Hội thảo "Truyền thông nâng cao kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh viên”
Hội thảo có sự tham dự của ông Vũ Mạnh Cường, Phó Vụ trưởng Vụ Truyền thông và Thi đua, khen thưởng, Bộ Y tế; PGS, TS Trần Thanh Giang, Ủy viên BCH Đảng bộ, Phó Chủ tịch Hội đồng Trường, Phó Giám đốc Học viện; ông Phạm Sơn Tùng, Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV New Image Việt Nam cùng các cán bộ, giảng viên và hơn 500 sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
Phát biểu khai mạc Hội thảo, PGS, TS Trần Thanh Giang cho biết, bên cạnh chú trọng đào tạo, rèn nghề cho sinh viên thì lãnh đạo Học viện cũng rất coi trọng và thường xuyên quan tâm đến sức khỏe, đời sống tinh thần của các sinh viên. Việc sinh viên được chăm sóc sức khỏe tốt, sống lành mạnh sẽ góp phần giúp kết quả học tập của các em tốt hơn.
Hội thảo “Truyền thông nâng cao kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho sinh viên” lắng nghe và thảo luận xung quanh 3 chuyên đề, đó là: 1. Chuyên đề “Thanh niên và chăm sóc sức khỏe” do ông Vũ Mạnh Cường, Phó Vụ trưởng Vụ Truyền thông và Thi đua, khen thưởng, Bộ Y tế trình bày; 2. Chuyên đề “Thì thầm cùng sinh viên” do ThS bác sĩ Hồ Mai Hoa, giảng viên Quốc gia chương trình chăm sóc sức khỏe sinh sản trình bày; 3. Chuyên đề “Chăm sóc sức khỏe chủ động cho sinh viên, phục vụ học tập tốt” do chuyên gia dinh dưỡng Nguyễn Thị Hằng, Công ty TNHH MTV New Image Việt Nam trình bày.
Thông qua các chuyên đề của Hội thảo, các chuyên gia đã cung cấp những thông tin về ảnh hưởng của dịch COVID-19 đã và đang tác động to lớn đến nền kinh tế - xã hội, đời sống, sức khỏe người dân, những mối đe dọa sức khỏe mà con người còn phải đối mặt hàng ngày như: hóa chất độc hại, kháng kháng sinh...
Những mối nguy hại ảnh hưởng đến sức khỏe hàng ngày nhiều sinh viên mắc phải như: thói quen sống thiếu khoa học (thức khuya, ngủ dậy muộn, sử dụng các chất kích thích uống rượu, bia,...), những vấn đề tâm lý (áp lực học tập, kỳ vọng của phụ huynh, áp lực tài chính, mâu thuẫn bạn bè, tình cảm nam nữ, mất phương hướng học tập...), nguy cơ lây nhiễm bệnh lây truyền qua đường tình dục, ăn uống thiếu dinh dưỡng và mất vệ sinh an toàn thực phẩm. Mỗi sinh viên cần có ý thức chủ động chăm sóc sức khỏe hệ miễn dịch bằng cách kiểm tra sức khỏe định kỳ, tăng cường vận động thể chất, xây dựng chế độ ăn uống khoa học và cân bằng, giữ tinh thần luôn lạc quan vui vẻ.
Kết thúc mỗi chuyên đề, các chuyên gia trao đổi và giải đáp thắc mắc về những vấn đề liên quan đến sức khỏe, truyền thông về bảo vệ sức khỏe sau đại dịch COVID - 19./.
Đại dịch COVID-19 đã và đang tác động to lớn đến nền kinh tế - xã hội, đời sống người dân trên toàn thế giới. Việt Nam cũng đang phải đối diện với những khó khăn, phức tạp do đại dịch COVID-19 gây ra. Hơn lúc nào hết công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân cần tiếp tục được đẩy mạnh. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6, khóa XII đã chỉ ra nhiều giải pháp tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới. Trong đó nhấn mạnh việc bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe là nghĩa vụ, trách nhiệm của mỗi người dân, của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, đòi hỏi sự tham gia tích cực của các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và cộng đồng. Ngày 29.12.2021 Bộ Y tế cũng đã ban hành Quyết định 5924 về Kế hoạch thực hiện Chương trình Sức khỏe Việt Nam của Bộ Y tế giai đoạn 2021-2025.
