Kinh nghiệm giảng dạy từ đồng nghĩa trong giờ đọc – hiểu tiếng Việt cho sinh viên nước ngoài tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Để học ngoại ngữ tốt, người học cần thuần thục bốn kỹ năng nghe - nói - đọc - viết. Do đó, người dạy phải nắm chắc không chỉ phương pháp giảng dạy ngoại ngữ nói chung mà còn phải hiểu đặc trưng riêng của mỗi kỹ năng để việc giảng dạy đạt được mục tiêu đề ra. Với kỹ năng đọc, sinh viên nước ngoài phải đạt được những tiêu chí sau: hiểu được nội dung văn bản; đọc đúng (hoặc ở mức độ chấp nhận được) ngữ âm, ngữ điệu của người bản địa. Bài viết này nói đến phương pháp thực hiện mục tiêu: hiểu nội dung văn bản của loại giờ đọc hiểu.
Để đạt được mục tiêu này, một trong những kỹ năng cần yếu của người dạy đó là giảng giải nghĩa của từ ngữ. Bởi lẽ, hiểu từ mới luôn là một thách thức đối với sinh viên nước ngoài. Sinh viên nước ngoài luôn liên hệ giữa từ mới và các từ đồng nghĩa hoặc đồng âm trong vốn từ đã có của bản thân. Do đó, việc giải thích các từ trong dãy từ đồng nghĩa là một kỹ năng không dễ nhất là khi sinh viên chưa có kiến thức cơ bản về văn hóa Việt Nam. Kỹ năng này không chỉ quan trọng đối với việc hiểu được bài học mà còn giúp sinh viên có thêm vốn từ, mở rộng thêm khả năng giao tiếp đồng thời hiểu thêm được những “mảnh ghép” văn hóa đất nước Việt Nam.
1. Các khái niệm
1.1. Khái niệm từ đồng nghĩa
Có nhiều định nghĩa về từ đồng nghĩa. Có định nghĩa quá rộng khi cho rằng các từ giống nghĩa và gần nghĩa nhau là từ đồng nghĩa; có định nghĩa lại quá hẹp, cho rằng chỉ những từ hoàn toàn trùng nghĩa nhau, có thể thay thế cho nhau mới là từ đồng nghĩa. Tác giả Nguyễn Văn Tu trong công trình Từ điển từ đồng nghĩa tiếng Việt định nghĩa: “Những từ đồng nghĩa là những từ của một thứ tiếng có nghĩa biểu đạt (chỉ sự vật, hiện tượng, tính chất,…) giống nhau hoặc gần giống nhau, có thể thay thế cho nhau trong một số ngữ cảnh nhất định, nhưng có khác nhau về sắc thái tình cảm, giá trị gợi cảm, về phong cách, phạm vi sử dụng” (1). Theo tác giả Nguyễn Thiện Giáp, từ đồng nghĩa là các từ có “sự giống nhau của các sở biểu” (2). Các định nghĩa trên đã xây dựng tiêu chí nhận diện từ đồng nghĩa: giống hoặc gần giống nhau về nghĩa biểu đạt, khác nhau về ngữ cảnh sử dụng, phong cách, sắc thái biểu cảm, phạm vi sử dụng.
1.2. Khái niệm và vai trò của loại giờ học đọc – hiểu
Đây là một loại hình giờ học đặc thù trong hoạt động dạy và học tiếng (ngôn ngữ nói chung) và ngoại ngữ nói riêng. Theo tác giả Nguyễn Quảng Cương, “đây là một quá trình tâm lý, nhận thức phức tạp của chủ thể học sinh. Đây là quá trình đòi hỏi sự huy động và phát huy tổng lực khả năng nhận thức và tư duy ngôn ngữ, sức mạnh tri thức đời sống và tri thức văn hóa, mức độ hóa thân, nhập cuộc, nếm trải, đoán định, suy tư và phản tỉnh của người học để có thể “đọc ra” nội dung sự kiện, nội dung hình tượng, nội dung quan niệm và các tần ý nghĩa tiềm ẩn trong văn bản, ngôn từ của tác phẩm” (3).
