Lại bàn về tự do báo chí (tiếp theo và hết)
Phát triển nền báo chí Việt Nam tự do, nhân văn và hiện đại
Trong suốt 80 năm dưới ách thống trị của thực dân Pháp và thế lực phong kiến, nền báo chí Việt Nam cùng chung “số phận” với dân tộc, bị đè nén, áp bức và bóp nghẹt mọi tự do. Ánh mắt soi mói của mật thám và “lưỡi kéo” kiểm duyệt của chính quyền cắt không thương tiếc những nội dung tiến bộ của mọi bài báo, nhất là những câu chữ thể hiện tinh thần yêu nước, đòi tự do cho dân tộc, cải thiện dân sinh. Những người làm báo cách mạng bị đàn áp, tù đày, thậm chí bị thủ tiêu hoặc kết án tử hình. Trong bài báo “Đông Dương và Triều Tiên” đăng trên báo Le Populaire ngày 4.9.1919, Nguyễn Ái Quốc đã lên án chế độ nô dịch báo chí của chính quyền thực dân Pháp ở Đông Dương. Người viết: “Về mặt báo chí, xuất bản bằng tiếng phương Đông, Chính phủ giành lấy cái quyền hạn bỉ ổi chỉ cho phép xuất bản những loại nào ca ngợi mình và sau khi đã có kiểm duyệt rồi. Chính phủ lợi dụng cái đặc quyền độc đoán ấy để lập ra những tờ báo tiếng An Nam theo ý mình được hưởng trợ cấp bí mật của Nhà nước và chuyên việc làm quảng cáo tuyên truyền cho Chính phủ và thường kỳ viết những bài phỉnh nịnh các quan trên có thế lực ở thuộc địa”(1). Năm 1919, Nguyễn Ái Quốc thay mặt nhóm những người yêu nước An Nam gửi đến Hội nghị Véc-xay bản “Yêu sách của nhân dân An Nam”, nêu lên 8 yêu sách, trong đó yêu sách thứ ba là “Tự do báo chí và tự do ngôn luận”(2).
Tự do báo chí và tự do ngôn luận luôn luôn là một mục tiêu nhất quán, một yêu cầu trước sau như một trong suốt tiến trình cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tự do báo chí và ngôn luận được xác định rõ ràng trong Cương lĩnh chính trị của Đảng, được quy định chặt chẽ, rõ ràng và ngày càng đầy đủ trong Hiến pháp và hệ thống pháp luật của Nhà nước. Lời kêu gọi của Đại hội thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 3.2.1930 nhấn mạnh một trong những mục đích hàng đầu của cuộc cách mạng mà Đảng chủ trương là “Đem lại mọi quyền tự do cho nhân dân”(3). “Công nhân vận động (Án Nghị quyết của Trung ương toàn thể Đại hội)”, tháng 10.1930, chỉ rõ yêu cầu đầu tiên của cuộc đấu tranh về chính trị là “Tự do tổ chức, ngôn luận, tụ hội, bãi công, thị oai tuần hành”(4). Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển năm 2011) của Đảng Cộng sản Việt Nam đã tổng kết một trong năm bài học lớn của Đảng là “sự nghiệp cách mạng là của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân... Toàn bộ hoạt động của Đảng phải xuất phát từ lợi ích và nguyện vọng chính đáng của nhân dân”(5). Nói rộng ra, những “lợi ích và nguyện vọng chính đáng” của nhân dân chính là quyền được mưu cầu hạnh phúc, không ngừng cải thiện đời sống, quyền được tự do phát triển toàn diện, được bảo đảm quyền con người và các quyền tự do trong một xã hội tiến bộ, văn minh, hiện đại, trong đó đương nhiên có các quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận.
