Hội thảo khoa học quốc gia “Kinh tế truyền thông: Lý luận, thực tiễn và kinh nghiệm”
Tham dự hội thảo có nhà báo Lê Quốc Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập báo Nhân Dân, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương; nhà báo Vũ Việt Trang, Tổng Giám đốc Thông tấn xã Việt Nam; GS,TS Tạ Ngọc Tấn, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Lý luận Trung ương.
Về phía Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật có PGS,TS Phạm Minh Tuấn, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc - Tổng Biên tập; bà Phạm Thị Thinh, Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Giám đốc - Phó Tổng Biên tập và bà Nguyễn Hoài Anh, Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập.
Về phía Học viện Báo chí và Tuyên truyền có PGS,TS Mai Đức Ngọc, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng trường và PGS,TS Phạm Minh Sơn, Phó Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Học viện, Chủ tịch Hội đồng Khoa học Học viện.
Hội thảo còn có sự tham dự của các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo, các nhà khoa học, chuyên gia của Ban Tuyên giáo Trung ương, Ban Kinh tế Trung ương, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật, Tạp chí Cộng sản, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Ngoại giao, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hội Nhà báo Việt Nam; lãnh đạo các cơ quan báo chí Trung ương và địa phương; Tham dự hội thảo trực tuyến còn có các nhà khoa học Việt Nam ở Áo, Cộng hòa liên bang Đức.
Phát biểu đề dẫn Hội thảo, PGS, TS Phạm Minh Sơn, Phó Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền cho rằng phát triển kinh tế truyền thông là cơ hội giúp cho các cơ quan truyền thông có thêm nguồn thu, từ đó tăng thu nhập cho người làm truyền thông; giúp đơn vị có điều kiện đầu tư mua sắm, trang bị cơ sở vật chất, kỹ thuật hiện đại phục vụ sản xuất, tác nghiệp; mở mang thêm nguồn thông tin, tư liệu, tăng cường công tác đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ những người làm truyền thông.

Phát biểu tại Hội thảo, PGS, TS Phạm Minh Tuấn, Tổng Biên tập Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật nhấn mạnh, Hội thảo là dịp để các nhà khoa học, nghiên cứu lý luận, các nhà lãnh đạo, quản lý, các chuyên gia hoạt động trong lĩnh vực thực tiễn tiếp tục quán triệt đầy đủ, thống nhất nhận thức, làm rõ và sâu sắc hơn những vấn đề lý luận và thực tiễn của kinh tế truyền thông, trên cơ sở đó thảo luận, đề xuất các giải pháp nhằm phát triển kinh tế truyền thông trong bối cảnh hiện nay.

Ban Tổ chức Hội thảo đã nhận được hơn 100 tham luận in thành kỷ yếu và hơn 10 ý kiến, trao đổi, thảo luận, tham luận trực tiếp tại hội trường của các chuyên gia, nhà khoa học uy tín: các nhà lãnh đạo, quản lý, phóng viên, biên tập viên đang công tác tại các cơ quan báo chí trung ương và địa phương.
Hội thảo diễn ra trong hai phiên. Phiên thứ nhất: Kinh tế truyền thông những vấn đề lý luận cơ bản. Phiên thứ hai: Thực tiễn, kinh nghiệm, giải pháp hoạt động kinh tế truyền thông trên thế giới và Việt Nam.
Các tham luận, trao đổi tập trung những vấn đề lý luận, thực tiễn và kinh nghiệm liên quan đến kinh tế truyền thông như: các vấn đề lý luận, lý thuyết về kinh tế học; quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về kinh tế và nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam; văn hóa, giáo dục, kinh tế - xã hội, vấn đề toàn cầu hóa, quốc tế hóa... tác động đến hoạt động kinh tế và kinh tế truyền thông; vai trò, đặc điểm của hoạt động kinh tế truyền thông; đặc biệt, trong lĩnh vực báo chí, xuất bản, quảng cáo, điện ảnh, truyền thông xã hội...; chủ thể, khách thể, nội dung, phương thức hoạt động kinh tế truyền thông và những bất cập trước sự vận động và phát triển nhanh chóng của xã hội; những yêu cầu và nguyên tắc đảm bảo phát triển kinh tế truyền thông trong bối cảnh hiện nay; thực trạng kinh tế truyền thông trên thế giới và ở Việt Nam; những bài học, kinh nghiệm thực tiễn sinh động; các giải pháp và khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh tế truyền thông ở Việt Nam hiện nay…
Dưới đây là một số hình ảnh đại biểu phát biểu, tham luận tại Hội thảo:
Ông Lê Quốc Minh, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, Tổng Biên tập Báo Nhân dân, Bí thư Đảng đoàn Hội Nhà báo Việt Nam phát biểu, trao đổi tại Hội thảo
ThS Vũ Hải Quang, Phó Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam với tham luận “Áp lực chuyển đổi số với các cơ quan báo chí, truyền thông”