Trong loại giờ học này, người học (tiếng) phải đạt được mục tiêu đọc đúng ngữ âm, viết đúng chính tả và tìm hiểu nghĩa và các vấn đề “tiềm ẩn” đằng sau ngôn từ của văn bản đọc hiểu. Do đó,trong giờ đọc hiểu, người dạy cần hướng dẫn người học về ngữ âm, chữ viết và nghĩa và các chiều quan hệ (với đời sống, với các văn bản khác) của văn bản. Giờ đọc hiểu giúp người học tiếp nhận kiến thức xã hội; làm cơ sở cho kiến thức nền về một chủ đề nhất định đồng thời xây dựng vốn từ theo chủ đề cho người học. Từ sự được trang bị cơ bản về kiến thức xã hội (theo chủ đề) và lượng từ nhất định, người học có thể tự tin giao tiếp trong phạm vi chủ đề vừa được học.
Việc dạy và học ngôn ngữ cần được thực hiện cùng lúc hai mục tiêu: mục tiêu về chất lượng tiếp nhận (sự thu nạp) nguồn ngữ liệu – mục tiêu phát ra (sự giao tiếp), tức là người học phải vận dụng được kiến thức ngôn ngữ vào trong giao tiếp xã hội. Mục tiêu “thu nạp” (tiếp nhận) được hiện thực hóa trong hai kỹ năng là đọc hiểu và nghe hiểu; mục tiêu giao tiếp (phát ra) được hiện thực hóa trong hai kỹ năng là viết và nói. Như vậy, giờ đọc hiểu là loại giờ học giúp sinh viên tiếp nhận ngữ liệu, từ đó góp phần tạo năng lực giao tiếp và khả năng hiện thực hóa sự giao tiếp của người học.
Để hiểu được văn bản, việc tìm hiểu từ mới là một bước không thể xem nhẹ. Đây là bước cần thực hiện đầu tiên. Hiểu từ bao gồm hiểu hình thức thể hiện (cách đọc, viết), nghĩa, phong cách, cách sử dụng từ. Hiểu từ giúp người học hiểu được nghĩa từng câu, đoạn, phần bài và toàn bộ nội dung văn bản; hiểu nghĩa tường minh, nghĩa hàm ẩn; hiểu kiến thức văn hóa, xã hội, đời sống chính trị; con người, những biến động đang xảy ra của xã hội mà chủ đề từ bài đọc hiểu gợi mở.
1.3. Một số dãy/ loạt từ đồng nghĩa gây khó khăn đối với sinh viên nước ngoài tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền khi học học phần 2 (Học phần nâng cao 2) môn Tiếng Việt
Theo khảo sát trong quá trình học của 05 khóa lưu học sinh Lào (80 phiếu khảo sát) về môn tiếng Việt nâng cao học phần 2, sinh viên nước ngoài đã gặp khó khăn với một số dãy/ loạt từ đồng nghĩa sau đây:
+ Dãy từ chỉ số lượng ít: một tý, một chút, một xíu; một lát, một chốc, một tẹo, một tý tẹo tèo teo.
+ Dãy từ có nghĩa vị chỉ số lượng nhiều: đông, đông đúc, đông đảo, chi chit, nhiều, đa dạng, phong phú, những.
+ Dãy từ chỉ sự vốn có: có sẵn, sẵn có, sẵn, sẵn sàng, sẵn nong sẵn né, còn có.
+ Dãy từ chỉ sự kiên quyết: kiên quyết, quyết đoán, dứt khoát, nhất định, phải, quyết tâm.
2. Kinh nghiệm giảng dạy nhóm từ đồng nghĩa
Việc giúp sinh viên nước ngoài hiểu được sự khác nhau của các từ đồng nghĩa không đơn giản, vì người học không am tường văn hóa Việt Nam. Việc giải thích từ đồng nghĩa cho sinh viên nước ngoài cần được thực hiện với các nguyên tắc sau đây: thứ nhất, cần tối giản cách giải thích. Điều này tạo cho sinh viên sự dễ tiếp thu; người học không bị “căng thẳng ngôn ngữ” do quá tải lượng từ mới khi giảng viên giảng giải. Việc tối giản cách giải thích thể hiện sự nắm được tâm lý đối tượng tiếp nhận. Vì là người nước ngoài nên người học cần sự đơn giản hóa những kiến thức phức tạp; thứ hai, cụ thể hóa nghĩa của từ đồng nghĩa bằng các công cụ, phương tiện hỗ trợ (nếu có); thứ ba, sử dụng sự so sánh, đối chiếu để người học dễ nhớ. Bởi vậy, trong giờ học tiếng nói chung và giờ đọc hiểu nói riêng, việc sử dụng các phương tiện dạy học hỗ trợ sự nghe, nhìn để nắm bắt bài học có vai trò quan trọng. Nó giúp người học dễ tiếp thu bài học; bài học trở nên sinh động. Các phương tiện hỗ trợ giúp tăng khả năng tương tác ngôn ngữ giữa người học và người dạy.