Ngay sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, Hiến pháp đầu tiên của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã long trọng khẳng định “Công dân Việt Nam có quyền: - Tự do ngôn luận/ - Tự do xuất bản...”. Điều 25, Hiến pháp năm 2013 hiến định: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”. Điều 10, Luật Báo chí năm 2016 đã cụ thể hóa quyền tự do báo chí của công dân thành 6 nội dung, bao gồm: “1. Sáng tạo tác phẩm báo chí; 2. Cung cấp thông tin cho báo chí; 3. Phản hồi thông tin trên báo chí; 4. Tiếp cận thông tin báo chí; 5. Liên kết với cơ quan báo chí thực hiện sản phẩm báo chí; 6. In, phát hành báo in”. Điều 11 của Luật này cũng quy định quyền tự do ngôn luận của công dân với 3 nội dung: “1. Phát biểu ý kiến về tình hình đất nước và thế giới./ 2. Tham gia ý kiến xây dựng và thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước./ 3. Góp ý kiến, phê bình, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo trên báo chí đối với các tổ chức của Đảng, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và các tổ chức, cá nhân khác”.
Quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận được khẳng định, quy định chặt chẽ trong hệ thống luật pháp Việt Nam, được xác định rõ ràng với những điều kiện, khuôn khổ cụ thể bảo đảm cho các quyền tự do đó được thực thi một cách đúng đắn, hài hòa giữa mỗi người dân và cộng đồng, không làm tổn hại đến lợi ích chung của dân tộc, của đất nước. Điều 13, Luật Báo chí năm 2016 quy định về “Trách nhiệm của Nhà nước đối với quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân” nêu rõ: “1. Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí và để báo chí phát huy đúng vai trò của mình./ 2. Báo chí, nhà báo hoạt động trong khuôn khổ pháp luật và được Nhà nước bảo hộ. Không ai được lạm dụng quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và công dân./ 3. Báo chí không bị kiểm duyệt trước khi in, truyền dẫn và phát sóng”. Luật này cũng quy định rõ trách nhiệm của các cơ quan báo chí, các nhà báo trong việc tôn trọng các quy tắc đạo đức, văn hóa, tôn trọng nhân cách, phẩm giá, quyền con người của công dân, quy định rõ trách nhiệm của báo chí nếu vi phạm quyền, lợi ích, phẩm giá của người dân.
Không còn nghi ngờ gì nữa, tự do báo chí, tự do ngôn luận đã được quy định rõ ràng, đầy đủ, chặt chẽ trong Hiến pháp và luật pháp Việt Nam. Những nội dung cụ thể về quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận được xác lập trong luật pháp, được thực thi trong đời sống, thể hiện tính chất dân chủ ưu việt của chế độ chính trị của Việt Nam, trong đó người dân chính là chủ nhân của chế độ. Báo chí chính là một kênh quan trọng, hữu hiệu để nhân dân trực tiếp quyết định những vấn đề quốc kế, dân sinh, tham gia quản trị xã hội và đóng góp vào việc xây dựng chính quyền, xây dựng tổ chức đảng. Đó cũng là sự khẳng định một trong những thành quả to lớn, quan trọng của cuộc cách mạng vĩ đại vì độc lập của dân tộc, tự do của nhân dân, xây dựng chế độ xã hội xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trên thực tế, Đảng, Nhà nước Việt Nam không chỉ tôn trọng, bảo vệ mà còn tạo mọi điều kiện để không ngừng cải thiện tự do báo chí, tự do ngôn luận cho nhân dân.