Nguồn: Cổng Thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Bài liên quan
- Hội thảo khoa học “Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực cho hoạt động xuất bản Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới”
- Hội thảo khoa học: “Thực trạng và vấn đề đặt ra trong nghiên cứu, vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong phát triển báo chí, truyền thông Việt Nam hiện nay”
- Hội thảo “Ứng dụng chuyển đổi số trong hoạt động các đơn vị chức năng của Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay”
- Hội thảo khoa học cấp Bộ: “Nhận diện và đấu tranh phòng, chống cơ hội chính trị ở Việt Nam: Lý luận - Thực tiễn”
- Hội thảo khoa học quốc tế: “Nghiên cứu, giảng dạy chủ nghĩa Mác - Lênin ở các trường đại học: Kinh nghiệm Việt Nam và Trung Quốc”
Xem nhiều
- 1 Mạch Nguồn số 55: Lửa
- 2 Nhà báo Nguyễn Phú Trọng
- 3 Mạch Nguồn số 54: Thắp lửa trị ân
- 4 Lễ tốt nghiệp Chương trình Cử nhân quốc tế Quảng cáo, Quan hệ công chúng và Thương hiệu Khóa V
- 5 Khảo sát sơ bộ đánh giá chất lượng chương trình đào đạo chính quy trình độ đại học tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- 6 Họp Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức kỷ niệm 75 năm truyền thống Học viện (1949-2024)
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Phản ứng của Trung Quốc đối với chính sách hành động hướng đông của Ấn Độ
Năm 2024 đánh dấu chặng đường 10 năm Ấn Độ điều chỉnh từ chính sách Hướng Đông sang Chính sách Hành động hướng Đông (AEP) kể từ lần đầu tiên Thủ tướng N. Modi đề cập trong Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á năm 2014 ở Myanmar. Đối với Trung Quốc, trong quá trình Ấn Độ triển khai AEP, mặc dù chính phủ nước này không đưa ra các tuyên bố chính thức nhưng từ thực tế quan hệ Ấn - Trung, có thể thấy Trung Quốc có các động thái kiềm chế sự điều chỉnh, mở rộng về phạm vi địa lý, lĩnh vực hợp tác và đối tác của Ấn Độ. Theo đó, Trung Quốc đã triển khai chính sách vừa hợp tác, vừa phòng ngừa rủi ro với Ấn Độ để phân tán sự triển khai và hiệu quả của AEP. Thông qua việc phân tích đánh giá phản ứng của Trung Quốc đối với AEP của Ấn Độ, kết quả nghiên cứu cho thấy, phản ứng của Trung Quốc đối với AEP là một phần trong chuỗi chiến lược toàn cầu nhằm kiềm toả sự gia tăng quyền lực và ảnh hưởng của Ấn Độ không những ở Đông Nam Á, Đông Á mà còn toàn bộ khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Các động thái này của Trung Quốc đối với AEP của Ấn Độ cũng phần nào ảnh hưởng đến Việt Nam nói riêng và quan hệ Việt - Ấn nói chung.
Hội thảo khoa học “Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực cho hoạt động xuất bản Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới”
Hội thảo khoa học “Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực cho hoạt động xuất bản Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới”
Cách mạng công nghiệp 4.0 dẫn đến sự ra đời của nhiều phương thức xuất bản và phát hành mới, cùng với sự thay đổi về thị hiếu và đòi hỏi ngày càng cao trong trải nghiệm của công chúng đối với các xuất bản phẩm, đã tác động lớn đến hoạt động xuất bản, in và phát hành sách tại Việt Nam. Công tác đào tạo nguồn nhân lực cho ngành Xuất bản tại Việt Nam cần phải thay đổi để bắt kịp xu thế mới, vì chính sự tồn tại và phát triển của ngành.
Hội thảo khoa học: “Thực trạng và vấn đề đặt ra trong nghiên cứu, vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong phát triển báo chí, truyền thông Việt Nam hiện nay”
Hội thảo khoa học: “Thực trạng và vấn đề đặt ra trong nghiên cứu, vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong phát triển báo chí, truyền thông Việt Nam hiện nay”
Sáng 11/6/2024, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Ban Chủ nhiệm đề tài KX.02.31/21-25 tổ chức Hội thảo khoa học: “Thực trạng và vấn đề đặt ra trong nghiên cứu, vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong phát triển báo chí - truyền thông Việt Nam hiện nay”. Hội thảo thuộc khuôn khổ đề tài khoa học cấp Nhà nước “Nghiên cứu, vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong phát triển báo chí, truyền thông Việt Nam thời kỳ đổi mới” (mã số KX.02.31/21-25), do Học viện Báo chí và Tuyên truyền là cơ quan chủ trì và PGS,TS. Mai Đức Ngọc làm chủ nhiệm đề tài.
Hội thảo “Ứng dụng chuyển đổi số trong hoạt động các đơn vị chức năng của Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay”
Hội thảo “Ứng dụng chuyển đổi số trong hoạt động các đơn vị chức năng của Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay”
Chiều 27/3/2024, Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề: “Ứng dụng chuyển đổi số trong hoạt động các đơn vị chức năng của Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay”.
Hội thảo khoa học cấp Bộ: “Nhận diện và đấu tranh phòng, chống cơ hội chính trị ở Việt Nam: Lý luận - Thực tiễn”
Hội thảo khoa học cấp Bộ: “Nhận diện và đấu tranh phòng, chống cơ hội chính trị ở Việt Nam: Lý luận - Thực tiễn”
Chiều 27/12/2023, tại Hà Nội, Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức Hội thảo khoa học cấp Bộ: “Nhận diện và đấu tranh phòng, chống cơ hội chính trị ở Việt Nam: Lý luận - Thực tiễn”. Các nhà khoa học đã thảo luận một cách sâu sắc, cụ thể và toàn diện những vấn đề lý luận và thực tiễn trong nhận diện và đấu tranh phòng, chống cơ hội chính trị ở Việt Nam hiện nay.
Bình luận