Hội thảo khoa học “Những lý thuyết chính trị hiện đại tiêu biểu trên thế giới hiện nay”
Hội thảo do PGS,TS. Phạm Minh Sơn, Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Chủ nhiệm đề tài KX.04.07/21-25 chủ trì.
Tham dự Hội thảo có các nhà nghiên cứu, nhà khoa học, chuyên gia đến từ Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hội đồng Lý luận Trung ương, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Học viện Cảnh sát nhân dân (Bộ Công an), Đại học Thủ đô, Học viện Báo chí và Tuyên truyền…
Phát biểu đề dẫn Hội thảo, PGS,TS. Phạm Minh Sơn đã trình bày các tiêu chí nhận diện lý thuyết chính trị hiện đại, bối cảnh thế giới hiện nay và tầm quan trọng của việc nghiên cứu, vận dụng lý thuyết vào thực tiễn Việt Nam.
PGS,TS. Phạm Minh Sơn đề nghị tại Hội thảo, các nhà khoa học trao đổi và thảo luận làm rõ những nội dung cơ bản của các lý thuyết chính trị hiện đại tiêu biểu trên thế giới hiện nay, trong đó tập trung mô tả nguồn gốc, cơ sở hình thành, các đại diện tiêu biểu của lý thuyết chính trị hiện đại trên thế giới; phân tích các nội dung căn bản và sự ảnh hưởng của các lý thiết chính trị hiện đại đến thực tiễn chính trị của các quốc gia trên thế giới; chỉ ra những điểm hợp lý và những hạn chế của các lý thuyết chính trị hiện đại trên thế giới trong bối cảnh hiện nay.
Ban Tổ chức thảo đã nhận được gần 30 bài tham luận của các nhà khoa học trong và ngoài Học viện Báo chí và Tuyên truyền với các chủ để khác nhau.
Trong phiên trực tiếp, Hội thảo đã lắng nghe tham luận, ý kiến phát biểu trực tiếp của GS,TS. Trần Văn Phòng, Nguyên Viện trưởng Viện Triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; GS,TSKH. Phan Xuân Sơn, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; PGS,TS. Lưu Văn Quảng, Viện trưởng Viện Chính trị học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; PGS, TS. Lê Văn Toan, Giám đốc sáng lập Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; Đại tá, PGS,TS. Bùi Đình Bôn, Nguyên Thư ký khoa học Hội đồng Lý luận Trung ương; PGS,TS. Lê Kim Bình, Học viện Cảnh sát nhân dân, Bộ Công an; PGS,TS. Đỗ Minh Hợp, Viện Triết học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam; TS. Đinh Văn Thụy, Phó Viện trưởng Viện Triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; TS. Phạm Anh Hùng, Viện Triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; đồng chí Lê Đức Thắng, Văn phòng Chương trình KX.04.07/21-25 Hội đồng Lý luận Trung ương; PGS,TS. Nguyễn Thị Quế, Nguyên Quyền Viện trưởng Viện Quan hệ quốc tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; PGS,TS. Nguyễn Minh Hoàn, Trưởng khoa Triết học, Học viện Báo chí và Tuyên truyền….
Trên tinh thần khoa học, thẳng thắn và cởi mở, các đại biểu đã tập trung tham luận và thảo luận sâu về một số nội dung như: Khái lược về tư tưởng chính trị của chủ nghĩa Mác mới ở châu Âu; Vài nét về chủ nghĩa cộng đồng; Chủ nghĩa bảo thủ: Nguồn gốc, đặc trưng và những ảnh hưởng chính trị; Tư tưởng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc thời đại mới của Tập Cận Bình: Một lý thuyết chính trị mới của chủ nghĩa xã hội; Tư tưởng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc thời đại mới: Một số lý thuyết chính trị đương đại; Lược khảo lịch sử các hệ tư tưởng chính trị hiện đại; Chủ nghĩa duy thực trong chính trị; Nội dung lý luận về chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc thời đại mới: Nền tảng tồn tại xã hội của chủ nghĩa tự do cá nhân về dân chủ….
Các nhà khoa học cũng thảo luận và phân tích, làm rõ về chủ nghĩa Mác mới phê phán chủ nghĩa tư bản như thế nào? Việt Nam xây dựng đối sách đối ngoại như thế nào trong bối cảnh thế giới hiện nay? cần vận dụng như thế nào về chính sách ngoại giao cây tre? vai trò của các think tank trong hoạt động tư vấn chính sách, xây dựng đường lối chính trị như thế nào?...
Tổng kết Hội thảo, PGS,TS. Phạm Minh Sơn cảm ơn các nhà khoa học đã dành thời gian viết tham luận và tham dự, phát biểu tại Hội thảo. Ý kiến của các nhà khoa học là cơ sở để Ban Chủ nhiệm Đề tài tiếp tục hoàn thiện nội dung nghiên cứu.
Hiện nay, có nhiều cách tiếp cận khác nhau đối với các lý thuyết chính trị hiện đại và việc xác định các lý thuyết tiêu biểu để nghiên cứu là cần thiết, đặc biệt là các lý thuyết có khả năng vận dụng vào thực tiễn Việt Nam, phục vụ cho việc chuẩn bị xây dựng Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIV. PGS,TS. Phạm Minh Sơn mong muốn các đại biểu tiếp tục cộng tác với Ban Chủ nhiệm đề tài trong việc triển khai các chuyên đề, đóng góp khoa học cho đề tài./.
