Hội thảo quốc tế "Huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn và công nghệ đảm bảo phát triển tại Việt Nam và Lào"

Tham dự và chủ trì hội thảo có các đồng chí: GS,TS. Lê Văn Lợi, Phó Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; PGS,TS. Phouvong Ounkhamsane, Giám đốc Học viện Chính trị và Hành chính quốc gia Lào; TS. Phan Chí Hiếu, Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam; TS. Sonethanou Thammavong, Chủ tịch Viện Khoa học Kinh tế và Xã hội quốc gia Lào.
Dự hội thảo về phía tỉnh Lào Cai có đồng chí Trịnh Xuân Trường, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai; lãnh đạo một số sở, ban, ngành của tỉnh Lào Cai; các đại biểu, nhà khoa học ở trung ương và địa phương, các cơ quan thông tấn, báo chí ở trung ương và tỉnh Lào Cai.
Hội thảo là diễn đàn để các nhà khoa học, nhà hoạch định chính sách, các doanh nghiệp của Việt Nam và Lào chia sẻ, thảo luận các kết quả nghiên cứu khoa học, các kinh nghiệm thực tiễn về huy động và sử dụng hiệu quả nguồn vốn và công nghệ đảm bảo phát triển nhanh, bền vững tại Việt Nam và Lào cũng như những kinh nghiệm quốc tế về lĩnh vực này.

Hội thảo sẽ cung cấp các cơ sở khoa học và thực tiễn cho các nhà hoạch định chính sách, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển đã được đặt ra của mỗi nước, đồng thời thúc đẩy sự hợp tác giữa hai nước trong quá trình thực hiện.
Phát biểu khai mạc Hội thảo, TS.Phan Chí Hiếu, Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam khẳng định: Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Lào và Việt Nam trong những năm qua đã đạt được nhiều thành tựu, góp phần nâng cao cuộc sống của người dân và được cộng đồng quốc tế ghi nhận. Tuy nhiên, trước những tác động tiêu cực của các cuộc khủng hoảng trên thế giới, cả Lào và Việt Nam đều đang đối mặt với những thách thức lớn, cần có các đối sách phù hợp để tiếp tục duy trì và thúc đẩy tăng trưởng cũng như cải thiện hệ thống an sinh xã hội. Trong các thách thức đó, vốn và công nghệ đang là hai nhân tố quan trọng, có tính chất quyết định đến sự thành công của hai nước.

GS,TS.Lê Văn Lợi, Phó Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh cho rằng: Kinh nghiệm quốc tế hiện nay về huy động và sử dụng hiệu quả nguồn vốn, công nghệ đối với phát triển nhanh và bền vững có rất nhiều trên thế giới. Việt Nam và Lào là những quốc gia đi sau, có nhiều lợi thế trong việc học hỏi các kinh nghiệm quốc tế nhưng vấn đề đặt ra là không phải bài học kinh nghiệm nào của các nước đi trước cũng phù hợp với tình thế và định hướng của Việt Nam và Lào.
GS,TS.Lê Văn Lợi kỳ vọng, trên cơ sở chia sẻ, phân tích khoa học của các nhà khoa học của Việt Nam và Lào, Hội thảo sẽ cung cấp được nhiều thông tin khoa học xác đáng cho không chỉ các đại biểu, các nhà khoa học tham gia hội thảo, mà còn lan tỏa tới các nhà hoạch định chính sách của hai đất nước, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu đã đặt ra của hai quốc gia.
Theo PGS,TS.Phouvong Ounkhamsane, Giám đốc Học viện Chính trị và Hành chính quốc gia Lào, bên cạnh những thành tựu đã đạt được trong thời gian qua, việc huy động, sử dụng vốn và công nghệ để phát triển đất nước Lào gặp phải nhiều khó khăn. Chính sách thu hút đầu tư chưa tạo được động lực cho các nhà đầu tư; viện trợ phát triển chính thức (ODA) có xu hướng giảm dần, đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) không tăng; khoa học và công nghệ ngày càng phát triển nhưng việc sử dụng các thành tựu công nghệ vào phát triển còn nhiều hạn chế.