Đảng, Nhà nước Việt Nam quan tâm đầu tư phát triển, không ngừng hiện đại hóa hệ thống báo chí và các phương tiện truyền thông đại chúng, đáp ứng nhu cầu thông tin báo chí của nhân dân ngày càng mở rộng, ngày càng phong phú. Theo số liệu của Cục Báo chí, Bộ Thông tin và Truyền thông, đến tháng 11.2018, Việt Nam có một hệ thống báo chí phong phú, đa dạng, hiện đại, bao gồm: 844 cơ quan báo in với hơn 1.100 ấn phẩm định kỳ các loại, trong đó có 184 báo, 660 tạp chí; 24 cơ quan báo điện tử độc lập; 67 đài phát thanh, truyền hình đang duy trì hoạt động 278 kênh, trong đó phát thanh có 87 kênh, gồm 78 kênh phát sóng quảng bá, 9 kênh cung cấp dịch vụ trả tiền; truyền hình có 191 kênh, gồm 104 kênh truyền hình quảng bá và 87 kênh cung cấp dịch vụ trả tiền. Có 19.166 người được cấp thẻ nhà báo và 23.893 người hoạt động trong lĩnh vực báo chí là hội viên Hội Nhà báo Việt Nam. Hiện đang có 35 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền, trong đó có 17 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình trên mạng in-tơ-nét. Đặc biệt, trong hệ thống truyền hình Việt Nam, người ta có thể thấy sự xuất hiện nhiều kênh truyền hình nổi tiếng của nhiều nước trên thế giới. Theo số liệu được Bộ Thông tin và Truyền thông tuyên bố tại cuộc hội thảo nhân ngày in-tơ-nét Việt Nam 5.12.2018, Việt Nam đã có trên 60% số người dân sử dụng in-tơ-nét và trở thành quốc gia đứng thứ 16 trên thế giới về số lượng người sử dụng in-tơ-nét. Đáng chú ý là thời gian sử dụng in-tơ-nét trung bình của người Việt Nam đạt đến khoảng gần 7 giờ mỗi ngày.
Nhà nước Việt Nam có nhiều chính sách nhằm hỗ trợ cho việc phát hành báo chí, cải thiện điều kiện tiếp cận thông tin của các khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo. Sóng phát thanh, sóng truyền hình đã phủ kín toàn quốc. Hệ thống các kênh phát thanh, truyền hình quảng bá và các ấn phẩm định kỳ, trong đó có nhiều ấn phẩm cấp phát miễn phí, với chủng loại phong phú, đáp ứng nhu cầu thông tin đa dạng của nhân dân ở các vùng, miền, các lứa tuổi, từ giải trí, học tập, nâng cao hiểu biết, tìm hiểu luật pháp, giáo dục lối sống, truyền bá các giá trị văn hóa, giao lưu kết nối xã hội đến hướng nghiệp, phổ biến khoa học - kỹ thuật, thông tin vấn đề chính trị trong nước và quốc tế... Sự phát triển nhanh chóng của hệ thống báo chí, các cơ quan truyền thông đại chúng, in-tơ-nét và chỉ số trung bình thời gian sử dụng in-tơ-nét của người Việt Nam ở mức cao là một minh chứng cụ thể cho sự tự do báo chí, tự do ngôn luận ở Việt Nam. Đó thực sự là nền báo chí tự do, có trách nhiệm, vì sự phát triển tự do toàn diện và hạnh phúc của con người, vì nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc của dân tộc và sự phát triển tiến bộ của xã hội, của dân tộc và đất nước.
Đảng và Nhà nước Việt Nam đặc biệt quan tâm đến việc không ngừng cải thiện điều kiện sống, phát triển giáo dục, nâng cao trình độ dân trí cho người dân, qua đó mở rộng nhu cầu thông tin báo chí của nhân dân. Nhiều chính sách được thực thi nhằm cung cấp các phương tiện, sản phẩm báo chí, truyền thông để đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu thông tin báo chí của nhân dân, nhất là người dân ở miền núi, hải đảo, những nơi còn nhiều khó khăn. Đời sống chính trị - xã hội trong nước được bảo đảm bằng nguyên tắc dân chủ “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và dân thụ hưởng”. Nhân dân được trực tiếp tham gia quá trình xây dựng pháp luật, hoạch định chính sách, quyết định những vấn đề trọng đại của đất nước thông qua việc thảo luận, góp ý và bày tỏ ý kiến, quan điểm của mình trên báo chí. Ngược lại, báo chí phải chịu trách nhiệm về sự khách quan, đúng đắn của thông tin, phải chịu trách nhiệm trước những thông tin sai lệch, ảnh hưởng xấu đến danh dự, lợi ích và các quyền tự do chính đáng của mỗi người dân. Nói cách khác, người dân không chỉ được thụ hưởng những lợi ích to lớn do báo chí mang lại, mà còn được bảo vệ an toàn trước những rủi ro, nguy cơ có thể đến từ báo chí.
