Hội thảo khoa học quốc tế “Quản trị khủng hoảng thông tin trong bối cảnh đại dịch Covid-19”
Về phía Học viện Báo chí và Tuyên truyền, tham dự hội thảo có PGS,TS Phạm Minh Sơn, Giám đốc Học viện; PGS,TS Nguyễn Thị Trường Giang, Phó Giám đốc Học viện; các đồng chí nguyên lãnh đạo Học viện cùng đại diện lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Học viện.
Về phía Cơ quan Hợp tác quốc tế Hàn Quốc có Ông Cho Han-Deog, Giám đốc quốc gia Cơ quan Hợp tác quốc tế Hàn Quốc; Bà Rah Mi Hye, Phó Giám đốc quốc gia Cơ quan Hợp tác quốc tế Hàn Quốc. Tại đầu cầu Seoul, có TS Uhm Seung Yong, nguyên chuyên gia KOICA tại Học viện, Giám đốc Công ty Vốn con người; TS Sonho Kim, Trưởng phòng Nghiên cứu, Viện Báo chí Hàn Quốc.
Về phía Báo Nhân Dân, có nhà báo Lê Quốc Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam; Đồng chí Đinh Như Hoan, Phó Tổng Biên tập; đồng chí Phạm Song Hà, Ủy viên Ban Biên tập, Trưởng ban Chính trị - Xã hội; cùng các đồng chí lãnh đạo các đơn vị của Báo Nhân Dân.
Về phía các cơ quan trung ương có PGS,TS Tạ Ngọc Tấn, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Lý luận Trung ương; PGS,TS Vũ Trọng Lâm, Phó Tổng biên tập Tạp chí Cộng sản; Ông Lưu Đình Phúc, Cục trưởng Cục Phát thanh Truyền hình và Thông tin điện tử; Bà Nguyễn Mỹ Linh, Phó Vụ trưởng Vụ Báo chí - Xuất bản, Ban Tuyên giáo Trung ương; Đại tá Ngô Anh Thu, Phó Tổng Biên tập Báo Quân đội nhân dân; Nhà văn Đỗ Thị Thu Hiên, Phó Tổng biên tập Báo điện tử Đảng Cộng sản; đồng chí Trần Thị Thắng, Phó Trưởng ban Thư ký biên tập và Quan hệ đối ngoại, TTXVN; TS Nguyễn Tiến Dũng, Phó Tổng Giám đốc Đài PTTH Hà Nội; TS Nguyễn Thị Hồng Vân, Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
Trong bối cảnh hiện nay, khủng hoảng thông tin hay nạn dịch thông tin (infodemic) xuất hiện cùng lúc với sự bùng phát của đại dịch Covid-19 trên toàn thế giới, gây ra những khó khăn cho việc triển khai các giải pháp chống dịch. Do đó, quản trị khủng hoảng thông tin trong bối cảnh đại dịch Covid-19 là yêu cầu cấp bách hiện nay, hội thảo “Quản trị khủng hoảng thông tin trong bối cảnh đại dịch Covid-19” là diễn đàn để các nhà khoa học Việt Nam và Hàn Quốc trao đổi kinh nghiệm, phương thức, giải pháp quản trị khủng hoảng thông tin.
Hội thảo diễn ra gồm 1 phiên khai mạc và 2 phiên chuyên đề với 6 tham luận do các chuyên gia Việt Nam và Hàn Quốc trình bày. Phiên thứ nhất, tập trung vào thực trạng của cuộc khủng hoảng thông tin trong đại dịch Covid-19 hiện nay. Phiên thứ hai, tập trung vào các kinh nghiệm, sáng kiến và giải pháp để tăng cường truyền thông về dịch bệnh; nâng cao vai trò thông tin của báo chí; phòng chống tin giả, thông tin sai lệch và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ mới trong truyền thông về dịch Covid-19.
PGS,TS Phạm Minh Sơn, Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền cho biết, “Xuất hiện cùng đại dịch Covid-19, cuộc khủng hoảng thông tin đã gây ra những hậu quả kinh tế và xã hội nghiêm trọng. Sự lan tràn của tin giả, thông tin sai lệch trên mạng xã hội làm cho công tác phòng chống dịch Covid-19 vốn đã khó khăn càng trở nên khó khăn hơn. Các cơ quan báo chí, cơ sở đào tạo và nghiên cứu báo chí có vai trò quan trọng trong nỗ lực phòng chống đại dịch và quản trị khủng hoảng thông tin. Do đó, quản trị khủng hoảng thông tin trong bối cảnh đại dịch Covid-19 là yêu cầu cấp bách trong giai đoạn hiện nay.