Trên cơ sở của các nguyên tắc trên, tác giả trong quá trình thực dạy đã áp dụng các phương pháp sau để thực hiện việc giải thích các từ đồng nghĩa cho sinh viên nước ngoài.
2.1. Giải nghĩa loạt từ đồng nghĩa bằng cách xác lập các dãy đồng nghĩa con (nhỏ) là dãy từ đồng nghĩa hoàn toàn và dãy từ gần nghĩa
Việc chia thành hai dãy từ là dãy từ đồng nghĩa hoàn toàn và dãy từ gần nghĩa vừa đáp ứng được sự chính xác khoa học (ngôn ngữ) vừa đưa về số lượng nhớ tối thiểu (02 (dãy từ). Đây là cách dễ nhớ. Người học thay vì nhớ nhiều từ trong dãy từ đồng nghĩa thì chỉ cần nhớ 02 dãy từ. Sự tối giản số lượng cần nhớ là một phương pháp hữu hiệu trong hoạt động sư phạm, tạo nên kết quả tốt trong học tập.
Theo tác giả Đỗ Hữu Châu, các từ đồng nghĩa hoàn toàn là các từ có mức độ đồng nghĩa cao, tức là khi “số lượng các nét nghĩa đồng nhất tăng lên thì từ càng đồng nghĩa với nhau. Mức độ đồng nghĩa cao nhất xảy ra khi các từ đã có tất cả các nét nghĩa hoặc đại bộ phận các nét nghĩa trùng nhau, chỉ khác ở một hoặc một vài nét nghĩa cụ thể nào đó”; còn từ gần nghĩa là các từ có “mức độ đồng nghĩa thấp, nhất là khi các từ có chung một nét nghĩa (nghĩa phạm trù)(4). Giảng viên xác định cho người học các từ đồng nghĩa hoàn toàn hoặc gần nghĩa (nếu có) trong dãy từ đồng nghĩa, ví dụ trong dãy từ chỉ sự có sẵn có các từ sau đồng nghĩa hoàn toàn: có sẵn, sẵn có, sẵn. Sinh viên có thể sử dụng ba từ này thay thế cho nhau trong ngữ cảnh; chẳng hạn:
Hằng: Lan ơi, cậu có sẵn/ sẵn có/ sẵn tiền mặt trong ví bây giờ không, đổi cho tớ 100.000 với.
Lan: Tớ có cậu à. Lúc nào tớ cũng sẵn/ có sẵn/ sẵn có 200.000 tiền mặt trong ví.
Bên cạnh các từ đồng nghĩa hoàn toàn, việc xác định các từ gần nghĩa; không nên giải thích quá sâu sự khác biệt về nghĩa (Điều này giúp người học dễ tiếp nhận nghĩa của từ), chẳng hạn: các từ trong dãy từ gần nghĩa chỉ số lượng ít một lượng chất nào đó như đường, muối, ớt,…: một tý, một chút, một xíu; một tẹo, một tý tẹo tèo teo; và số lượng nhanh/ ngắn về thời gian, như: một tý, một chút, một xíu; một tẹo, một tý tẹo tèo teo một lát, một chốc; ví dụ (Khi đi ăn bún thang Hà Nội): Nên vắt một chút chanh, thêm một ít ớt, bỏ một xíu mắm tôm, kèm thêm một tẹo rau thơm và tý tẹo tèo teo mỳ chính nữa là bát bún này tuyệt hảo.
Khi nhờ một ai đó đừng chờ vì bản thân đang dở công việc; (đoạn hội hoạt qua điện thoại): Bạn chờ tớ một tý nhé. Một xíu nữa là tớ xong.
Việc tìm được nhiều từ trong dãy từ đồng nghĩa hoàn toàn hoặc gần nghĩa giúp người học không phải nhớ quá nhiều các nghĩa cụ thể của từng từ - đó là một khó khăn; đồng thời giúp việc mở rộng vốn từ được thực hiện hiệu quả trong một thời gian ngắn.