Đảng và Nhà nước xác định phát triển nền báo chí Việt Nam với tinh thần hội nhập quốc tế, mở rộng các mối quan hệ hợp tác với báo chí, truyền thông các nước trên thế giới. Sự hợp tác quốc tế của báo chí Việt Nam được triển khai trên tất cả các bình diện, trao đổi, chia sẻ thông tin, hợp tác sản xuất, trao đổi các sản phẩm báo chí, truyền thông, trao đổi phóng viên tác nghiệp thực tế, trao đổi kinh nghiệm nghề nghiệp, đào tạo, bồi dưỡng người làm báo, hợp tác thúc đẩy phát triển báo chí, nâng cao năng lực báo chí thông tin về các lĩnh vực đời sống kinh tế - xã hội... Nhà nước Việt Nam mở cửa đón nhận và tạo điều kiện thuận lợi nhất, an toàn nhất cho các nhà báo trên thế giới đến tác nghiệp tại Việt Nam. Các hãng tin tức lớn, như CNN, Reuters, AP, AFP, Kyodo và nhiều cơ quan thông tấn, báo chí khác của các nước trên thế giới “có mặt” từ rất sớm ở Việt Nam. Chỉ riêng tại cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên diễn ra vào cuối tháng 2-2019 đã có gần 3.000 phóng viên của trên 200 hãng thông tấn, báo chí đến từ gần 40 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới có mặt tại Hà Nội và nhiều địa điểm trên lãnh thổ Việt Nam để tác nghiệp. Các cơ quan báo chí lớn của Việt Nam, như Thông tấn xã Việt Nam, Báo Nhân dân, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam có cơ quan đại diện, thường trú tại tất cả các khu vực, các trung tâm thông tin lớn trên thế giới. Đồng thời, các nhà báo thuộc các cơ quan báo chí Việt Nam được Nhà nước tạo điều kiện tốt nhất để đi hoạt động nghề nghiệp tại bất cứ đâu trên thế giới, phù hợp với luật pháp của mỗi quốc gia.
Người dân Việt Nam có thể đón nhận những tin tức thời sự mới nhất một cách trực tiếp từ các hãng thông tấn lớn của Mỹ và phương Tây, cũng như trực tiếp bày tỏ ý kiến, quan điểm của mình thông qua những cơ quan báo chí, truyền thông nước ngoài và tự chịu trách nhiệm về những ý kiến đó. Đặc biệt, sự phát triển nhanh chóng của các trang mạng xã hội cùng với số lượng lớn người sử dụng in-tơ-nét càng cho phép mỗi người dân Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi hơn trong việc thỏa mãn các nhu cầu ngày càng đa dạng, phong phú về thông tin, giải trí, giao lưu xã hội, mở mang hiểu biết.
Tóm lại, Đảng, Nhà nước Việt Nam nhận thức rất rõ vai trò quan trọng, thiết yếu của báo chí cũng như yêu cầu của tự do báo chí, tự do ngôn luận với ý nghĩa như một quyền không thể thiếu của con người, một động lực phát triển không thể thiếu của đất nước. Vì thế, việc phát triển nền báo chí tự do, nhân văn và hiện đại cũng như bảo đảm quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận đã trở thành một yêu cầu tất yếu, một đòi hỏi khách quan của đất nước. Trên thực tế, nền báo chí Việt Nam đã phát triển rất nhanh chóng, chuyên nghiệp, tiếp cận với trình độ chung về công nghệ của thế giới, bảo đảm những giá trị phổ biến và tiến bộ của nhân loại, không xa rời những truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc, cũng như giữ vững những giá trị nhân văn, tiến bộ của chế độ. Bất chấp sự xuyên tạc, chống phá của các thế lực thù địch, báo chí Việt Nam đang hằng ngày, hằng giờ đáp ứng nhu cầu thông tin phong phú của nhân dân, là cầu nối tin cậy giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân, là động lực mạnh mẽ cho công cuộc xây dựng, phát triển đất nước, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh./.