GS,TS Tạ Ngọc Tấn nêu lên 5 vai trò đặc biệt quan trọng của báo chí Việt Nam trong bối cảnh hiện nay:
Một là, hệ thống báo chí trở thành phương tiện định hướng chính trị, dẫn dắt dư luận xã hội thông qua việc truyền bá, giải thích, hướng dẫn nhận thức đúng đắn về các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước ứng phó với đại dịch.
Hai là, kịp thời phản bác các tin giả, các thông tin xuyên tạc, bóp méo tình hình, đồng thời cảnh báo người dân về sự xuất hiện tính chất sai trái và tác hại các tin giả, sự xuyên tạc.
Ba là, truyền bá kịp thời những sáng kiến hay, phổ biến những kinh nghiệm tốt trong cộng đồng xã hội, động viên, khen ngợi những tấm gương người tốt, việc tốt trong bối cảnh phòng dịch của cả nước.
Bốn là, thể hiện tiếng nói tỉnh táo của xã hội, các ý kiến, nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân để phản biện các chính sách, quyết định quản lý chưa hợp lý, đồng thời kiến nghị hoặc gợi ý những sáng kiến, biện pháp cụ thể nhằm giải quyết các vấn đề đặt ra trong bối cảnh đại dịch.
Năm là, trở thành phương tiện phổ biến nhất, ảnh hưởng rộng lớn và hữu hiệu nhất trong việc hướng dẫn và tổ chức cho người dân phòng chống dịch bệnh.
Nhà báo Lê Quốc Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam nhấn mạnh, việc nâng cao hoạt động kiểm chứng thông tin trước sự bùng phát của khủng hoảng thông tin hiện nay. Do đó, kiểm chứng thông tin là trách nhiệm xã hội và nghiệp vụ của cơ quan báo chí. Nhà báo cần có phương pháp, kỹ năng và công cụ để kiểm tra, xác minh thông tin trước khi cung cấp cho công chúng. Các cơ quan báo chí cũng cần tăng cường đầu tư cho công nghệ nhằm hỗ trợ hoạt động kiểm chứng thông tin.
Ông Cho Han Deog, Giám đốc quốc gia KOICA Việt Nam cho biết, “Sự bùng phát của đại dịch Covid-19 đã kéo theo cuộc khủng hoảng thông tin, đe dọa niềm tin của người dân vào các thiết chế xã hội. Đây là vấn đề của không riêng quốc gia nào trên thế giới và cần được giải quyết bằng những giải pháp phù hợp, kịp thời và sáng tạo. Chính vì vậy, chúng tôi rất vui mừng hợp tác với Học viện Báo chí và Tuyên truyền và Báo Nhân Dân tổ chức hội thảo rất có ý nghĩa này, góp phần xây dựng môi trường truyền thông tích cực và lành mạnh hơn”.
Hội thảo khoa học quốc tế “Quản trị khủng hoảng thông tin trong bối cảnh đại dịch Covid-19” nằm trong chuỗi các hội thảo khoa học quốc tế do Học viện Báo chí và Tuyên truyền phối hợp với Cơ quan Hợp tác quốc tế Hàn Quốc và các cơ quan báo chí tổ chức từ năm 2016 trở lại đây. Trong từng thời điểm, tùy từng bối cảnh trong nước và quốc tế diễn ra, hội thảo được tổ chức là diễn đàn quan trọng cho các chuyên gia Việt Nam và Hàn Quốc trao đổi thông tin, kinh nghiệm và giải pháp cho các vấn đề báo chí, truyền thông và xã hội có ý nghĩa lý luận và thực tiễn./.
Nguồn: Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông
Bài liên quan
- Xây dựng mô hình tự quản trong phương pháp quản lý lưu học sinh nước ngoài tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- 9 trường đại học, học viện đào tạo báo chí, truyền thông của Việt Nam dự Lễ kỷ niệm 70 năm thành lập Đại học Truyền thông Trung Quốc và tham gia các tọa đàm về đào tạo
- Chia sẻ tầm nhìn của Việt Nam cho một tương lai hoà bình, ổn định, hợp tác, thịnh vượng và bền vững
- Quyết tâm gìn giữ, vun đắp quan hệ Việt Nam - Lào mãi mãi xanh tươi, liên tục phát triển
- Vai trò của phát ngôn đối ngoại đối với công tác đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam
Xem nhiều
- 1 Video Tư liệu: Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông 30 năm xây dựng và phát triển
- 2 Xu hướng hòa bình, hợp tác, phát triển trên thế giới và vai trò của Việt Nam hiện nay
- 3 Sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo trong sản xuất chương trình truyền hình
- 4 Giữ gìn và bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc ít người, góp phần củng cố, phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc
- 5 Phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Bến Tre: Thực trạng và giải pháp
- 6 Sử dụng ChatGPT trong việc cải thiện kỹ năng viết cho sinh viên học tiếng Anh
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Thực hành dân chủ và nguyên tắc tập trung dân chủ trong Đảng theo Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một văn kiện lịch sử đặc biệt, có giá trị to lớn cả về lý luận và thực tiễn, hàm chứa nhiều nội dung sâu sắc về xây dựng Đảng cầm quyền, đặc biệt là vấn đề thực hành dân chủ và nguyên tắc tập trung dân chủ trong Đảng. Trải qua 55 năm, di huấn của Người về vấn đề này vẫn còn nguyên giá trị lịch sử và thời đại.
