đánh giá về giảng viên và cơ sở vật chất thông qua 48 biến số. Kết quả nghiên cứu năm 2024 với 734 sinh viên cho thấy, phần lớn sinh viên đánh giá ở mức cao hơn so với một số đánh giá của sinh viên tại các trường đại học khác. Có 7 nhóm yếu tố được đánh giá ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên về giảng viên và cơ sở vật chất gồm: Chất lượng giảng viên; Chuyên môn của giảng viên; Phương pháp dạy của giảng viên; Năng lực tổ chức môi trường học tập; Phẩm chất sư phạm của giảng viên; Cố vấn học tập; Cơ sở vật chất. Đối với biến phụ thuộc đo lường về sự hài lòng của sinh viên dựa trên thang đo niềm tin (được đánh giá với thang đo từ 0-9 điểm) thông qua 9 biến số về quản lý, giảng viên, cơ chế đào tạo, phương pháp giảng dạy, thư viện và cơ sở vật chất của giảng đường.
Sử dụng ChatGPT trong việc cải thiện kỹ năng viết cho sinh viên học tiếng Anh
Sử dụng ChatGPT trong việc cải thiện kỹ năng viết cho sinh viên học tiếng Anh
Việc sử dụng ChatGPT để cải thiện kỹ năng viết cho sinh viên chuyên ngành ngôn ngữ Anh mang lại nhiều lợi ích. Công cụ này giúp tăng cường tương tác, cá nhân hóa học tập và cung cấp tài liệu phong phú cho cả giáo viên và sinh viên. Sinh viên có thể tiếp cận ngữ pháp, từ vựng và kỹ năng viết một cách nhanh chóng và hiệu quả. Tuy nhiên, để tối ưu hóa lợi ích, giáo viên cần hướng dẫn sinh viên sử dụng ChatGPT một cách có ý thức, khuyến khích tư duy độc lập và tự đánh giá.
Bình luận