Vì vậy, để huy động, sử dụng vốn và công nghệ một cách hiệu quả, đảm bảo cho sự phát triển của Lào, một trong những giải pháp quan trọng cần tập trung là tăng cường hợp tác giữa Lào và Việt Nam trong thu hút đầu tư nước ngoài vào phát triển kinh tế - xã hội và khoa học - công nghệ; phối hợp nghiên cứu, khuyến khích tìm kiếm các nguồn vốn, nhà đầu tư để phát triển các dự án trọng điểm mà hai nước đã hợp tác hiện thực hóa và đảm bảo theo hướng bền vững.

TS.Sonethanou Thammavong, Chủ tịch Viện Khoa học Kinh tế và Xã hội quốc gia Lào nêu rõ: Đảng và Chính phủ Lào đã đề ra tầm nhìn và quy định mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội nhằm thoát khỏi tình trạng các nước kém phát triển, hoàn thành mục tiêu phát triển bền vững và tiến tới là nước đang phát triển có nguồn thu nhập trung bình cao trước kỷ niệm 100 năm ngày thành lập Đảng Nhân dân Cách mạng Lào (1955-2055). Tầm nhìn và mục tiêu phát triển kinh tế và xã hội đó có tính khả thi trong tổ chức thực hiện thành công trên cơ sở sự đầu tư và sử dụng công nghệ, kỹ thuật và sáng tạo mới hiện đại vào sự phát triển kinh tế - xã hội. Vốn đầu tư phát triển kinh tế - xã hội ở 4 nguồn gồm: Từ ngân sách nhà nước (Nhà nước đầu tư), sự đầu tư của các doanh nghiệp hay bộ phận kinh doanh trong nước, sự đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI), sự hỗ trợ chính thức để phát triển (ODA) từ tổ chức quốc tế và chính phủ nước ngoài.
Phát biểu tại Hội thảo, Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Xuân Trường bày tỏ niềm vui mừng được đón tiếp các đại biểu đến dự Hội thảo “Huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn và công nghệ đảm bảo phát triển tại Việt Nam và Lào” do 4 cơ quan thuộc Việt Nam - Lào phối hợp tổ chức.

Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai mong muốn nhận được sự hỗ trợ của các đối tác trong và ngoài nước, nhất là sự hỗ trợ của Đoàn công tác của Việt Nam và Lào trong Hội thảo để báo cáo Trung ương tiếp tục xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách đặc thù nhằm tạo thuận lợi cho công tác thu hút đầu tư, công nghệ, đặc biệt đối với các tỉnh còn nhiều điều kiện khó khăn như vùng Trung du và miền núi phía Bắc. Hỗ trợ và tạo điều kiện cho các nhà đầu tư, các doanh nghiệp của Lào đến đầu tư các dự án tại tỉnh Lào Cai đối với lĩnh vực thế mạnh của tỉnh. Những giá trị về bản sắc văn hóa đậm chất Tây Bắc Việt Nam, cảnh quan, tình cảm, nét đẹp của con người Lào Cai sẽ để lại những ấn tượng tốt đẹp đối với các đại biểu và qua đó trở thành cầu nối, thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị giữa nhân dân Lào với nhân dân Việt Nam nói chung và nhân dân tỉnh Lào Cai nói riêng.
Trong khuôn khổ chương trình hội thảo diễn ra 3 phiên thảo luận gồm: Vốn cho phát triển tại Việt Nam và Lào; công nghệ cho phát triển tại Việt Nam và Lào; kinh nghiệm quốc tế và giải pháp thúc đẩy việc huy động, sử dụng vốn và công nghệ cho phát triển.