Nguồn: Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Bài liên quan
- Vai trò của trí tuệ nhân tạo trong hỗ trợ sinh viên ngành khoa học xã hội và nhân văn nghiên cứu khoa học
- Các cơ quan báo Đảng tham gia hiệu quả hơn bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
- Đoàn sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền vinh dự tham gia liên hoan giao lưu lãnh đạo trẻ ASEAN – Trung Quốc lần thứ 10
- Truyền cảm hứng sáng tạo và tạo động lực cho các nhà khoa học tiếp tục cống hiến
- Hội thảo khoa học “Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực cho hoạt động xuất bản Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới”
Xem nhiều
- 1 Ảnh hưởng của truyền thông xã hội đến hoạt động báo chí
- 2 Công tác dân tộc qua những bài học cụ thể của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ ngày đầu thành lập nước
- 3 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên về học tập tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- 4 Truyền thông về cơ hội phát triển bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu khi ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ ở đồng bằng sông Cửu long trên báo chí Việt Nam
- 5 Mấy vấn đề cơ chế tài chính đáp ứng phục vụ nhiệm vụ chiến lược của Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay
- 6 Một số phương tiện truyền thông mới trên nền tảng web 3.0 hiện nay
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên về học tập tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Nghiên cứu dựa trên các điều tra khảo sát hàng năm của khoa Xã hội học và Phát triển đối với sinh viên đang học tập tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền nhằm đánh giá về nhiều vấn đề xã hội trong có đánh giá về giảng viên và cơ sở vật chất thông qua 48 biến số. Kết quả nghiên cứu năm 2024 với 734 sinh viên cho thấy, phần lớn sinh viên đánh giá ở mức cao hơn so với một số đánh giá của sinh viên tại các trường đại học khác. Có 7 nhóm yếu tố được đánh giá ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên về giảng viên và cơ sở vật chất gồm: Chất lượng giảng viên; Chuyên môn của giảng viên; Phương pháp dạy của giảng viên; Năng lực tổ chức môi trường học tập; Phẩm chất sư phạm của giảng viên; Cố vấn học tập; Cơ sở vật chất. Đối với biến phụ thuộc đo lường về sự hài lòng của sinh viên dựa trên thang đo niềm tin (được đánh giá với thang đo từ 0-9 điểm) thông qua 9 biến số về quản lý, giảng viên, cơ chế đào tạo, phương pháp giảng dạy, thư viện và cơ sở vật chất của giảng đường.
Vai trò của trí tuệ nhân tạo trong hỗ trợ sinh viên ngành khoa học xã hội và nhân văn nghiên cứu khoa học
Vai trò của trí tuệ nhân tạo trong hỗ trợ sinh viên ngành khoa học xã hội và nhân văn nghiên cứu khoa học
Trí tuệ nhân tạo (AI) đang ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực đời sống, đặc biệt là trong nghiên cứu khoa học. Với sinh viên - đối tượng bước đầu tham gia vào nghiên cứu - việc định hướng, hỗ trợ từ AI đã và đang đóng vai trò ngày càng quan trọng, đặc biệt là với sinh viên ngành khoa học xã hội và nhân văn (KHXH & NV) ở Việt Nam hiện nay. Thông qua việc phân tích vai trò của AI phục vụ nhiệm vụ nghiên cứu của sinh viên, bài viết gợi mở, định hướng cách thức sử dụng AI một cách hiệu quả, giúp sinh viên tăng cường kỹ năng, công nghệ, từng bước hoàn thiện phương pháp nghiên cứu khoa học, phục vụ tốt cho nhiệm vụ học tập, nghiên cứu của bản thân.
Các cơ quan báo Đảng tham gia hiệu quả hơn bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
Các cơ quan báo Đảng tham gia hiệu quả hơn bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam Lê Quốc Minh cho rằng, phải có những giải pháp tổng thể, đồng bộ nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt động của các cơ quan báo Đảng trong tình hình mới, đảm bảo các cơ quan báo Đảng tham gia ngày càng hiệu quả hơn vào công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong bối cảnh hiện nay.
Đoàn sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền vinh dự tham gia liên hoan giao lưu lãnh đạo trẻ ASEAN – Trung Quốc lần thứ 10
Đoàn sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền vinh dự tham gia liên hoan giao lưu lãnh đạo trẻ ASEAN – Trung Quốc lần thứ 10
Nhận lời mời của Hội hữu nghị đối ngoại nhân dân Trung Quốc và Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam, Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã tổ chức tuyển chọn và cử 5 sinh viên ưu tú tham gia Liên hoan Giao lưu lãnh đạo trẻ ASEAN - Trung Quốc lần thứ 10 tại tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc từ ngày 20-24/5/2024.
Truyền cảm hứng sáng tạo và tạo động lực cho các nhà khoa học tiếp tục cống hiến
Truyền cảm hứng sáng tạo và tạo động lực cho các nhà khoa học tiếp tục cống hiến
Đồng chí Nguyễn Xuân Thắng mong muốn Giải thưởng “Nghiên cứu lý luận chính trị” sẽ là giải thưởng lớn mang tầm quốc gia về khoa học và công nghệ, với bản sắc riêng của khoa học lý luận chính trị, góp phần truyền cảm hứng sáng tạo và tạo động lực cho các nhà khoa học tiếp tục cống hiến, không ngừng đổi mới, sáng tạo để có những công trình khoa học lý luận chính trị có chất lượng.
Bình luận