_______________________
Bài đăng trên Tạp chí Cộng sản ngày 14.8.2019
(1), (2) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, t.1, tr. 19, 469
(3) Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 1998, t. 2, tr.17.
(4) Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, tr. 142.
(5) Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Sđd, tr. 65.
GS, TS Tạ Ngọc Tấn
GS, TS Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương
Nguồn: tapchicongsan.org.vn
Bài liên quan
- Vai trò của quản trị truyền thông trong phát triển du lịch bền vững – Nghiên cứu trường hợp tại tỉnh Khánh Hòa
- Đặc điểm, nguyên tắc tổ chức sản xuất và sáng tạo nội dung truyền hình đa nền tảng trong bối cảnh chuyển đổi số hiện nay
- Ảnh hưởng của truyền thông xã hội đến hoạt động báo chí
- Truyền thông về cơ hội phát triển bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu khi ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ ở đồng bằng sông Cửu long trên báo chí Việt Nam
- Một số giải pháp cải thiện hoạt động khai thác, xuất bản sách tinh gọn tại Việt Nam hiện nay
Xem nhiều
- 1 Video Tư liệu: Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông 30 năm xây dựng và phát triển
- 2 Xu hướng hòa bình, hợp tác, phát triển trên thế giới và vai trò của Việt Nam hiện nay
- 3 Sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo trong sản xuất chương trình truyền hình
- 4 Giữ gìn và bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc ít người, góp phần củng cố, phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc
- 5 Phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Bến Tre: Thực trạng và giải pháp
- 6 Sử dụng ChatGPT trong việc cải thiện kỹ năng viết cho sinh viên học tiếng Anh
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Xây dựng mô hình tự quản trong phương pháp quản lý lưu học sinh nước ngoài tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Học viện Báo chí và Tuyên truyền là cơ sở đào tạo trong lĩnh vực báo chí, truyền thông và lý luận chính trị có uy tín trên cả nước. Bởi vậy, việc liên kết đào tạo về các lĩnh vực này không chỉ được thực hiện ở các đơn vị đào tạo trong nước mà còn được thực hiện cả ở sự liên kết đào tạo quốc tế. Hàng năm, Học viện đón tiếp một lượng lớn sinh viên quốc tế theo học ở các bậc cử nhân, cao học và nghiên cứu sinh. Do vậy, công tác quản lý sinh viên quốc tế là công tác quan trọng và có tính đặc thù. Công tác này để đạt hiệu quả tốt không chỉ thuộc về phương pháp và trách nhiệm của các đơn vị trong học viện mà còn phụ thuộc vào chính năng lực tự quản của các em. Tuy nhiên, để sự tự quản được thực hiện có chất lượng cần thực hiện trên nguyên tắc: Học viện định hướng – phòng Quản lý Ký túc xá xây dựng phương pháp và giám sát – lưu học sinh tự quản. Với nguyên tắc trên, phòng Quản lý ký túc xá đã thu được những thành công nhất định. Bài viết này trình bày những kinh nghiệm đã thu được trong qua trình xây dựng mô hình tự quản trong tập thể lưu học sinh nước ngoài tại học viện.
Vai trò của quản trị truyền thông trong phát triển du lịch bền vững – Nghiên cứu trường hợp tại tỉnh Khánh Hòa
Vai trò của quản trị truyền thông trong phát triển du lịch bền vững – Nghiên cứu trường hợp tại tỉnh Khánh Hòa
Trong bối cảnh du lịch ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế, việc phát triển du lịch bền vững tại Khánh Hòa đòi hỏi sự tham gia chủ động của cả chính quyền, doanh nghiệp và cộng đồng địa phương (CĐĐP). Quản trị truyền thông không chỉ góp phần xây dựng hình ảnh Khánh Hòa là một điểm đến bền vững, mà còn trở thành công cụ quan trọng trong việc kết nối các bên liên quan, nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường và bảo tồn văn hóa bản địa. Bài báo khoa học này tập trung hệ thống hóa và đánh giá tiềm năng du lịch cộng đồng (DLCĐ) tại tỉnh Khánh Hòa, đồng thời đề xuất các giải pháp quản trị truyền thông hiệu quả nhằm phát triển DLCĐ một cách đồng bộ, giúp du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và đúng định hướng chiến lược, trong đó DLCĐ đóng vai trò cốt lõi. Kết quả nghiên cứu được thu thập thông qua các phương pháp như: phỏng vấn sâu; phương pháp khảo sát; phân tích, tổng hợp và so sánh dữ liệu; xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS.22.0.