2.2. Giải nghĩa từ đồng nghĩa bằng cách cụ thể hóa nghĩa của các từ thông qua hình ảnh, âm thanh
Trong dãy/ loạt từ đồng nghĩa, không phải lúc nào cũng đưa được các từ vào một nhóm nhỏ đồng hoặc gần nghĩa. Việc phân tích nghĩa của từng từ cần được thực hiện để đảm bảo tính chính xác của bài học. Do đó, khi có các phương tiện hiện đại hỗ trợ việc dạy và học, người dạy cần tối đa áp dụng ưu thế đó nhất là hiện nay, chúng ta đang sống trong kỷ nguyên KHKT phát triển. Chẳng hạn khi cần giải thích nghĩa của các từ trong dãy từ có nghĩa chỉ số lượng nhiều: đông, đông đúc, đông đảo, chi chit, nhiều, đa dạng, phong phú, những, người dạy có thể sử dụng các hình ảnh sau: đông => hình ảnh người mua bán trong chợ; đông đúc => hình ảnh người dân chen nhau trên bãi biển; đông đảo => hình ảnh nhiều người biểu tình hoặc tham gia mít tinh; chi chít => hình ảnh quả vải dày đặc trên cây vải chín; phong phú => hình ảnh chợ bán nhiều loại mặt hàng; đa dạng => hình ảnh cửa hàng bán bánh kẹo, có nhiều hình dạng, mẫu mã hộp bánh, kẹo; nhiều => hình ảnh xe cộ tại ngã tư giờ cao điểm (số lượng xe không đếm được); những => hình ảnh người đi bộ trong công viên tập thể dục – (nhiều nhưng đếm được).
Với các từ miêu tả tính chất âm thanh như líu lo, réo rắt, dặt dìu, dìu dặt, khoan nhặt cần sử dụng âm thanh (bài hát, giai điệu…) giúp người học hiểu. Đây là các từ miêu tả kiểu âm thanh có sự thay đổi âm vực, có quãng âm dài và giai điệu tha thiết, sâu lắng. Nên từ líu lo => tiếng chim; réo rắt => tiếng sáo người Mông; dặt dìu, dìu dặt (hai từ đồng nghĩa) => tiếng đàn bầu; khoan nhặt => giọng hò Huế.
Việc giải nghĩa từ bằng hình ảnh, âm thanh giúp người dạy sinh động cách giải thích đồng thời khi tiếp nhận nghĩa của từ theo cách được cụ thể hóa, người học sẽ không còn thấy từ trừu tượng hoặc khó hiểu.
2.3. Giải nghĩa từ đồng nghĩa bằng cách so sánh với từ trái nghĩa
Theo tác giả Nguyễn Thiện Giáp, từ trái nghĩa là “những từ khác nhau về ngữ âm đối lập về ý nghĩa, biểu hiện các khái niệm tương phản về logic, nhưng tương liên lẫn nhau”(5). Việc xây dựng các từ trái nghĩa, đối lập nghĩa nhau để phân biệt nghĩa của từ là cách gây hứng thú trong người học. Sự so sánh vốn có tác dụng giúp người học có những “điểm tựa” để dễ nhớ; trong trường hợp so sánh đối lập, ấn tượng càng tăng, sự ghi nhớ của người học càng lớn; ví dụ bảng từ sau:

Ở bảng trên, các từ trong một dãy từ đồng nghĩa nhau; các từ trong hai dãy ngang hàng nhau trái nghĩa nhau. Việc cho người học nhiều từ trong một dãy từ có ưu điểm giúp sự mở rộng vốn từ được tăng cường mạnh nhất trong sự hạn chế tối đa về thời lượng – tức là trong một khoảng thời gian ngắn nhất, người học được trang bị nhiều từ mới. Tuy nhiên, việc này cũng mang lại những hạn chế nhất định: người học dễ bị mệt, căng, và quá sức khi bị tiếp nhận quá nhiều từ mới. Do vậy, cần căn cứ vào khả năng của người học để giáo viên đưa lượng từ mới vừa đủ, vừa sức với người học. Bên cạnh đó, người dạy cần ghi chú, nhấn mạnh những từ trái nghĩa thường sử dụng trong tiếng Việt, ví dụ: ít – nhiều, chăm chỉ - lười biếng; thông minh – ngu dốt; vất vả - nhàn nhã, sung sướng.
2.4. Giải nghĩa của các từ đồng nghĩa bằng cách đặt câu
Đặt câu là cách đưa từ vào ngữ cảnh phù hợp. Đặt được câu đúng tức là đã hiểu đúng từ. Đặt câu là hình thức cho người học hiểu được phạm vi nghĩa, phong cách, cách sử dụng từ. Nhiều trường hợp người học sau khi hiểu nghĩa của câu trong đó có từ cần giải thích đã hiểu được nghĩa của từ mà không cần phải giảng giải nhiều lời. Do đó, đặt câu cũng là một cách thức giải nghĩa từ nhanh, hiệu quả, chẳng hạn khi giải nghĩa loạt từ đồng nghĩa sau: kiên quyết, quyết đoán, dứt khoát, quyết tâm, quyết chí người dạy nên đặt câu. Bởi nếu giảng giải để giải thích sự khác biệt nghĩa của dãy từ đồng nghĩa này, người học dễ bị rối.