Xây dựng mô hình tự quản trong phương pháp quản lý lưu học sinh nước ngoài tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Xây dựng mô hình tự quản trong phương pháp quản lý lưu học sinh nước ngoài tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Học viện Báo chí và Tuyên truyền là cơ sở đào tạo trong lĩnh vực báo chí, truyền thông và lý luận chính trị có uy tín trên cả nước. Bởi vậy, việc liên kết đào tạo về các lĩnh vực này không chỉ được thực hiện ở các đơn vị đào tạo trong nước mà còn được thực hiện cả ở sự liên kết đào tạo quốc tế. Hàng năm, Học viện đón tiếp một lượng lớn sinh viên quốc tế theo học ở các bậc cử nhân, cao học và nghiên cứu sinh. Do vậy, công tác quản lý sinh viên quốc tế là công tác quan trọng và có tính đặc thù. Công tác này để đạt hiệu quả tốt không chỉ thuộc về phương pháp và trách nhiệm của các đơn vị trong học viện mà còn phụ thuộc vào chính năng lực tự quản của các em. Tuy nhiên, để sự tự quản được thực hiện có chất lượng cần thực hiện trên nguyên tắc: Học viện định hướng – phòng Quản lý Ký túc xá xây dựng phương pháp và giám sát – lưu học sinh tự quản. Với nguyên tắc trên, phòng Quản lý ký túc xá đã thu được những thành công nhất định. Bài viết này trình bày những kinh nghiệm đã thu được trong qua trình xây dựng mô hình tự quản trong tập thể lưu học sinh nước ngoài tại học viện.
9 trường đại học, học viện đào tạo báo chí, truyền thông của Việt Nam dự Lễ kỷ niệm 70 năm thành lập Đại học Truyền thông Trung Quốc và tham gia các tọa đàm về đào tạo
9 trường đại học, học viện đào tạo báo chí, truyền thông của Việt Nam dự Lễ kỷ niệm 70 năm thành lập Đại học Truyền thông Trung Quốc và tham gia các tọa đàm về đào tạo
Từ ngày 24 đến 27/9/2024, 9 trường đại học, học viện đào tạo báo chí, truyền thông của Việt Nam đã đến thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc dự Lễ kỷ niệm 70 năm thành lập Đại học Truyền thông Trung Quốc và tham gia các tọa đàm về nghiên cứu học thuật, đào tạo, bồi dưỡng báo chí, truyền thông.
Chia sẻ tầm nhìn của Việt Nam cho một tương lai hoà bình, ổn định, hợp tác, thịnh vượng và bền vững
Chia sẻ tầm nhìn của Việt Nam cho một tương lai hoà bình, ổn định, hợp tác, thịnh vượng và bền vững
Ngày 24/9 theo giờ địa phương, tại Trụ sở Liên hợp quốc (LHQ) ở New York, Hoa Kỳ, đã diễn ra lễ khai mạc Phiên Thảo luận chung cấp cao Đại hội đồng Liên hợp quốc Khoá 79. Xin trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu quan trọng của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước tại Phiên Thảo luận.
Quyết tâm gìn giữ, vun đắp quan hệ Việt Nam - Lào mãi mãi xanh tươi, liên tục phát triển
Quyết tâm gìn giữ, vun đắp quan hệ Việt Nam - Lào mãi mãi xanh tươi, liên tục phát triển
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thoong-lun Xỉ-xu-lít khẳng định quan hệ Việt Nam - Lào là tài sản chung vô giá của hai dân tộc, là tất yếu khách quan và là nguồn sức mạnh to lớn nhất của hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước, cần tiếp tục phát huy, giữ gìn và truyền tiếp cho các thế hệ mai sau.
Bình luận