Hội thảo quốc tế 4 bên Việt – Lào năm 2023 đã nhận được sự quan tâm của các nhà khoa học hai quốc gia, với 40 bài viết tập trung vào những chủ đề trọng tâm của Hội thảo. Hội thảo tập trung phân tích, đánh giá những nội dung chủ yếu sau:


Thứ nhất, vốn là một nguồn lực quan trọng nhất đối với phát triển nhanh và bền vững. Nhận thức rõ ràng về tầm quan trọng của vốn, ngay từ những ngày đầu Đổi mới, Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhấn mạnh đến việc huy động và phát huy hiệu quả sử dụng nguồn vốn của nền kinh tế. Sau gần 4 thập niên của thời kỳ Đổi mới, Việt Nam đã không ngừng điều chỉnh thể chế quản lý kinh tế để huy động và sử dụng hiệu quả hơn nguồn vốn của đất nước. Tuy nhiên, với những diễn biến mới nhanh và khó lường của một thế giới đang thay đổi, cả Việt Nam và Lào cần đổi mới phương thức huy động và sử dụng vốn để có thể duy trì đà phát triển nhanh và bền vững.
Thứ hai, cùng với nguồn vốn, công nghệ là một động lực quyết định của phát triển nhanh và bền vững đối với Việt Nam và Lào. Chúng ta đang là những quốc gia đi lên từ nền tảng của kỹ thuật lạc hậu, nhưng điều đó đang dần được thay đổi. Những công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường và người dân ở Việt Nam và Lào đang được ứng dụng đem lại nhiều lợi ích cho người dân. Quan trọng hơn, đóng góp của ứng dụng công nghệ tới phát triển nhanh và bền vững đang không ngừng gia tăng tại Việt Nam và Lào. Với những thay đổi như vũ bão của cách mạng công nghiệp lần thứ tư, Việt Nam và Lào sẽ phải thực hiện nhiều biện pháp đột phá để có thể tiếp cận và tiến đến làm chủ những công nghệ tiên tiến này.
Thứ ba, kinh nghiệm quốc tế hiện nay về huy động và sử dụng hiệu quả nguồn vốn, công nghệ đối với phát triển nhanh và bền vững thì có rất nhiều trên thế giới. Việt Nam và Lào là những quốc gia đi sau, có nhiều lợi thế trong việc học hỏi các kinh nghiệm quốc tế; nhưng vấn đề đặt ra là không phải bài học kinh nghiệm nào của các nước đi trước cũng phù hợp với tình thế và định hướng của Việt Nam và Lào. Bài học kinh nghiệm thì có thành công và thất bại, chúng ta không chỉ học những bài học thành công mà còn học cả những bài học thất bại để tránh đi vào vết xe đổ của các quốc gia đi trước./.
Nguồn: Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
Bài liên quan
- Hội thảo khoa học: “Cơ hội việc làm của sinh viên các trường đại học trong thời đại số”
- Hội thảo khoa học quốc gia “Đảng Cộng sản Việt Nam – 95 năm kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc”
- Học viện Báo chí và Tuyên truyền hoàn thành Xuất sắc đề tài nghiên cứu cấp Quốc gia
- Vai trò của trí tuệ nhân tạo trong hỗ trợ sinh viên ngành khoa học xã hội và nhân văn nghiên cứu khoa học
- Các cơ quan báo Đảng tham gia hiệu quả hơn bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
Xem nhiều
-
1
Đại hội Chi bộ khoa Tuyên truyền nhiệm kỳ 2025-2027
-
2
Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức Hội nghị Tuyên dương điển hình tiên tiến lần thứ VI (2025-2030)
-
3
Quản lý thông tin về khoa học quân sự trên báo chí quân đội ở Việt Nam hiện nay - thực trạng và một số giải pháp tăng cường
-
4
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức sản xuất các chương trình thiện nguyện của kênh VTV1- Đài Truyền hình Việt Nam
-
5
Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về kinh tế của Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên hiện nay
-
6
Phát huy vai trò của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Tây Ninh trong tham gia xây dựng Đảng
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Một số giải pháp tăng cường quản lý thông điệp về chính sách Y Dược cổ truyền trên báo mạng điện tử ở Việt Nam hiện nay
Y dược cổ truyền là một phần quan trọng trong nền y học Việt Nam, không chỉ góp phần chăm sóc sức khỏe cộng đồng mà còn gắn liền với giá trị văn hóa, tri thức dân tộc. Trong bối cảnh chuyển đổi số, báo mạng điện tử trở thành kênh thông tin chủ đạo giúp truyền tải các chính sách về y dược cổ truyền đến công chúng một cách nhanh chóng và rộng rãi. Tuy nhiên, việc quản lý nội dung thông tin trên nền tảng này vẫn còn nhiều bất cập như tình trạng sai lệch, thiếu kiểm chứng hoặc bị thương mại hóa quá mức, gây ảnh hưởng đến nhận thức của người dân và công tác quản lý nhà nước. Trước thực trạng đó, việc tăng cường các giải pháp nhằm kiểm soát và định hướng thông điệp về chính sách y dược cổ truyền trên báo mạng điện tử là cần thiết, góp phần bảo vệ người tiêu dùng, nâng cao nhận thức cộng đồng và thúc đẩy sự phát triển bền vững của nền y học cổ truyền Việt Nam.