Để chinh phục một ngôn ngữ, sinh viên nước ngoài luôn gặp nhiều khó khăn. Quá trình dạy và học ngôn ngữ được chia thành bốn loại kỹ năng là nghe – nói đọc – viết. Giờ học đọc hiểu là một loại giờ học đặc trưng trong bốn loại giờ học cần yếu nêu trên. Đây là giờ học yêu cầu người học vận dụng tổng thể các tri thức văn hóa, xã hội, kinh nghiệm cá nhân. Cùng với đó, để hiểu bài đọc, người học phải hiểu từ. Với loạt từ đồng nghĩa xuất hiện trong bài học hoặc trong sự liên hệ của người học đều là những vấn đề đặt ra đối với người dạy. Từ đồng nghĩa tuy có nghĩa sở biểu chung nhưng các nghĩa tố (nét nghĩa) không giống nhau, khiến cho sự tiếp nhận của những người không cùng môi trường văn hóa trở thành một thách thức. Để giải quyết khó khăn này cho người học, về phía người dạy, cần thực hiện những biện pháp sau: giải nghĩa loạt từ đồng nghĩa bằng cách xác lập các dãy đồng nghĩa con (nhỏ); cụ thể hóa nghĩa của các từ thông qua hình ảnh, âm thanh; so sánh với từ trái nghĩa; đặt câu. Mỗi biện pháp cần được thực hiện linh hoạt phụ thuộc vào đặc điểm nghĩa của loạt từ đồng nghĩa. Nhiều loạt từ đồng nghĩa cần được giải nghĩa theo cách tổng hợp các biện pháp giải nghĩa.
Thực hiện thao tác giải nghĩa từ cho người nước ngoài cần được thực hiện theo nguyên tắc: đơn giản hóa việc kiến giải nghĩa từ; cụ thể hóa nghĩa của các từ đồng nghĩa; sử dụng sự so sánh, đối chiếu để người học dễ nhớ. Khi khoa học công nghệ hiện đại phát triển, người dạy cần tận dụng tối đa các sản phẩm công nghệ để hỗ trợ việc dạy và học ngôn ngữ nói chung và bước giải nghĩa từ trong giờ đọc hiểu nói riêng./.
_____________________________________
(1) Nguyễn Văn Tu, (1999), Từ điển từ đồng nghĩa tiếng Việt. Nxb. Giáo dục, tr.8
(2), (5) Nguyễn Thiện Giáp, (2016), Từ điển Khái niệm Ngôn ngữ học. Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội. Tr.556, 569
(3) Nguyễn Quảng Cương, (2011), Thực chất của việc dạy đọc hiểu và tích hợp môn Ngữ văn, Tạp chí KHGD số 65 tháng 2. Tr.12
(4) Đỗ Hữu Châu, (1981), Từ vựng – ngữ nghĩa tiếng Việt, Nxb. Giáo dục, H 1981. Tr.184
Nguồn: Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông điện tử
Bài liên quan
- Lễ Khai giảng các lớp Cao học và Nghiên cứu sinh khóa 31 đợt 1 năm 2025
- Phiên họp lần thứ 35 của Hội đồng Kiểm định chất lượng giáo dục
- Nâng cao chất lượng giáo dục lý luận chính trị ở các trường đại học trong bối cảnh chuyển đổi số
- Truyền thông xây dựng thương hiệu chương trình liên kết đào tạo quốc tế tại Việt Nam
- NGÀY HỘI TƯ VẤN TUYỂN SINH - HƯỚNG NGHIỆP - VIỆC LÀM 2025: AJC OPEN DAY - JOB FAIR 2025
Xem nhiều
-
1
Quản trị thông tin chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay
-
2
Truyền thông về văn hoá truyền thống trên báo mạng điện tử qua chiến lược kể chuyện đa nền tảng
-
3
Thông tin về hoạt động kinh tế của người dân khu vực nông thôn trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay
-
4
Báo chí cách mạng Việt Nam trong kỷ nguyên số dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh
-
5
Báo chí phải trở thành lực lượng kiến tạo niềm tin, cổ vũ khát vọng phát triển, góp phần hiện thực hóa mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam hùng cường, thịnh vượng, trường tồn trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc*
-
6
Quản lý thông tin về phòng, chống mua bán người trên truyền hình Việt Nam hiện nay
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Phiên họp lần thứ 35 của Hội đồng Kiểm định chất lượng giáo dục
Ngày 24/6/2025, Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tổ chức Phiên họp lần thứ 35 Hội đồng Kiểm định chất lượng giáo dục để thẩm định kết quả đánh giá chất lượng giáo dục các chương trình đào tạo (CTĐT) và cơ sở giáo dục (CSGD) đã hoàn thành quy trình đánh giá ngoài. Các cơ sở giáo dục được Hội đồng tổ chức thẩm định kết quả đánh giá chất lượng tại Phiên họp gồm: Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Đại học Phenikaa. Phiên họp được tổ chức bằng hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến.