Đặc điểm, nguyên tắc tổ chức sản xuất và sáng tạo nội dung truyền hình đa nền tảng trong bối cảnh chuyển đổi số hiện nay
Đặc điểm, nguyên tắc tổ chức sản xuất và sáng tạo nội dung truyền hình đa nền tảng trong bối cảnh chuyển đổi số hiện nay
Cuộc cách mạng 4.0 đang tạo ra sự thay đổi sâu rộng trong ngành truyền hình với sự xuất hiện của truyền hình đa nền tảng. Khác với truyền hình truyền thống, truyền hình đa nền tảng đã và đang định hình lại cách thức tổ chức sản xuất và sáng tạo nội dung thông qua các đặc trưng nổi bật như tính thời sự, khả năng lan truyền thông tin nhanh chóng, tính đa dạng và tương tác cao, quản lý và lưu trữ hiệu quả. Vận hành một mô hình sản xuất truyền hình đa nền tảng cần tuân thủ các nguyên tắc cơ bản, trong đó nhấn mạnh đến các nguyên tắc về thông tin chính xác, kết hợp sản xuất nội dung với công nghệ mới, phát triển đa dạng các nền tảng...
Ảnh hưởng của truyền thông xã hội đến hoạt động báo chí
Ảnh hưởng của truyền thông xã hội đến hoạt động báo chí
Bài viết nghiên cứu về tác động của truyền thông xã hội đối với hoạt động báo chí hiện nay, tập trung vào sự thay đổi trong hoạt động sản xuất, phân phối tin tức và cấu trúc nội dung báo chí. Truyền thông xã hội đã trở thành một nguồn tin phong phú, đa chiều và nhanh chóng, làm thay đổi đáng kể cách thức thu thập và truyền tải thông tin. Tuy nhiên, tính xác thực của nguồn tin mạng xã hội vẫn là một thách thức, đòi hỏi báo chí phải chú trọng vào việc kiểm chứng và phản hồi thông tin một cách chính xác. Trên tinh thần đó, bài viết đề xuất báo chí cần phát triển nội dung chất lượng cao, tăng cường kỹ năng công nghệ số của phóng viên và xây dựng các nền tảng số riêng để giảm sự phụ thuộc vào truyền thông xã hội, đảm bảo tính chính xác và đáng tin cậy trong kỷ nguyên số.
Truyền thông về cơ hội phát triển bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu khi ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ ở đồng bằng sông Cửu long trên báo chí Việt Nam
Truyền thông về cơ hội phát triển bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu khi ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ ở đồng bằng sông Cửu long trên báo chí Việt Nam
Ngày 17/11/2017, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 120/NQ-CP về phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu. Quan điểm chỉ đạo được nhấn mạnh trong Nghị quyết (NQ) là: “…chủ động thích ứng, phát huy tiềm năng, thế mạnh, chuyển hóa những thách thức thành cơ hội để phát triển, bảo đảm được cuộc sống ổn định…” (1). NQ này đã được các cơ quan liên quan, trong đó có các cơ quan báo chí quán triệt, triển khai thực hiện. Tuy nhiên, để “chuyển hóa những thách thức thành cơ hội”, nhất là với vùng đồng bằng sông Cửu Long, để phát triển bền vững, an toàn, thịnh vượng thì vai trò, trách nhiệm của báo chí cần được nhận thức đầy đủ, chủ động hơn.
Bình luận