Hội thảo khoa học: “Cơ hội việc làm của sinh viên các trường đại học trong thời đại số”
Hội thảo khoa học: “Cơ hội việc làm của sinh viên các trường đại học trong thời đại số”
Chiều 26/02/2025, tại Hội trường lớn, Học viện Báo chí và Tuyên truyền phối hợp với Học viện Hành chính và Quản trị công tổ chức Hội thảo khoa học sinh viên với chủ đề: “Cơ hội việc làm của sinh viên các trường đại học trong thời đại số”. Hội thảo thu hút sự quan tâm, tham dự của đông đảo các nhà khoa học, giảng viên và sinh viên đến từ nhiều trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Hội thảo khoa học quốc gia “Đảng Cộng sản Việt Nam – 95 năm kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc”
Hội thảo khoa học quốc gia “Đảng Cộng sản Việt Nam – 95 năm kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc”
Sáng ngày 22/01/2025, tại Hà Nội, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh phối hợp Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia “Đảng Cộng sản Việt Nam – 95 năm kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc” bằng hình thức trực tiếp và trực tuyến đến điểm cầu Học viện Chính trị khu vực II, III, IV và 63 trường chính trị tỉnh, thành phố trên cả nước.
Học viện Báo chí và Tuyên truyền hoàn thành Xuất sắc đề tài nghiên cứu cấp Quốc gia
Học viện Báo chí và Tuyên truyền hoàn thành Xuất sắc đề tài nghiên cứu cấp Quốc gia
Đề tài "Vấn đề an ninh phi truyền thống: Trọng tâm là an ninh mạng trong nền an ninh quốc gia" (mã số KX.04.32/21-25) do PGS, TS. Nguyễn Thị Trường Giang chủ nhiệm đã được Hội đồng Khoa học và Công nghệ cấp Quốc gia đánh giá Xuất sắc. Là một trong 6 đề tài đầu tiên bảo vệ cấp quốc gia thuộc chương trình KX.04/21-25, với sự tham gia phối hợp của 8 đơn vị chuyên môn hàng đầu, đề tài đã đạt được nhiều thành tựu vượt trội về số lượng công bố khoa học, đào tạo nguồn nhân lực, đồng thời, đề xuất được nhiều giải pháp thiết thực cho công tác bảo đảm an ninh mạng quốc gia trong bối cảnh chuyển đổi số.
Vai trò của trí tuệ nhân tạo trong hỗ trợ sinh viên ngành khoa học xã hội và nhân văn nghiên cứu khoa học
Vai trò của trí tuệ nhân tạo trong hỗ trợ sinh viên ngành khoa học xã hội và nhân văn nghiên cứu khoa học
Trí tuệ nhân tạo (AI) đang ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực đời sống, đặc biệt là trong nghiên cứu khoa học. Với sinh viên - đối tượng bước đầu tham gia vào nghiên cứu - việc định hướng, hỗ trợ từ AI đã và đang đóng vai trò ngày càng quan trọng, đặc biệt là với sinh viên ngành khoa học xã hội và nhân văn (KHXH & NV) ở Việt Nam hiện nay. Thông qua việc phân tích vai trò của AI phục vụ nhiệm vụ nghiên cứu của sinh viên, bài viết gợi mở, định hướng cách thức sử dụng AI một cách hiệu quả, giúp sinh viên tăng cường kỹ năng, công nghệ, từng bước hoàn thiện phương pháp nghiên cứu khoa học, phục vụ tốt cho nhiệm vụ học tập, nghiên cứu của bản thân.
Bình luận