Hội thảo góp phần tạo nên bức tranh toàn diện về vấn đề kinh tế truyền thông, giúp cho các nhà lãnh đạo, quản lý, cơ sở đào tạo, nghiên cứu, các cơ quan báo chí, truyền thông có cái nhìn khái quát, từ đó có những định hướng để phát triển, giúp cho truyền thông Việt Nam ngày càng vững mạnh, vươn lên tầm khu vực và thế giới. Điều này cũng đặt ra những vấn đề đòi hỏi các cơ quan truyền thông phải không ngừng nỗ lực trong xây dựng những mô hình truyền thông mới với các cách thức hoạt động kinh tế truyền thông hiệu quả nhằm duy trì nguồn thu, bắt kịp nhu cầu phát triển của truyền thông thế giới; đồng thời đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội chung của đất nước.
Hội thảo cũng là cơ sở cung cấp một số luận cứ khoa học để kiến nghị với Đảng và Nhà nước ban hành chủ trương, chính sách đúng đắn, kịp thời, phù hợp với điều kiện thực tiễn nhằm tiếp tục phát triển kinh tế truyền thông ở Việt Nam hiện nay./.
Nguồn: Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông
Bài liên quan
- Phát triển khoa học lý luận chính trị theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng
- Hội thảo khoa học: “Sự tác động của xuất bản phẩm lậu, xuất bản phẩm giả đối với phát triển văn hóa đọc”
- Hội thảo "Định dạng bản sắc Ninh Bình gắn với xây dựng thương hiệu địa phương"
- Đề tài khoa học cấp Bộ “Đổi mới công tác tuyên truyền chính trị trên mạng xã hội ở nước ta hiện nay” nghiệm thu đạt Xuất sắc
- Hội thảo khoa học “Xây dựng khung lý thuyết mô hình truyền thông tăng cường nhận thức về cơ hội từ quá trình chuyển đổi nhằm phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long, thích ứng với biến đổi khí hậu thông qua ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ”
Xem nhiều
-
1
Mạch Nguồn số 37: Thương nhớ Bác!
-
2
Kênh truyền thông Mạch Nguồn trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch
-
3
Mạch nguồn số 38: Tuổi trẻ với pháp luật
-
4
Mô hình tổ chức đảng trong các tập đoàn kinh tế, tổng công ty, ngân hàng thương mại hiện nay - vấn đề đặt ra và đề xuất
-
5
Gần 2.000 tân sinh viên K43 tham gia “Tuần sinh hoạt công dân - sinh viên đầu khóa, năm học 2023 - 2024"
-
6
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh khai giảng năm học 2023-2024
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Khai giảng Chương trình tập huấn của KOICA năm 2023 tại Hàn Quốc
Sáng 13/9/2023, tại Seoul, Cơ quan Hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA) đã khai giảng Chương trình tập huấn thuộc Dự án “Hỗ trợ Học viện Báo chí và Tuyên truyền nâng cao năng lực thực thi chính sách của Chính phủ” giai đoạn 2.
Phát triển khoa học lý luận chính trị theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng
Phát triển khoa học lý luận chính trị theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng
Đây là chủ đề Hội thảo khoa học cấp Bộ do Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức sáng ngày 07/9/2023. Những vấn đề lý luận và thực tiễn, cũng như thực trạng phát triển khoa học lý luận chính trị theo quan điểm Đại hội XIII đã được các nhà khoa học thảo luận sâu sắc, cụ thể và toàn diện tại Hội thảo.
Hội thảo khoa học: “Sự tác động của xuất bản phẩm lậu, xuất bản phẩm giả đối với phát triển văn hóa đọc”
Hội thảo khoa học: “Sự tác động của xuất bản phẩm lậu, xuất bản phẩm giả đối với phát triển văn hóa đọc”
Chiều 29/8/2023, tại Hà Nội, Học viện Báo chí và Tuyên truyền phối hợp với Cục Xuất bản, In và Phát hành (Bộ Thông tin và Truyền thông), Hội Xuất bản Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học: “Sự tác động của xuất bản phẩm lậu, xuất bản phẩm giả đối với phát triển văn hóa đọc”. Các nhà khoa học đã trao đổi, thảo luận làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn cũng như thực trạng tác động xuất bản phẩm lậu, xuất bản phẩm giả đối với phát triển văn hóa đọc tại Việt Nam hiện nay.
Hội thảo "Định dạng bản sắc Ninh Bình gắn với xây dựng thương hiệu địa phương"
Hội thảo "Định dạng bản sắc Ninh Bình gắn với xây dựng thương hiệu địa phương"
Ngày 25/8/2023, tỉnh Ninh Bình và Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học "Định dạng bản sắc Ninh Bình gắn với xây dựng thương hiệu địa phương". Đại diện Học viện Báo chí và Tuyên truyền, PGS,TS. Phạm Minh Sơn, Giám đốc Học viện đã tham dự Hội thảo và có bài đăng trong Kỷ yếu Hội thảo với nội dung “Truyền thông quảng bá thương hiệu địa phương: Một số gợi ý cho Ninh Bình”.
Đề tài khoa học cấp Bộ “Đổi mới công tác tuyên truyền chính trị trên mạng xã hội ở nước ta hiện nay” nghiệm thu đạt Xuất sắc
Đề tài khoa học cấp Bộ “Đổi mới công tác tuyên truyền chính trị trên mạng xã hội ở nước ta hiện nay” nghiệm thu đạt Xuất sắc
Sáng 12/8/2023, Đề tài khoa học cấp Bộ “Đổi mới công tác tuyên truyền chính trị trên mạng xã hội ở nước ta hiện nay”, mã số B22-13 do PGS,TS. Nguyễn Thị Trường Giang, Phó Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền làm chủ nhiệm đã diễn ra tại Phòng 1009, Nhà A7, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Đề tài được Hội đồng đánh giá, nghiệm thu cấp Bộ đánh giá đạt loại Xuất sắc.
Bình luận