Hội thảo khoa học: “Vai trò của báo chí cách mạng trong phòng, chống tin giả trên mạng xã hội hiện nay”
Tham dự Hội thảo có PGS,TS Nguyễn Thị Trường Giang, Ủy viên Ban thường vụ Đảng ủy, Phó Giám đốc Học viện; PGS,TS Đinh Thị Thu Hằng, Phó trưởng khoa phụ trách Khoa Phát Thanh - Truyền hình; Đại tá, ThS Nguyễn Hồng Hải, Phó Chủ tịch Liên chi hội Nhà báo Báo Quân đội nhân dân, Trưởng phòng Biên tập Báo Quân đội nhân dân cuối tuần; Nhà báo Thu Thanh, Phó Tổng biên tập Tạp chí Tuyên giáo; ThS Võ Như Hằng, giảng viên Khoa Báo chí Truyền thông, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn TP Hồ Chí Minh; ThS Vũ Thế Cường, Phó giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; cùng đại diện lãnh đạo các đơn vị trong Học viện và toàn thể cán bộ, giảng viên Khoa Phát thanh - Truyền hình, cùng hơn 100 sinh viên các khoá K38, K39, K40 của Khoa.
Hội thảo tập trung vào 3 nội dụng chính là: Tìm hiểu khái niệm tin giả; Lý do tin giả xuất hiện nhiều và tràn lan trong thời gian gần đây; Các cách thức để đối phó cũng như phòng chống nạn tin giả trên mạng xã hội.
Phát biểu khai mạc Hội thảo, PGS,TS Đinh Thị Thu Hằng, Phó trưởng khoa phụ trách Khoa Phát Thanh - Truyền hình cho biết, những ngày qua lợi dụng tình hình dịch bệnh, đã xuất hiện nhiều tin giả bóp méo sự thật, gây ra những tác động xấu tới xã hội, ảnh hưởng đến tâm lý công chúng. Tin giả có nhiều hình thức khác nhau và không chỉ rộ lên ở những thời điểm nhất định mà nó diễn ra hàng ngày trên mạng xã hội.
Nhận định về vấn đề này, PGS,TS Nguyễn Thị Trường Giang, Ủy viên Ban thường vụ Đảng ủy, Phó Giám đốc Học viện cho rằng, cuối năm 2019, Covid-19 trở thành đại dịch toàn cầu và gây ảnh hưởng nặng nề tới toàn thế giới. Sự nguy hiểm của đại dịch khiến chúng ta phải thay đổi và thích nghi nhất là trong ngành giáo dục.
Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã triển khai nhanh chóng công tác học tập, hội thảo... từ hình thức trực tiếp sang trực tuyến. Tin giả không phải vấn đề mới nhưng các trang mạng xã hội tạo môi trường lây lan và phát tán tin giả. Phòng chống tin giả hiện nay được coi là cuộc chiến tổng lực và không biên giới của nhiều tổ chức quốc gia, tổ chức. Mỗi cá nhân, tổ chức đều có vai trò trong cuộc chiến này, đặc biệt là nền báo chí cách mạng Việt Nam.
Trao đổi về vấn đề tin giả hiện nay, theo TS Ngô Bích Ngọc, giảng viên Khoa Phát thanh - Truyền hình cho biết, tin giả không phải bây giờ mới xuất hiện mà đã có mặt từ thời cổ đại, có tính chất giật gân, cực đoan. Tin giả ngày càng xuất hiện và được truyền bá nhanh chóng vì đó thường là tin tức gây ra sợ hãi, hoang mang, dựa trên yếu tố tâm lý. Vì vậy, báo chí cần phải phát huy vai trò định hướng thông tin của mình, không chạy theo theo mạng xã hội và thông tin cần phải được kiểm chứng chặt chẽ.
Đại tá Nguyễn Hồng Hải cho rằng, tin giả xuất hiện vì tin thật không đáp ứng được nhu cầu của công chúng. Tin giả cũng có rất nhiều hình thức và được phát tán một cách nhanh chóng vì tin thật luôn cần phải kiểm chứng chặt chẽ nên nhiều khi không tránh khỏi tình trạng mất thời gian. Vậy nên điều đó đã trở thành kẽ hở để tin giả được phát tán.
Nhà báo Thu Thanh cho rằng, những thời điểm có nhiều nỗi sợ hãi và bất an như hiện nay là cơ hội cho những điều bịa đặt. Báo chí lúc này phải xác định vai trò trong trận chiến chống lại tin giả; nhà báo phải nắm chắc nguyên tắc hành nghề, tính khoa học, tính chính xác của báo chí. Các thế lực thù địch hiện nay lấy tin giả làm công cụ để tấn công vào nền tảng tư tưởng của Đảng.