Kinh nghiệm giảng dạy từ đồng nghĩa trong giờ đọc – hiểu tiếng Việt cho sinh viên nước ngoài tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Kinh nghiệm giảng dạy từ đồng nghĩa trong giờ đọc – hiểu tiếng Việt cho sinh viên nước ngoài tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Giờ đọc hiểu là một loại giờ dạy đặc thù trong môn học ngoại ngữ. Để người học hiểu được bài đọc, người dạy cần giúp sinh viên hiểu từ mới (từ mới từ góc độ người học). Việc xuất hiện các từ đồng nghĩa trong bài đọc hoặc trong sự liên hệ của người học là một tất yếu; nó yêu cầu người dạy đưa ra cách giải thích nghĩa của từ sao cho sinh viên dễ hiểu. từ kinh nghiệm giảng dạy, người viết đã sử dụng nhiều cách, trong đó có bốn cách cơ bản sau đây: giải nghĩa loạt từ đồng nghĩa bằng cách xác lập các dãy đồng nghĩa con (nhỏ); cụ thể hóa nghĩa của các từ thông qua hình ảnh, âm thanh; so sánh với từ trái nghĩa; đặt câu. Việc giải thích nghĩa của từ bằng các cách thức trên được dựa trên các nguyên tắc sau: đơn giản hóa việc kiến giải nghĩa từ; cụ thể hóa nghĩa của các từ đồng nghĩa; sử dụng sự so sánh, đối chiếu để người học dễ nhớ.
Lễ Khai giảng các lớp Cao học và Nghiên cứu sinh khóa 31 đợt 1 năm 2025
Lễ Khai giảng các lớp Cao học và Nghiên cứu sinh khóa 31 đợt 1 năm 2025
Sáng 28/6/2025, Học viện Báo chí và Tuyên truyền long trọng tổ chức Lễ Khai giảng các lớp Cao học và Nghiên cứu sinh khóa 31 đợt 1 năm 2025. Lễ Khai giảng diễn ra trực tiếp tại Hội trường C và trực tuyến trên phần mềm Microsoft Teams.
Phiên họp lần thứ 35 của Hội đồng Kiểm định chất lượng giáo dục
Phiên họp lần thứ 35 của Hội đồng Kiểm định chất lượng giáo dục
Ngày 24/6/2025, Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tổ chức Phiên họp lần thứ 35 Hội đồng Kiểm định chất lượng giáo dục để thẩm định kết quả đánh giá chất lượng giáo dục các chương trình đào tạo (CTĐT) và cơ sở giáo dục (CSGD) đã hoàn thành quy trình đánh giá ngoài. Các cơ sở giáo dục được Hội đồng tổ chức thẩm định kết quả đánh giá chất lượng tại Phiên họp gồm: Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Đại học Phenikaa. Phiên họp được tổ chức bằng hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến.
Nâng cao chất lượng giáo dục lý luận chính trị ở các trường đại học trong bối cảnh chuyển đổi số
Nâng cao chất lượng giáo dục lý luận chính trị ở các trường đại học trong bối cảnh chuyển đổi số
Chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ, đặt ra yêu cầu cấp thiết đối với việc nâng cao hiệu quả giảng dạy lý luận chính trị ở các trường đại học. Nội dung, phương pháp và hình thức dạy học cần được đổi mới để phát huy tư duy độc lập và khả năng vận dụng lý luận vào thực tiễn của sinh viên. Bài viết phân tích vai trò, cơ hội, thách thức và đề xuất các giải pháp trọng tâm để nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục trong bối cảnh chuyển đổi số.
Bình luận