ThS Đinh Ngọc Sơn, Phó trưởng khoa Phát thanh - Truyền hình đã có những nghiên cứu phân tích tình trạng tin giả hiện nay. Internet phát triển mạnh ở Việt Nam với lượng người dùng mạng xã hội lớn. Vì vậy, tin giả cũng có cơ hội xuất hiện nhiều trên những môi trường đó, nhất là trong thời kì dịch bệnh phức tạp như hiện nay. Báo chí muốn phát huy được vai trò của mình thì khi xuất hiện tin giả phải có những xác minh và lên tiếng nhanh chóng để kịp thời hướng dư luận tới sự thật.
ThS Nguyễn Nga Huyền nhận định, không ai nằm ngoài tác động của tin giả. Hiện nay các đối tượng chống phá sử dụng tin giả cùng những công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo, video giả mạo để tìm cách khiến cho tin giả trở nên “thật” nhất có thể. Vì vậy, người dân cần trang bị cho mình những kiến thức nhận biết tin giả; chính phủ phải phản ứng nhanh, chủ động củng cố luật pháp; mạng xã hội xuyên biên giới cần chủ động tiến hành những biện pháp chống tin giả; báo chí cần là nơi công chúng tìm đến để xác minh thông tin và cần lập những bộ phận chuyên trách để xử lí tin giả và tương tác nhanh hơn trên mạng xã hội.
PGS,TS Nguyễn Minh Hoàn khẳng định, cả triết học và báo chí đều nằm trong ngôi nhà chung để bảo vệ nền tảng của Đảng và Nhà nước. Vì vậy, tin giả là vấn đề rất lớn đáng được quan tâm vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến chính trị, xã hội. Người làm báo và công chúng cần tự trang bị cho mình quan điểm và lập trường vững vàng./.
Nguồn: Cổng Thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Bài liên quan
- Trao giải cuộc thi ảnh nghệ thuật “Tự hào một dải biên cương” lần thứ III-năm 2024
- Bế mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
- Thông cáo báo chí Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
- Trao Giải báo chí toàn quốc "Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam" năm 2024
- Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982-20/11/2024)
Xem nhiều
- 1 Ảnh hưởng của truyền thông xã hội đến hoạt động báo chí
- 2 Công tác dân tộc qua những bài học cụ thể của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ ngày đầu thành lập nước
- 3 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên về học tập tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- 4 Truyền thông về cơ hội phát triển bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu khi ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ ở đồng bằng sông Cửu long trên báo chí Việt Nam
- 5 Mấy vấn đề cơ chế tài chính đáp ứng phục vụ nhiệm vụ chiến lược của Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay
- 6 Một số phương tiện truyền thông mới trên nền tảng web 3.0 hiện nay
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Phương thức kiểm soát quyền lực phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công
Ngày 08/10/2024, Bộ Chính trị ban hành Quy định 189-QĐ/TW về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công. Trong bối cảnh hiện nay, việc kiểm soát quyền lực phòng, chống tham nhũng và tiêu cực là yêu cầu cấp thiết để bảo vệ tài chính, tài sản công của Nhà nước. Các phương thức kiểm soát quyền lực nhằm ngăn ngừa các hành vi lạm dụng quyền hạn, tham nhũng, tiêu cực không chỉ giúp bảo đảm tính công bằng, minh bạch trong quản lý tài chính, tài sản công mà còn góp phần xây dựng một nền hành chính công trong sạch, liêm chính và hiệu quả.
Trao giải cuộc thi ảnh nghệ thuật “Tự hào một dải biên cương” lần thứ III-năm 2024
Trao giải cuộc thi ảnh nghệ thuật “Tự hào một dải biên cương” lần thứ III-năm 2024
Tối 25-11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Ban Đối ngoại Trung ương, Bộ Ngoại giao, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Công an, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam và các đơn vị liên quan tổ chức Lễ trao giải Cuộc thi và Triển lãm ảnh nghệ thuật cấp quốc gia “Tự hào một dải biên cương” lần thứ III, năm 2024.
Bế mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
Bế mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
Ngày 25/11, tại Thủ đô Hà Nội, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã hoàn thành nhiều nội dung công việc. Với tinh thần làm việc khẩn trương, trách nhiệm cao, Trung ương đã thảo luận thống nhất các vấn đề quan trọng.
Thông cáo báo chí Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
Thông cáo báo chí Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
Toàn văn Thông cáo báo chí Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII do Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì.
Trao Giải báo chí toàn quốc "Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam" năm 2024
Trao Giải báo chí toàn quốc "Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam" năm 2024
Lễ trao Giải báo chí toàn quốc Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam năm 2024 đã được tổ chức ngày16/11, tại Nhà hát lớn Hà Nội. Đây là sự kiện thường niên do Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức, Báo Giáo dục và Thời đại là đơn vị thường trực thực hiện.
Bình luận